Người phụ nữ biến hạt mắc ca khô cứng thành dòng sữa ngọt bùi

Từ hạt mắc ca khô cứng, người phụ nữ ở huyện Tuy Đức (Đắk Nông) đã chế biến thành sữa. Đây là một sản phẩm được mọi người ưa chuộng và là hướng đi mới cho người nông dân ở huyện vùng sâu này.

 

{keywords}
Chị Như rất vui mừng vì sữa mắc ca đã được chế biến thành công

Người mà chúng tôi đang nói đến là chị Tôn Nữ Ngọc Như, chủ cơ sở sản xuất mắc ca Như Ý nổi tiếng tại xã Đắk Búk So, huyện Tuy Đức (Đắk Nông).

Mặc dù hạt mắc ca có nhiều chất dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe nhưng lâu nay chỉ được sấy khô rồi đóng gói xuất bán. Sản phẩm này dù rất có giá trị nhưng chỉ phù hợp với độ tuổi trưởng thành vì nó khá cứng.

Muốn có sự đột phá và đưa sản phẩm mắc ca của người dân Tuy Đức trở nên phóng phú và đa dạng, chị Như quyết tâm chế biến hạt mắc ca thành thức uống để phục vụ cho những người già và trẻ em.

Nói là bắt tay vào làm, chị Như đã mua cả hệ thống máy móc, dây chuyền để chế biến hạt mắc ca thành sản phẩm sữa.

Sau một thời gian thử nghiệm, sản phẩm sữa mắc ca của chị Như cũng ra đời. Ưu việt của sản phẩm này là không sử dụng các chất phụ gia và hoàn toàn nguyên chất, được người sử dụng đánh giá cao.

Được biết, dù đã chế tạo ra sản phẩm sữa thành công nhưng sữa mắc ca vẫn chưa được phân phối rộng rãi vì đây là thức uống nguyên chất, không sử dụng các loại phụ gia, chất bảo quản nên thời hạn sử dụng khá ngắn. Hiện nay, chị Như sẽ tiếp tục nghiên cứu cách bảo quản sản phẩm một cách lâu dài để phân phối sản phẩm ra thị trường trong thời gian sớm nhất.

{keywords}
Bà Phạm Thị Phượng (áo trắng), Trưởng  Phòng NN&PTNT huyện Tuy Đức trao đổi với PV.

Trao đổi với PV, bà Pham Thị Phượng, Trưởng  Phòng NN&PTNT huyện Tuy Đức cho biết, huyện Tuy Đức hiện có trên 1000 ha mắc ca. Khi biết tin trên địa bàn có người dân nghiên cứu, chế biến thành sữa mắc ca chúng tôi rất vui mừng và hết sức ủng hộ.

“Biến hạt mắc ca thành sữa đã mở ra một hướng đi mới cho sản phẩm nông nghiệp của huyện Tuy Đức. Chúng tôi hi vọng sản phẩm sữa mắc ca sẽ trở thành một đặc sản mới cho vùng đất Tuy Đức”, bà Phượng cho hay.

Chị Trần Thị Tú Tiên (huyện Tuy Đức) cho biết, vùng đất mà chúng tôi đang định cư mỗi ngày một phát triển, hạt mắc ca cũng là nguồn sống của nhiều hộ gia đình ở địa phương.

“Khi nghe có người chế biến được sữa mắc ca chúng tôi rất phấn khởi và hi vọng rằng đây là một hướng đi mới cho đầu ra của hạt mắc ca, từ đó người nông dân được hưởng lợi rất nhiều”, chị Tiên bày tỏ.

Còn bác Nguyễn Văn Thanh (65 tuổi), trú tại trung tâm huyện Tuy Đức chia sẻ, hạt mắc ca cứng chỉ phù hợp với lứa tuổi trẻ còn người già như bác thì răng yếu, không thể sử dụng.

“Tôi nghe thông tin đã có người chế biến hạt mắc thành dạng sữa nên đã tìm mua đưa về sử dụng. Khi sử dụng sản phẩm mới do người trong vùng sản xuất tôi thấy chất lượng rất tốt và sẽ sử dụng sản phẩm này lâu dài”.

Về phần chị Như, ước muốn của chị không chỉ chế biến hạt mắc ca thành sữa mà còn mong muốn tạo thêm sản phẩm mới từ hạt mắc ca, đó là sản phẩm kẹo từ hạt mắc ca.

