Người “lập hồ sơ B-52” giữa lòng Hà Nội (kỳ 3 - 'Cất vó' B-52)
Kỳ 3: Cùng “cất vó B-52” (Tiếp theo và hết)
Chiều 18-12-1972, Mạc Lâm đang trực chiến tại cơ quan, bỗng có tiếng điện thoại réo vang. Người gọi là Phó tổng Tham mưu trưởng Phùng Thế Tài. Nhấc điện thoại, Mạc Lâm nói nhanh:
- Vâng. Tôi là Mạc Lâm!
- Này cậu, B-52 đến đâu rồi?
Mạc Lâm khẳng định:
- Giữa đường rồi, thưa Thủ trưởng - có cả hướng Gu-am và Thái Lan.
Phó tổng Tham mưu trưởng cười, bảo Mạc Lâm:
- Tối hôm nay, bộ đội ta bắn rơi B-52 thì Bộ sẽ thưởng cho Cục 2 một tấn lương khô và một con bò mộng nhé.
Một lát, ông nói:
- Nhưng nếu B-52 không vào đúng dự kiến thì cậu chết trước!
Đơn vị kỹ thuật của Cục Quân báo, nay là Tổng cục 2 cùng các đơn vị phòng không-không quân lúc đó vẫn bám sát B-52, tính từng giây, từng phút. Không khí chờ đợi căng thẳng, hồi hộp, mọi người im lặng theo dõi… Trước những công việc trọng đại, con người thường có những trạng thái tâm lý như thế. Lời nói của Phó tổng Tham mưu trưởng với Mạc Lâm: “Nếu B-52 không vào đúng dự kiến thì cậu chết trước” chứa đựng nỗi băn khoăn ấy!
Đại tá Phan Mạc Lâm và Thiếu tướng Vũ Ngọc Nhạ. Ảnh tư liệu. |
Là cơ quan tình báo chiến lược giúp Bộ mấy chục năm nay, Cục Quân báo khẳng định nguồn tin của mình từ nhiều nguồn thông tin, nhiều phương tiện kỹ thuật và bộ đội đã chuẩn bị sẵn sàng đánh trả, vậy mà ngồi trong phòng trực ban chiến đấu không ai khỏi băn khoăn.
Trực ban thông báo:
- Tín hiệu đặc biệt: B-52 gần vào đất liền!
Cục trưởng Phan Bình ra lệnh:
- Báo ngay cho Sở chỉ huy Bộ Tổng tham mưu và Cục Tác chiến!
Vài phút sau, Cục Tác chiến cũng thông báo:
- Đã xuất hiện trên màn hình ra-đa: B-52! Đúng là B-52 rồi!
Cả Hà Nội vang lên tiếng còi báo động!
Từ Sở chỉ huy Bộ Tổng tham mưu, mệnh lệnh chiến đấu được truyền đi các đơn vị. Các trạm ra-đa cũng liên tiếp báo cáo tình hình B-52 từ các hướng.
Mạc Lâm chạy sang Sở chỉ huy Bộ Tổng tham mưu, tất cả đang tập trung vào công việc. Nguyễn Văn Ninh, Cục Tác chiến cùng nhiều sĩ quan đang dán mắt vào màn huỳnh quang. Ba chiến sĩ tiêu đồ: Thanh, Nhung và Khánh tai quàng ống nghe, tay cầm bút chì vẽ đường bay B-52 vào các vòng tròn xung quanh khu vực Hà Nội: 200km, 150km, 100km… Về phòng trực ban Cục, Mạc Lâm biết là có khoảng 100 máy bay B-52 vào khu vực Hà Nội. Tin từ các trận địa phòng không của ta cho biết, hầu hết đều bắt được tín hiệu B-52 nhưng nhiễu rất mạnh - tất cả đều nằm trong phương án chuẩn bị.
Bỗng có tiếng reo to bên ngoài Sở chỉ huy Bộ Tổng tham mưu. Chuông điện thoại đổ dồn:
- Đánh trúng B-52 rồi! Những khối lửa từ trên cao đang rơi lả tả!
- Dân báo, có dù đang rơi.
