Người phụ nữ mắc bệnh phong trở thành điệp viên nổi tiếng

Bước ngoặt bất ngờ trong cuộc đời đã khiến Josefina Guerrero trở thành điệp viên quan trọng nhất trong cuộc chiến vì Philippines.
Josefina Guerrero. Ảnh: National Archives

Cuộc sống tươi đẹp của Josefina Guerrero dường như đã kết thúc khi cô được chẩn đoán mắc bệnh Hansen (bệnh phong). Con gái bị bắt đi, chồng cũng rời nhà. Tình hình càng tồi tệ hơn khi quân Nhật xâm chiếm Philippines khiến Josefina không thể lấy được thuốc chữa trị. 

Mặc dù bệnh trở nặng nhưng Josefina quyết không thể chết trong đau đớn mà phải sống trong danh dự. Vào thời điểm đó, quân Mỹ và các lực lượng phòng thủ địa phương bị áp đảo, đất nước bị chiếm đóng, Josefina quyết định gia nhập phong trào kháng chiến Philippines. Cô trở thành một điệp viên và sau này là một người rất quan trọng trong việc giành lại Manila, theo trang web Military. 

Bước ngoặt cuộc đời

Trước chiến tranh, Josefina Guerrero có một cuộc sống tốt đẹp như mong đợi. Cô được gả vào một trong những gia đình danh giá nhất Philippines, có con gái đáng yêu 2 tuổi. Tuy nhiên, sau khi bị chẩn đoán mắc bệnh phong vào năm 1941, tất cả mọi thứ của Josefina đã thay đổi. 

 Lính Mỹ và Philippines đầu hàng quân Nhật ở Corregidor. Ảnh: National Archives

Lúc đó, bệnh phong được cho là dễ lây lan song thực tế là những người tiếp xúc với vi khuẩn không bao giờ phát bệnh. Các phương pháp điều trị vào thời điểm đó không có hiệu quả về mặt y tế nhưng có thể ngăn ngừa các bệnh về da. 

Tháng 1/1942, Nhật chiếm đóng Manila khiến Josefina không được điều trị, những người mắc bệnh phong ở Manila bị bắt phải đeo chuông. Mặc dù điều này là một sự sỉ nhục với người Philippines bình thường nhưng với Josefina đó lại là con át chủ bài. 

Josefina bắt đầu báo cáo về các cuộc chuyển quân và sự hiện diện của binh sĩ Nhật ở gần nhà. Cuối cùng, cô đã trở thành người đưa tin cho phong trào kháng chiến, giúp chuyển tin nhắn và các thông tin giữa các đơn vị. Ban đầu, lính Nhật khá hung dữ với Josefina, buộc cô phải che giấu những thông điệp mang theo người. Khi bệnh của Josefina trở nặng hơn, điều đó bắt đầu thay đổi. 

Người phụ nữ trẻ đeo mạng và khi quân chiếm đóng bắt đầu cuộc khám xét toàn thân như thường lệ, cô tháo mạng để lộ những tổn thương trên da. Sau khi nói mình mắc bệnh phong, quân Nhật đã bỏ qua cho cô. 

Josefina ngày càng táo bạo hơn, cô bắt đầu vận chuyển vũ khí và vật tư cho các chiến binh kháng chiến, vẽ bản đồ công sự và những nơi đặt súng máy của quân Nhật. Nhờ một trong các bản đồ của Josefina, quân Mỹ đã tấn công được các công sự của quân Nhật ở cảng Manila vào ngày 21/9/1944.  

Binh sĩ Nhật phóng hỏa khu ngoại ô Manila năm 1945 khiến cư dân phải chạy tới nơi an toàn. Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ

Ngay tháng sau, quân đội Mỹ đã đổ bộ vào Leyto và bắt đầu tái chiếm hòn đảo này từ tay lực lượng Nhật. Tháng 12/1944 và tháng 1/1945, quân Mỹ đổ bộ lên Luzon. Trong tuần cuối cùng của tháng 1/1945, Mỹ giành lại căn cứ không quân Clark Field ở Luzon và đổ bộ lính dù xuống phía nam thành phố này. 

