Người mang phép màu đến cho những bệnh nhân vùng sâu vùng xa

Với chuyên ngành hồi sức cấp cứu, bác sĩ Bình đã đẩy mạnh hồi sức sơ sinh giúp nhiều trẻ sơ sinh thiếu tháng được cứu sống thay vì phải đi cả hành trình dài về Hà Nội.

Bác sĩ Khuất Thanh Bình thăm khám cho bệnh nhân đột quỵ được sử dụng tiêu sợi huyết tại bệnh viện

Hết lòng vì người bệnh

Bác sĩ Khuất Thanh Bình – Phó Giám đốc Bệnh viện đa khoa huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La được bà con trong vùng yêu quý. Anh là người mang nhiều phép màu tới cho những bệnh nhân dân tộc nghèo vùng cao nguyên này.

Bệnh nhi Lường Văn Hy trú Văng Phay – Tú Nang – Yên Châu, vào khoa Nhi với chẩn đoán suy hô hấp sơ sinh – Sơ Sinh non tháng, tuổi thai 31 tuần, cân nặng 1000gr. Theo nhận định đây là trường hợp trẻ sơ sinh suy hô hấp, mắc hộ chứng màng trong, các y, bác sỹ chuyên khoa nhi tại đơn nguyên sơ sinh trực thuộc khoa hồi sức cấp cứu, Bệnh viện đa khoa Mộc Châu đã nhanh chóng thực hiện các kỹ thuật cấp cứu ban đầu gồm hỗ trợ thở CPAP , nuôi dưỡng tĩnh mạch qua ccatherter tĩnh mạch rốn, và thực hiện bơm Surfactan cho trẻ. Sau thủ thật, trẻ hồng hào, thở tốt, phản xạ sơ sinh tốt, ăn sữa tiêu tốt.

Bệnh nhi Hy chỉ là một trong nhiều bệnh nhi sơ sinh non tháng được cứu tại Bệnh viện Đa khoa Mộc Châu thay vì phải chuyển lên Hà Nội. Gia đình bệnh nhi vô cùng biết ơn các bác sĩ của bệnh viện.

Năm 1999, sau khi tốt nghiệp Bác sĩ tại Trường Đại học Y Thái Nguyên, bác sĩ Khuất Thanh Bình được vào công tác tại Trung tâm Y tế huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. 20 năm công tác ở vùng miền núi với những khó khăn về mặt địa lý cũng như kinh tế xã hội...nhưng bác sĩ Bình không ngừng trau dồi phẩm chất đạo đức của người cán bộ y tế, thường xuyên học tập nâng cao trình độ mọi mặt, nỗ lực học tập, trau dồi kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn, phấn đấu hết mình để phục vụ người bệnh một cách tốt nhất; luôn tận tình với người bệnh, đặc biệt đối với bệnh nhân là người dân tộc thiếu số sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng cao, biên giới; điều trị tích cực nhất để giúp họ chóng khỏi bệnh trở về với cuộc sống và công việc.

Đưa nhiều kỹ thuật cao về huyện nghèo

Nhận thức rõ về những thực tế khó khăn chung của nhân dân vùng miền núi khi ốm đau phải đến bệnh viện điều trị. Trong khi điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị của bệnh viện còn rất nhiều thiếu thốn, lạc hậu lại rất xa trung tâm tỉnh và Thủ đô Hà Nội, nên nếu bệnh nhân phải chuyển tuyến trên điều trị thì rất khó khăn vì đường rất xa, đi lại khó khăn. Vì vậy, sau khi tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp I chuyên ngành Hồi sức cấp cứu tại trường Đại học Y Hà Nội về, từ năm 2005, bác sĩ Bình cùng với tập thể các Bác sĩ, Điều dưỡng trong bệnh viện tích cực đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng các kỹ thuật mới vào chẩn đoán và điều trị hiệu quả cho người bệnh.

Với việc triển khai ứng dụng kỹ thuật mới trong cấp cứu, điều trị tích cực như: Thông khí nhân tạo bằng máy thở, máy sốc tim, máy Monitoring, Điện tâm đồ, triển khai hệ thống cấp cứu nhi khoa..., đã đem lại hiệu quả cao, cứu sống được hàng nghìn bệnh nhân nặng, hiểm nghèo kèm theo là việc góp phần mang lại những giá trị kinh tế, xã hội đối với ngành và địa phương.

Năm 2009 trước thực trạng tỷ lệ trẻ sơ sinh đẻ thiếu tháng tại bệnh viện cao, nhiều bệnh nhi không có điều kiện chuyển tuyến hoặc thời gian chuyển tuyến từ Sơn La về Hà Nội lâu nên tỷ lệ tử vong cao. Được sự ủng hộ của ban lãnh đạo bệnh viện, bác sĩ Bình đã cùng khoa thành lập đơn nguyên sơ sinh, triển khai nhiều kỹ thuật chăm sóc tiên tiến hiện đại vào điều trị trẻ sơ sinh như:Bơm Sunfactan điều trị trưởng thành phổi ở trẻ bị hội chứng màng trong, Chiếu đèn điều trị vàng da tăng Bilirubil tự do, ứng dụng kỹ thuật thở máy xâm nhập điều trị trẻ sơ sinh bị suy hô hấp, điều trị rối loạn nhịp tim bằng máy shock điện ... cùng nhiều kỹ thuật khác đã góp phần giảm tỷ lệ tử vong, chuyển tuyến cứu sống nhiều trẻ nhi non tháng, nhẹ cân.

Năm 2018, bác sĩ Bình đã mạnh dạn ứng dụng kỹ thuật điều trị thuốc tiêu sợi huyết vào điều trị nhồi máu não và nhồi máu cơ tim tại bệnh viện.Đây là một kỹ thuật mới, được triển khai đầu tiên đối với bệnh viện tuyến huyện ở khu vực miền núi đã góp phần cứu sống và giảm di chứng bại liệt của nhiều bệnh nhân mang lại niềm tin cho nhân dân trên địa bàn.

Ngày Thầy thuốc Việt Nam, bác sĩ Bình cho biết trong thời gian tới anh sẽ cùng với tập thể lãnh đạo bệnh viện tích cực đẩy mạnh cải tiến nâng cao chất lượng bệnh viện, tăng cường dịch vụ xã hội hóa khám, chữa bệnh vì mục tiêu an toàn và đáp ứng sự hài lòng của người bệnh; tiếp tục triển khai ứng dụng tiêu chuẩn ISO trong hoạt động KCB và quản lý bệnh viện đạt hiệu quả; Tăng cường công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào chẩn đoán và điều trị hiệu quả cho người bệnh; đẩy mạnh công tác chỉ đạo tuyến dưới, tiếp nhận và chuyển giao kỹ thuật mới từ tuyến trên và xuống tuyến dưới theo đề án 1816; tăng cường thực hiện“ Đổi mới phong cách thái độ phục vụ của cán bộ viên chức hướng tới sự hài lòng của người bệnh” do Bộ Y tế phát động, góp phần thực hiện tốt công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.





Phương Thúy

Những người không nên ăn mướp

Quả mướp tốt cho những người bị thiếu máu, đái tháo đường, tim mạch. Tuy nhiên, một số người cần lưu ý khi sử dụng mướp trong thực đơn hằng ngày.

Người 32 tuổi có thận như cụ già sau khi dùng thực phẩm chức năng của Nhật

Một tháng sau khi dùng thực phẩm chức năng của Kobayashi, một nhân viên y tế tại Bệnh viện Kobe bắt đầu gặp phải các vấn đề sức khỏe không rõ nguyên nhân.

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

Đang cập nhật dữ liệu !