Một sĩ quan tác chiến chạy sang hầm chỉ huy Cục truyền đạt mệnh lệnh:
- Đồng chí Mạc Lâm, theo lệnh Bộ Tổng tham mưu, sẵn sàng đi hỏi cung giặc lái! Đơn vị báo cáo có dù rơi, đang lùng bắt giặc lái ở ngoại thành. Mạc Lâm đi nhận nhiệm vụ ngay. Lệnh: Phải hỏi phi công tù binh gấp: Kế hoạch sắp tới? Những mục tiêu đánh phá tiếp theo? Về các loại máy bay tiêm kích, cường kích hiệp đồng cùng B-52?…
Phó tổng Tham mưu trưởng Phùng Thế Tài hạ lệnh:
- Mạc Lâm đi ngay. Về báo cáo trước 5 giờ! Sáng mai sang nhận thưởng cho Cục Quân báo.
Cuộc chiến còn tiếp diễn, địch sẽ còn làm gì nữa đây? Ngày mai, ngày kia và sau đó nữa? Phải hỏi cung ngay để báo lên cấp trên càng sớm càng tốt. Nghĩ thế, Mạc Lâm sung sướng lên đường. Tất cả các yêu cầu của trên về B-52 cần được nhanh chóng xác định lại và báo cáo trước 5 giờ để chuẩn bị đánh tiếp.
Giặc lái B-52 bị bắt đã được đưa về Hỏa Lò. Nhân dân Hà Nội biết tin và nhiều người đến chờ sẵn ở cổng trại giam để nhìn rõ mặt quân cướp trời dã man.
Hai phi công đầu tiên "vào" Hỏa Lò thuộc tốp B-52 xuất phát chiều 18-12-1972 từ căn cứ không quân An-đơ-xơn (Gu-am) bị quân và dân Hà Nội bắn rơi là Đại úy hoa tiêu Rô-bớt Glen Xéc-ten, sinh năm 1947, cùng với hoa tiêu là đại úy, sĩ quan điện tử Ri-sớt Tô-mát Sim-sơn, sinh năm 1941.
Chúng đều nói đến nỗi kinh hoàng khi bay vào Việt Nam, khai báo trong nỗi lo sợ:
- Chúng tôi từ Gu-am tới, bay qua biển, thực hiện tiếp dầu trên không. Chúng tôi bay vào đất liền, liên lạc với chỉ huy trên không và các đơn vị yểm trợ khác, mọi việc hoàn toàn đúng theo phương án. Bắt đầu đến điểm triển khai đội hình tập kích để thông qua mục tiêu, chuẩn bị cắt bom… một cảnh tượng thật là khủng khiếp, pháo phòng không, tên lửa của các ông đổ lửa lên trời. Chúng tôi hốt hoảng, máy bay bị trúng đạn. Chúng tôi nhảy dù rồi bị bắt! Tất cả đều rất nhanh. Thật, chúng tôi không thể tưởng tượng được về lưới lửa phòng không của các ông ghê gớm không như chỉ huy chúng tôi dự đoán! Chúa cứu chúng tôi. Thoát chết! Chiến dịch này kéo dài bao lâu là phụ thuộc vào trận đầu tiên hôm nay!
Rô-bớt Glen Xéc-ten lần đầu tiên bay vào vùng trời Hà Nội, chưa kịp làm nhiệm vụ thì đã bị bắn rơi. Thực ra thì anh ta đã là một phi công lão luyện, từng bay một trăm phi vụ ở chiến trường miền Nam gây bao tang tóc cho dân lành. Cũng đã từng bay 1.200 giờ trên chiếc "siêu pháo đài bay" B-52G. Trước mặt Mạc Lâm, anh ta liến thoắng:
- Điều lệ quân đội Mỹ quy định rằng, một phi vụ được coi là một chuyến bay tới đích, nghĩa là có đi và có về. Máy bay của chúng tôi còn cách mục tiêu khoảng 20 dặm thì đã bị bắn rơi. Chúng tôi mới được nửa phi vụ.
Mạc Lâm tập trung khai thác theo yêu cầu của cấp trên từng tù binh một, đối chiếu về từng chi tiết giữa lời khai từng phi công để có những tin tức chính xác.
