Người Việt ở Thụy Điển: Mong người về đừng đặt gánh nặng lên quê hương

​"Tôi không muốn đặt thêm gánh nặng lên vai quê hương trong lúc đất nước đang phải gồng mình phòng chống dịch, trong đó có việc chăm lo cho dòng người ở nước ngoài đang đổ về quê hương ", anh Nguyễn Duy, Việt kiều sinh sống tại Thụy Điển nói.

Anh Nguyễn Duy, người Việt Nam đang sinh sống tại Thụy Điển.

Trước tình trạng đại dịch Covid- 19 đang "càn quét" nhiều quốc gia, hàng ngàn người Việt hối hả hồi hương tránh dịch. Thế nhưng, vẫn có những người quyết định ở lại nước sở tại, họ thực hiện đúng lời kêu gọi "đứng yên, khi Tổ quốc cần". Anh Nguyễn Duy, một người Việt sinh sống tại Thụy Điển là những người như thế.

Chia sẻ với PV VietNamNet, anh nói, những ngày này, có rất nhiều anh em, bạn bè đồng nghiệp và người thân gọi điện, nhắn tin hỏi thăm và khuyên anh cùng gia đình về Việt Nam tránh dịch bệnh.

“Tôi chỉ cười và trấn an mọi người là tôi rất ổn”, anh nói và nhắn nhủ bạn bè người thân “cứ yên tâm lo phòng dịch ở nhà”

Không cho rằng mình “gan dạ” khi quyết định ở lại nhưng “chí ít tôi là người không bao giờ sợ hãi trước những khó khăn, nguy hiểm và luôn dám đương đầu với mọi trở ngại trong cuộc sống”.

Anh cho biết lý do vì sao anh không quay về lúc này:

“Thứ nhất: Tôi luôn có suy nghĩ rằng: "NƠI NGUY HIỂM NHẤT LÀ NƠI AN TOÀN NHẤT ". Trong lúc nguy hiểm thì mình sẽ luôn có ý thức đề phòng ở mức cao nhất và sáng suốt nhất để đối phó với nguy hiểm.

Hiện trạng của dịch bệnh lúc này đang lên đỉnh điểm thì dù bạn đang sống trong vùng an toàn nhất hoặc một quốc gia an toàn nhất (như Lào – ngày hôm qua mới ghi nhận 2 ca mắc) mà bạn không có ý thức trong sinh hoạt cộng đồng thì dịch bệnh cũng sẽ không chừa bạn ra”, anh Nguyễn Duy bày tỏ.

Lý do thứ hai khiến người đàn ông kiên gan bám trụ nơi đất khách quê người là do suy nghĩ: "CHẾT KHÔNG ĐÁNG SỢ MÀ SỢ CHẾT MỚI ĐÁNG SỢ ".

Theo anh Duy, trong lúc mọi người đang hoảng loạn để tranh giành sự sống, bạn có dám chắc lúc đó là lúc an toàn không?

"Với dòng người di cư ra sân bay và chen chúc nhau như thế, tôi nghĩ sẽ có người trong số họ đã mắc dịch rồi thì sự lây chéo nhau trên chuyến bay và ùn tắc nơi xuất nhập cảnh là nguy cơ rất cao".

“Và với làn sóng di cư đông đến con số hàng vạn như thế mà lây nhiễm dịch thì Việt Nam mình có gánh vác được không hay sẽ quá tải, mà quá tải bệnh nhân rồi thì ở bất kỳ quốc gia nào cũng nguy hiểm. Nếu cứ sợ chết mà đổ xô đến nơi đông người như thế thì đang trái ngược lại với những điều mà y tế các nước và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đang hướng dẫn cách phòng chống dịch”, anh Nguyễn Duy bày tỏ.

Khẳng định với PV, mặc dù là công dân Việt Nam và hàng năm anh vẫn đang đóng góp một phần thuế dù chỉ nhỏ bé nơi quê hương (doanh nghiệp của anh ở Việt Nam vẫn đang hoạt động tốt - PV), song anh không muốn tạo thêm một chút áp lực nào với quê hương.

“Tôi không muốn đặt thêm gánh nặng lên vai quê hương trong lúc đất nước đang phải gồng mình phòng chống dịch, trong đó có việc chăm lo cho dòng người ở nước ngoài đang đổ về quê hương tránh dịch cho dù tôi vẫn có quyền lợi được hưởng sự quan tâm đó ở Tổ quốc mình”, anh Nguyễn Duy chia sẻ.

Đặc biệt, anh cũng muốn ở lại để xem thực trạng nơi quốc gia mình đang sống và làm việc họ ứng xử với dịch bệnh như thế nào.

“Tôi thấy rất tự tin trước sự bình tĩnh của họ. Điều quan trọng nhất tôi nhận ra là văn hóa của họ trong lúc nguy hiểm nhất giữa sự sống và cái chết rất đáng để học tập. Họ không ồn ào, không theo đám đông để lên án hay đổ dồn mọi điều trách móc lên một cá nhân ai dù người đó có mang mầm bệnh đầu tiên về để lây lan cho cả cộng đồng như ngày hôm nay.

Bên ngoài cuộc sống vẫn diễn ra bình thường, mọi người gặp nhau vẫn nở những nụ cười và những cái gật đầu thân thiện thay cho những câu chào hỏi như thường nhật khi trước”, anh Nguyễn Duy chia sẻ.

Cũng theo anh, cộng đồng người Việt còn đang ở lại Thụy Điển thời điểm này rất tương thân tương ái, động viên và giúp đỡ nhau.