Nếu sản phẩm kẹo được làm ra từ hạt mắc ca thì đây là một niềm vui vô bờ bến của người dân trồng mắc ca tại huyện Tuy Đức cũng như nhiều vùng khác trong tỉnh Đắk Nông. Một hướng mở mới cho người nông dân tại địa phương này.

Hải Dương

Người đàn ông bỏ công việc nhà nước về trồng rau trái vụ ở Mù Cang Chải thu tiền tỷ

Người đàn ông bỏ công việc nhà nước về trồng rau trái vụ ở Mù Cang Chải thu tiền tỷ

Sản xuất rau trái vụ không khó và thấy rõ hiệu quả, nhưng để thành công thì phải giải quyết được bài toán đầu ra.

SHB nhận giải Ngân hàng có sáng kiến giải pháp thanh toán tốt nhất Việt Nam

Không ngừng ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, liên tục đổi mới sáng tạo, mang đến các giải pháp tài chính số toàn diện, nâng cao trải nghiệm khách hàng, SHB được vinh danh là “Ngân hàng có sáng kiến giải pháp thanh toán tốt nhất Việt Nam”.

Cử nhân thất nghiệp về quê làm ông chủ vườn ‘cây tỷ đô’

Tốt nghiệp Trường Đại học Thể dục - Thể thao nhưng không xin được việc, anh Đỗ Trọng Học gác lại tấm bằng cử nhân về nhà trồng “cây tỷ đô”, thu nhập nửa tỷ đồng mỗi năm.

SHB dành 11.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp SME vay ưu đãi

Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) thông báo triển khai Chương trình ưu đãi lãi suất với quy mô 11.000 tỷ đồng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ bổ sung nguồn vốn lưu động, đầu tư sản xuất kinh doanh và mua phương tiện vận tải.

SHB và dấu ấn tiên phong thành công trong triển khai nhận sáp nhập

SHB đã có những bước tiến trong quá trình nhận sáp nhập Habubank và tái cấu trúc, cùng với tầm nhìn dài hạn và chiến lược phát triển mạnh mẽ.

Tạo điều kiện để đưa kinh tế đêm ‘thăng hoa’

Với thế mạnh ẩm thực, văn hóa, Việt Nam cần chiến lược cụ thể cho kinh tế đêm, quy hoạch chi tiết sản phẩm, dịch vụ, trải nghiệm để sớm đưa kinh tế đêm thành một ngành kinh tế mũi nhọn.

Ra mắt dự án Thành phố Vịnh trung tâm Xanh Island tại Cát Bà

Sun Group vừa giới thiệu dự án “Thành phố Vịnh trung tâm Xanh Island”, tọa lạc tại “trái tim” Cát Bà - nơi thu trọn khung cảnh biển trời vịnh Lan Hạ. Dự án được phát triển dựa trên triết lý xanh, hài hòa với thiên nhiên.

SHB mở gói vay ưu đãi 16.000 tỷ hỗ trợ người trẻ mua nhà, lãi suất chỉ từ 3,99%

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp tín dụng hỗ trợ người trẻ (dưới 35 tuổi) mua nhà, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) triển khai gói cho vay ưu đãi với mức lãi suất được cho là hấp dẫn trên thị trường hiện nay.

Sun Group giới thiệu dự án Thành phố Vịnh trung tâm Xanh Island Cát Bà

Vị trí đắc địa cùng triết lý phát triển bền vững của dự án BĐS đầu tiên Sun Group giới thiệu ở Cát Bà kích hoạt khí thế của gần 2.000 chuyên viên kinh doanh, trong sự kiện “Kích hoạt kỷ nguyên Xanh” sáng 21/2 tại TP Hải Phòng.

Sun Property được vinh danh Top 10 nhà phát triển BĐS hàng đầu Việt Nam

Sun Property (thành viên tập đoàn Sun Group) và 2 dự án Sun Urban City, Sun Symphony Residence đồng loạt được gọi tên tại những hạng mục quan trọng nhất của Lễ Vinh danh thương hiệu Bất động sản dẫn đầu năm 2024 - 2025.

Nữ thạc sỹ 8X về quê khởi nghiệp: Hãy bắt đầu với quy mô nhỏ, vốn ít

Hãy bắt đầu với số vốn và quy mô nhỏ, tới khi có khách hàng rồi mở rộng cũng không muộn. Điểm quan trọng nữa là phải có nguồn lực tài chính của mình hay có chỗ để vay.