Tốp phi công lái B-52 xuất phát đêm 18-12-1972 từ căn cứ U-ta-pao (Thái Lan) bị bắn rơi còn 4 tên sống sót: Thiếu tá, lái B-52 Phéc-năng-đơ A-lếch-xăng-đơ, 43 tuổi; Đại úy, lái B-52 Hao Uyn-xơn, 34 tuổi; Đại úy, hoa tiêu Hăng-ri Sác-ba-râu, 26 tuổi và Đại úy, sĩ quan điện tử Sa-các-tơ Brao-uan, 26 tuổi.
Phéc-năng-đơ A-lếch-xăng-đơ khai trong tâm trạng chưa hết sợ hãi:
- Chúng tôi bay từ U-ta-pao (Thái Lan) đến, không tiếp dầu, bay triển khai đội hình hoàn chỉnh, theo đường Thượng Lào vào Việt Nam. Lúc đang bay, có sĩ quan điện tử thông báo: Có thể Việt Nam đang theo dõi chúng ta. Mọi người vô cùng lo sợ.
Đại úy hoa tiêu Hăng-ri Sác-ba-râu kể với tâm trạng bực dọc vì bị đánh lừa:
- Lực lượng B-52 không phải là vô địch, không phải là át chủ bài như các loa tuyên truyền thổi phồng lên. Họ giết chết chúng tôi, may mà được Việt Nam cứu sống, tha tội chết. Lúc còn ở trường họ dạy cho chúng tôi rằng, B-52 chỉ thích ứng đánh mục tiêu lớn, khu quân sự lớn có diện tích hàng chục dặm vuông. Ở miền Bắc Việt Nam, ngay Hà Nội, qua bản đồ không có mục tiêu nào như vậy. Chúng tôi hiểu rằng, đánh vào Hà Nội là vùng đông dân cư là nhằm mục đích khác. Chúng tôi được hội ý tác chiến kỹ trên bản đồ, không thể nhầm lẫn được. Họ không phổ biến mục tiêu gì. Nếu có hỏi thì họ bảo cứ theo bản đồ tác chiến. Mệnh lệnh mà! Họ bảo đánh đêm sẽ loại trừ, hạn chế tối đa tên lửa SAM và máy bay MiG của các ông, không có gì phải lo. Tất cả băn khoăn của chúng tôi đều được họ lập luận biến báo thuyết phục. Nhưng sự thật thì khác hẳn. Nhiều thiết bị trên máy bay ít tác dụng, đội hình cồng kềnh, thông qua mục tiêu rất khó, rút ra không dễ. Vào ra đều có những nhược điểm, mục tiêu to làm mồi cho pháo lớn, tên lửa và cả MiG của các ông. Thế chủ động thuộc về các ông. Tất cả đã chuẩn bị sẵn sàng. Lúc chúng tôi vừa đến địa điểm để triển khai đội hình ổn định thông qua mục tiêu thì phòng không các ông đã bắn rực đỏ cả trời. Thế là các ông đã thấy chúng tôi từ xa!
Những ngày tiếp theo lại có thêm nhiều phi công bị ta bắt sống ở Hà Nội và các tỉnh lân cận kéo nhau vào làm khách không mời trại giam Hỏa Lò. Họ cùng có chung một nỗi khiếp sợ lưới lửa phòng không Hà Nội. Một trong số những phi công bị bắt, thú nhận:
- Máy bay chúng tôi bị tên lửa bắn trúng. Chúng tôi sợ quá phải nhảy dù từ 9000m. Đêm tối như mực phía dưới, chưa có đêm nào trong đời khủng khiếp đến như thế. Đó có lẽ là nỗi kinh hoàng nhất đời tôi. Hình như các máy điện tử trên B-52 không có tác dụng gì hết về nhiễu. Các ông dưới đất vẫn thấy rõ chúng tôi. Hệ thống nhiễu không có hiệu quả thì hệ thống tác chiến điện tử mất tác dụng. B-52 bị các ông bắn hạ là tất yếu thôi".
Các Hơ-bớt Gip-cốt bị bắt ngày 28-12-1972 khai:
- Tại căn cứ An-đơ-sơn, thiệt hại của không quân chiến lược coi là rất nặng nề. Đơn vị tôi tham gia đánh phá Hà Nội. Từ ngày đầu có nhiều máy bay B-52 bị bắn rơi, những ngày sau, ngày sau nữa tiếp theo, ngày nào cũng có B-52 không trở về… Thật là khủng khiếp!
12 ngày đêm B-52 đánh phá Hà Nội, số phi công tù binh Mỹ ở trại giam Hỏa Lò ngày càng đông thêm. Các phi công tù binh im lặng, trong tâm trạng hồi hộp lẫn lo sợ. Họ nằm nghe B-52 rải thảm Hà Nội, miệng lẩm nhẩm cầu chúa. Họ hiểu, chính quyền Mỹ đã phạm tội hủy diệt đối với loài người. Nhiều người tỏ ra xấu hổ, ân hận, có người nói lên tiếng nói phản đối mục đích giết người hàng loạt của chính quyền Mỹ.
Như vậy, chỉ trong 12 ngày đêm, Mỹ đã mở một cuộc tập kích chiến lược đường không chưa từng có trong lịch sử chiến tranh thế giới, đánh vào Hà Nội, Hải Phòng. Từ ngày 18 đến 29-12-1972 Mỹ đã dùng các loại bom đạn rải thảm hòng hủy diệt Hà Nội với hàng chục nghìn tấn, làm chết 1.300 người dân vô tội. Nhà Trắng và Lầu Năm góc tin chắc rằng, bằng cuộc tập kích bất ngờ với sức mạnh lớn nhất của máy bay chiến lược B-52 sẽ đè bẹp được ý chí của Việt Nam, bắt Việt Nam chấp nhận mọi yêu cầu ngang ngược của Mỹ tại Hội nghị Pa-ri. Nhưng thực tế hoàn toàn không theo ý đồ ngông cuồng của giới quan chức chóp bu Nhà Trắng và Lầu Năm góc, sức mạnh Việt Nam đã một lần nữa làm nên một Điện Biên Phủ mới - "Điện Biên Phủ trên không".
Sau này, Ních-xơn đã phải cay đắng thừa nhận trong hồi ký của mình "No more Vietnams": "Thất bại ở Việt Nam buộc chúng tôi phải ký kết hiệp định Pa-ri, là thảm họa lớn nhất của nước Mỹ. Từ nay không ai còn muốn những Việt Nam nữa".
HỒNG HẢI - NGỌC PHÚC
QĐND - Chiều 18-12-1972, Mạc Lâm đang trực chiến tại cơ quan, bỗng có tiếng điện thoại réo vang. Người gọi là Phó tổng Tham mưu trưởng Phùng Thế Tài. Nhấc điện thoại, Mạc Lâm nói nhanh:
- Vâng. Tôi là Mạc Lâm!
- Này cậu, B-52 đến đâu rồi?
Mạc Lâm khẳng định:
- Giữa đường rồi, thưa Thủ trưởng - có cả hướng Gu-am và Thái Lan.
Phó tổng Tham mưu trưởng cười, bảo Mạc Lâm:
- Tối hôm nay, bộ đội ta bắn rơi B-52 thì Bộ sẽ thưởng cho Cục 2 một tấn lương khô và một con bò mộng nhé.
Một lát, ông nói:
- Nhưng nếu B-52 không vào đúng dự kiến thì cậu chết trước!
Đơn vị kỹ thuật của Cục Quân báo, nay là Tổng cục 2 cùng các đơn vị phòng không-không quân lúc đó vẫn bám sát B-52, tính từng giây, từng phút. Không khí chờ đợi căng thẳng, hồi hộp, mọi người im lặng theo dõi… Trước những công việc trọng đại, con người thường có những trạng thái tâm lý như thế. Lời nói của Phó tổng Tham mưu trưởng với Mạc Lâm: “Nếu B-52 không vào đúng dự kiến thì cậu chết trước” chứa đựng nỗi băn khoăn ấy!
Đại tá Phan Mạc Lâm và Thiếu tướng Vũ Ngọc Nhạ. Ảnh tư liệu. |
Là cơ quan tình báo chiến lược giúp Bộ mấy chục năm nay, Cục Quân báo khẳng định nguồn tin của mình từ nhiều nguồn thông tin, nhiều phương tiện kỹ thuật và bộ đội đã chuẩn bị sẵn sàng đánh trả, vậy mà ngồi trong phòng trực ban chiến đấu không ai khỏi băn khoăn.
Trực ban thông báo:
- Tín hiệu đặc biệt: B-52 gần vào đất liền!
Cục trưởng Phan Bình ra lệnh:
- Báo ngay cho Sở chỉ huy Bộ Tổng tham mưu và Cục Tác chiến!
Vài phút sau, Cục Tác chiến cũng thông báo:
- Đã xuất hiện trên màn hình ra-đa: B-52! Đúng là B-52 rồi!
Cả Hà Nội vang lên tiếng còi báo động!
Từ Sở chỉ huy Bộ Tổng tham mưu, mệnh lệnh chiến đấu được truyền đi các đơn vị. Các trạm ra-đa cũng liên tiếp báo cáo tình hình B-52 từ các hướng.
Mạc Lâm chạy sang Sở chỉ huy Bộ Tổng tham mưu, tất cả đang tập trung vào công việc. Nguyễn Văn Ninh, Cục Tác chiến cùng nhiều sĩ quan đang dán mắt vào màn huỳnh quang. Ba chiến sĩ tiêu đồ: Thanh, Nhung và Khánh tai quàng ống nghe, tay cầm bút chì vẽ đường bay B-52 vào các vòng tròn xung quanh khu vực Hà Nội: 200km, 150km, 100km… Về phòng trực ban Cục, Mạc Lâm biết là có khoảng 100 máy bay B-52 vào khu vực Hà Nội. Tin từ các trận địa phòng không của ta cho biết, hầu hết đều bắt được tín hiệu B-52 nhưng nhiễu rất mạnh - tất cả đều nằm trong phương án chuẩn bị.
Bỗng có tiếng reo to bên ngoài Sở chỉ huy Bộ Tổng tham mưu. Chuông điện thoại đổ dồn:
- Đánh trúng B-52 rồi! Những khối lửa từ trên cao đang rơi lả tả!
- Dân báo, có dù đang rơi.
Một sĩ quan tác chiến chạy sang hầm chỉ huy Cục truyền đạt mệnh lệnh:
- Đồng chí Mạc Lâm, theo lệnh Bộ Tổng tham mưu, sẵn sàng đi hỏi cung giặc lái! Đơn vị báo cáo có dù rơi, đang lùng bắt giặc lái ở ngoại thành. Mạc Lâm đi nhận nhiệm vụ ngay. Lệnh: Phải hỏi phi công tù binh gấp: Kế hoạch sắp tới? Những mục tiêu đánh phá tiếp theo? Về các loại máy bay tiêm kích, cường kích hiệp đồng cùng B-52?…
Phó tổng Tham mưu trưởng Phùng Thế Tài hạ lệnh:
- Mạc Lâm đi ngay. Về báo cáo trước 5 giờ! Sáng mai sang nhận thưởng cho Cục Quân báo.
Cuộc chiến còn tiếp diễn, địch sẽ còn làm gì nữa đây? Ngày mai, ngày kia và sau đó nữa? Phải hỏi cung ngay để báo lên cấp trên càng sớm càng tốt. Nghĩ thế, Mạc Lâm sung sướng lên đường. Tất cả các yêu cầu của trên về B-52 cần được nhanh chóng xác định lại và báo cáo trước 5 giờ để chuẩn bị đánh tiếp.
Giặc lái B-52 bị bắt đã được đưa về Hỏa Lò. Nhân dân Hà Nội biết tin và nhiều người đến chờ sẵn ở cổng trại giam để nhìn rõ mặt quân cướp trời dã man.
Hai phi công đầu tiên "vào" Hỏa Lò thuộc tốp B-52 xuất phát chiều 18-12-1972 từ căn cứ không quân An-đơ-xơn (Gu-am) bị quân và dân Hà Nội bắn rơi là Đại úy hoa tiêu Rô-bớt Glen Xéc-ten, sinh năm 1947, cùng với hoa tiêu là đại úy, sĩ quan điện tử Ri-sớt Tô-mát Sim-sơn, sinh năm 1941.