“Chúng tôi thành lập những nhóm facebook, zalo, viber... để hàng ngày trao đổi và chia sẻ cho nhau những thông tin và cách thức phòng chống dịch, lên phương án giúp đỡ nhau nếu trong cộng đồng không may có người dương tính...”, anh Nguyễn Duy cho hay.

Dù đang sinh sống ở đất nước có tới 2.000 người mắc Covid-19 và dự báo sẽ còn tăng nhiều trong một hai tuần tới, nhưng anh Nguyễn Duy vẫn lạc quan mong tất cả người Việt Nam dù về hay ở lại phương xa, hãy cầu mong cho nhau được bình an qua mùa đại dịch toàn cầu này.

Đồng thời anh cũng nhắn nhủ tới những người Việt hồi hương tránh dịch, "dù quê hương có dang tay ra chào đón các bạn lúc này thì theo ý kiến cá nhân, anh mong các bạn hãy cùng chung tay góp sức với quê hương để vượt qua giai đoạn khó khăn này".

Ngoài việc tuân thủ và ý thức chấp hành mọi thủ tục nhập cảnh khi về đến sân bay và tuân thủ mọi hướng dẫn cách ly của nhà nước ra thì theo mình mỗi người về quê hương để cách ly nên đóng góp 1 phần kinh tế tương xứng để góp phần cho chi trả ăn ở....chăm sóc, theo dõi, khám bệnh cho các bạn trong thời gian cách ly.

“Ở Mỹ và 1 số nước châu Âu muốn xét nghiệm phải những người nguy cấp mới được xét nghiệm còn không thì tất cả đều phải tự điều trị tại nhà theo hướng dẫn của y tế. Còn quê hương Việt Nam mình đưa đón, phục vụ ăn, ở... đều miễn phí tất cả và còn chăm lo cả tinh thần cho mọi người.

Mong tất cả mọi người hãy đồng sức, đồng lòng chia sẻ với quê hương chứ đừng đặt gánh nặng lên vai quê hương vốn dĩ đã khó khăn lại càng bội phần khó khăn trong lúc này”, anh Nguyễn Duy nhắn nhủ.

N. Huyền

3 con gái lấy chồng xa, mẹ nuôi đàn gà chỉ mong con cháu về nghỉ lễ

Mới sớm, mẹ đã gọi điện hỏi xem dịp lễ này con có về quê ngoại. Chưa kịp trả lời đã thấy mẹ sụt sùi, giọng nghẹn lại, con cũng cứ thế nước mắt tuôn rơi.

Nữ DJ miền Tây mặc áo dài chơi nhạc gây sốt, kể góc khuất "sống về đêm"

DJ Tina Thảo thường được chú ý bởi hình ảnh mặc áo dài, áo bà ba trong những buổi diễn sôi động. Cô gái gốc Cà Mau cho biết đây là cách cô tạo dấu ấn riêng, bất chấp những tranh cãi.

Câu nói xót xa của cô gái sau hành trình thoát khỏi kẻ buôn người

Hầu hết các nạn nhân của mua bán người, sau khi được giải cứu, đều khá ổn về mặt tâm lý trong vòng 1-3 tháng đầu. Nhưng sau khoảng thời gian này, một số vấn đề ở họ bắt đầu nảy sinh.

Nữ tiến sĩ kể chuyện bị quấy rối và cách vượt lên nỗi đau, giúp người cùng cảnh

Bà Hồng bị quấy rối từ rất sớm. Trong hầu hết những tình huống bị quấy rối, chỉ có một mình bà đối diện với kẻ thực hiện hành vi.

Cao Thái Hà tuổi 34 vui sống độc thân, yêu hết mình nhưng thích tự do

Đi qua nhiều thăng trầm, Cao Thái Hà tận hưởng cuộc sống tích cực, lạc quan. Nữ diễn viên thích yêu nhưng không đặt giới hạn tuổi tác cho việc kết hôn.

Cú liều lúc nửa đêm cứu chàng trai Sơn La khỏi 'sào huyệt' của kẻ buôn người

H. được rủ sang Campuchia làm công việc nhẹ nhàng, lương tháng 10-15 triệu đồng. Nhưng chỉ vài ngày sau khi nhận việc, H. nhận ra mình đang ở trong ''sào huyệt'' của những kẻ buôn người.

Sếp nhìn chòng chọc vào người tôi, rồi chê bai ‘giống chân giò quá vậy’

Có những lần sếp nói những câu làm tôi chỉ muốn òa khóc. Sếp nhìn chòng chọc vào người tôi, rồi chê bai “sao giống chân giò quá vậy?”.

Bất ngờ bị tố quấy rối tình dục, nam giám đốc viết thư 'tuyên bố trong sạch'

Luật sư Trần Xuân Tiền chia sẻ, trong quá trình hành nghề, ông từng được biết và nghe về các vụ QRTD mà chính bản thân người quấy rối không cho rằng mình đang quấy rối người khác, đến khi bị tố cáo mới ngớ người.

Cảnh độc đáo ở nơi thờ nữ tình báo đầu tiên của chính sử Việt Nam

Có tuổi đời hàng trăm năm, rặng duối khổng lồ sừng sững bao quanh nơi thờ nữ tình báo đầu tiên của chính sử Việt Nam.

Diễn viên Midu công khai ảnh cưới, hé lộ thời gian diễn ra hôn lễ

Đám cưới của nữ diễn viên Midu và bạn trai doanh nhân kín tiếng sẽ chính thức diễn ra vào ngày 29/6.

Đang cập nhật dữ liệu !