Trở thành điệp viên nắm giữ bí mật lớn

Sư đoàn kỵ binh số 1 của Mỹ khi đó được triển khai cách Manila khoảng 60km về phía bắc, tạo lập thế gọng kìm nhằm gây sức ép với quân Nhật. Tuy nhiên, quân Nhật kháng cự mạnh và giữa quân Mỹ ở phía bắc Manila với chính thành phố này lại là những bãi mìn cực lớn, ngăn cản bước tiến của quân Mỹ. 

Josefina định mang bản đồ về bãi mìn tới trụ sở chính của quân Mỹ ở Calumpit. Dù không biết rõ Calumpit ở đâu, song Josefina vẫn dính bản đồ vào lưng và bắt đầu lên đường. Bất chấp các trạm kiểm soát và sự hiện diện của quân Nhật ở khắp mọi nơi, cô đi bộ suốt 40km tới thành phố Malolos mà không gặp phiền toái gì. Từ đó, Josefina tiếp tục lên thuyền đi vào khu vực chiến sự, tránh những tên cướp trên sông rồi đi bộ tiếp quãng đường còn lại. 

Khi tới nơi, Josefina phát hiện quân Mỹ đã tiến tới Malolos. Cô quay lại và chuyển bản đồ cho một sĩ quan thuộc Sư đoàn bộ binh số 37. Nhờ các bản đồ của Josefina, quân Mỹ có thể đi xuyên qua các bãi mìn và tiến vào Manila. Josefina đã đi cùng quân Mỹ, chăm sóc cho những người bị thương và đưa trẻ em tới nơi an toàn. 

Manila bị tàn phá vì cuộc chiến nhưng quân Mỹ đã đánh bật được lực lượng Nhật. Sau khi giao tranh kết thúc, Josefina bị đày tới trại phong cách đó khoảng 30km. Điều kiện sống tại đây rất tồi tệ nhưng cô đã cố hết sức để dọn dẹp và thắp lên một tia sáng cho những người đau khổ đang sống ở đó. Josefina viết thư cho một người bạn ở Mỹ và lá thư đã giúp nói lên tình trạng ở khu trại này. 

 Josefina được trao huân chương Tự do vì giúp cứu sống lính Mỹ ở Philippines. Ảnh: Alaska State Library & Archives

Qua trao đổi, Josefina biết được những tiến bộ trong việc điều trị căn bệnh của mình. Tới năm 1948, Josefina được đưa tới Mỹ để được chữa trị theo phương pháp mới. Cô là người đầu tiên mắc bệnh phong được cấp thị thực vào Mỹ. Câu chuyện của Josefina cũng như những thành tích thời chiến của cô đã được đăng trên tạp chí Time. 

Với những hành động dũng cảm của mình, Josefina đã nhận được Huân chương Tự do với cây cọ bạc của Mỹ. Đây là huân chương mà Tổng thống thứ 33 của Mỹ Harry Truman tạo ra để vinh danh những công dân nước ngoài chống lại sự chiếm đóng và giúp cứu sống người Mỹ. 

Năm 1948, bệnh của Josefina đã nặng tới mức phải mất 9 năm điều trị mới có thể chữa khỏi hoàn toàn. Sau khi khỏi bệnh vào năm 1957, Josefina gặp nhiều khó khăn khi tìm kiếm việc làm và đối mặt với nguy cơ bị trục xuất về Philippines. Nhưng với sự giúp đỡ của các cựu binh Thế chiến II và sức ép của báo giới với chính quyền, Josefina có thể định cư vĩnh viễn ở Mỹ và được cấp quyền công dân. Năm 1967, Josefina trở thành công dân Mỹ và dành phần đời của mình ở đây. 

Hoài Linh

Chiến thuật 'màn khói' giúp Nga vượt mặt UAV trinh sát của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng chiến thuật "màn khói" để bảo vệ binh sĩ và khí tài của nước này trước các cuộc tập kích bằng máy bay không người lái (UAV) của Ukraine.

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !