Người Việt trẻ ở Nhật Bản chật vật mưu sinh, nỗ lực hết mình
Ảnh minh họa. |
Ước mơ dang dở
Năm 2015, anh Bùi Văn Thức sinh năm 1991 quê Nam Định được bố mẹ vay chạy tiền để anh sang Nhật lao động xuất khẩu theo kiểu vừa học vừa làm. Nghe tư vấn đi xuất khẩu vài năm còn kiếm được tiền và có bằng đại học nên anh Thức đồng ý luôn.
Khi sang tới Nhật Bản, mọi thứ đều khác biệt từ văn hóa sống, cách sống cho đến lối sinh hoạt. Đặc biệt, khát vọng kiếm tiền gửi về quê cho vợ con và gia đình chấm dứt. Anh không được đi làm thoải mái mà chỉ làm theo giờ, số giờ theo tuần. Số tiền anh kiếm được không đủ trang trải cuộc sống bên Nhật Bản khi 1 mớ rau nhỏ có giá cả trăm nghìn đồng.
Gia đình ở quê cứ trả lãi theo tháng còn anh ở bên này không có việc để làm và muốn tìm việc làm cũng không được. So với các bạn cùng đi xuất khẩu lao động có thể kiếm 30 đến 40 triệu đồng mỗi tháng thì anh Thức chỉ kiếm được khoảng 14, 15 triệu đồng và đủ cho anh chi tiêu sinh hoạt phí tại nơi này.
Thức rơi vào trầm cảm và lo lắng. Anh không có tiền tiêu thậm chí gia đình phải gửi tiền sang để Thức có tiền đi học. Vì muốn con cái có tương lai tươi sáng hơn hơn, gia đình Thức chấp nhận.
Vợ cậu bỏ lại đứa con thơ và sang Nhật Bản cùng chồng nhưng đi xuất khẩu lao động bình thường. Từ khi vợ sang, thu nhập được trang trải rộng hơn và có tiền gửi về quê trả nợ gốc nên anh Thức mới có thể an tâm vừa học, vừa làm. Bốn năm trôi qua, anh thấy sai lầm lớn nhất của mình đã chấp nhận đi xuất khẩu lao động lại còn ham bằng cấp. Nếu Thức chọn xuất khẩu lao động ngay từ đầu có lẽ cuộc sống của anh không rơi vào như thế. Anh có thể kiếm khoản tiền rồi về quê làm vốn kinh doanh riêng.
So với nhiều trường hợp giống Thức, anh thấy mình may mắn vì gia đình luôn ủng hộ, họ sẵn sàng vay tiền gửi sang, chỉ cần Thức khỏe mạnh. Có người bạn của Thức đã chọn cách tự vẫn vì trầm cảm khi vừa học, vừa làm nhưng không đủ sống. Khoản nợ ở quê cứ lãi mẹ đẻ lãi con.
Tự tử vì trầm cảm
Trong cộng đồng những người thực tập sinh tại Nhật Bản, cuối năm 2018 từng chia sẻ câu chuyện của một thực tập sinh sang Nhật Bản. Thanh niên này sang Nhật với ước mong đổi đời. Tuy nhiên, cậu đã không thể vượt qua rào cản về ngôn ngữ. Dù cố gắng học tiếng Nhật cho tốt để có thể kiếm sống được ở Nhật nhưng thời gian đi làm thêm chỉ được 28 tiếng một tuần, chi phí quá thấp và phải đóng các khoản phí khổng lồ. Gia đình gửi sang năm đầu và cậu bắt đầu vay nợ.
Vì thời gian làm thêm hạn hẹp lại phải trang trải chi phí, học phí khiến cậu rơi vào trầm cảm nặng. Khi vừa kết thúc năm thứ 2, nam sinh này đã nhảy lầu tự vẫn vì cảm thấy quá mệt mỏi.
Gia đình của cậu đã phải nhanh chóng sang Nhật Bản để làm tang lễ cho con. Đây là cảnh báo cho nhiều thực tập sinh ở Nhật Bản.
Không chỉ trầm cảm, vấn đề sức khỏe thay đổi do thời tiết tại Nhật Bản khắc nghiệt. Nhật Bản cũng có 4 mùa như Việt Nam, mùa xuân, hạ, thu đều giống như Việt Nam nhưng mùa đông lại có phần khác biệt. Mùa đông tại Nhật thường có tuyết và nhiệt độ giảm sâu, có khi đạt đến ngưỡng -40 độ C. Nhiều người vì lao động quá sức với thời tiết mùa đông khắc nghiệt đã dẫn tới bị đột quỵ.
Số lượng người Việt sinh sống tại Nhật đã tăng gấp 3 lần trong 5 năm qua, hiện đạt hơn 300.000 người. Trong cộng đồng người Việt, 74% là sinh viên và thực tập sinh kỹ thuật, những người đến Nhật để học kỹ năng và kiếm tiền phụ giúp gia đình.
Tuy nhiên, Nhật Bản không cho bạn tiền – không cam kết tương lai bạn sẽ thành công. Điều nước Nhật mang lại là 1 “môi trường” khắc nhiệt và đỉnh cao của nguyên tắc: đi làm đúng giờ, làm việc cật lực đến 1s cuối cùng với 100% công suất. Ở Việt Nam với bạn – giường là nơi để ngủ, nhưng với nước Nhật – giường là 1 chỗ ngồi trên tàu điện, là 1 góc trong công xưởng hay đơn giản chỉ là 1 cái giá để hàng.
Năm 2018, số lượng thực tập sinh kỹ thuật ở Nhật là khoảng 330.000 người. Một khảo sát của Bộ Tư pháp Nhật phát hiện 171 thực tập sinh, bao gồm cả người Việt, qua đời trong giai đoạn 2012 - 2017; 28 người mất do tai nạn lao động.