Chúng đều nói đến nỗi kinh hoàng khi bay vào Việt Nam, khai báo trong nỗi lo sợ:
- Chúng tôi từ Gu-am tới, bay qua biển, thực hiện tiếp dầu trên không. Chúng tôi bay vào đất liền, liên lạc với chỉ huy trên không và các đơn vị yểm trợ khác, mọi việc hoàn toàn đúng theo phương án. Bắt đầu đến điểm triển khai đội hình tập kích để thông qua mục tiêu, chuẩn bị cắt bom… một cảnh tượng thật là khủng khiếp, pháo phòng không, tên lửa của các ông đổ lửa lên trời. Chúng tôi hốt hoảng, máy bay bị trúng đạn. Chúng tôi nhảy dù rồi bị bắt! Tất cả đều rất nhanh. Thật, chúng tôi không thể tưởng tượng được về lưới lửa phòng không của các ông ghê gớm không như chỉ huy chúng tôi dự đoán! Chúa cứu chúng tôi. Thoát chết! Chiến dịch này kéo dài bao lâu là phụ thuộc vào trận đầu tiên hôm nay!
Rô-bớt Glen Xéc-ten lần đầu tiên bay vào vùng trời Hà Nội, chưa kịp làm nhiệm vụ thì đã bị bắn rơi. Thực ra thì anh ta đã là một phi công lão luyện, từng bay một trăm phi vụ ở chiến trường miền Nam gây bao tang tóc cho dân lành. Cũng đã từng bay 1.200 giờ trên chiếc "siêu pháo đài bay" B-52G. Trước mặt Mạc Lâm, anh ta liến thoắng:
- Điều lệ quân đội Mỹ quy định rằng, một phi vụ được coi là một chuyến bay tới đích, nghĩa là có đi và có về. Máy bay của chúng tôi còn cách mục tiêu khoảng 20 dặm thì đã bị bắn rơi. Chúng tôi mới được nửa phi vụ.
Mạc Lâm tập trung khai thác theo yêu cầu của cấp trên từng tù binh một, đối chiếu về từng chi tiết giữa lời khai từng phi công để có những tin tức chính xác.
Tốp phi công lái B-52 xuất phát đêm 18-12-1972 từ căn cứ U-ta-pao (Thái Lan) bị bắn rơi còn 4 tên sống sót: Thiếu tá, lái B-52 Phéc-năng-đơ A-lếch-xăng-đơ, 43 tuổi; Đại úy, lái B-52 Hao Uyn-xơn, 34 tuổi; Đại úy, hoa tiêu Hăng-ri Sác-ba-râu, 26 tuổi và Đại úy, sĩ quan điện tử Sa-các-tơ Brao-uan, 26 tuổi.
Phéc-năng-đơ A-lếch-xăng-đơ khai trong tâm trạng chưa hết sợ hãi:
- Chúng tôi bay từ U-ta-pao (Thái Lan) đến, không tiếp dầu, bay triển khai đội hình hoàn chỉnh, theo đường Thượng Lào vào Việt Nam. Lúc đang bay, có sĩ quan điện tử thông báo: Có thể Việt Nam đang theo dõi chúng ta. Mọi người vô cùng lo sợ.
Đại úy hoa tiêu Hăng-ri Sác-ba-râu kể với tâm trạng bực dọc vì bị đánh lừa:
- Lực lượng B-52 không phải là vô địch, không phải là át chủ bài như các loa tuyên truyền thổi phồng lên. Họ giết chết chúng tôi, may mà được Việt Nam cứu sống, tha tội chết. Lúc còn ở trường họ dạy cho chúng tôi rằng, B-52 chỉ thích ứng đánh mục tiêu lớn, khu quân sự lớn có diện tích hàng chục dặm vuông. Ở miền Bắc Việt Nam, ngay Hà Nội, qua bản đồ không có mục tiêu nào như vậy. Chúng tôi hiểu rằng, đánh vào Hà Nội là vùng đông dân cư là nhằm mục đích khác. Chúng tôi được hội ý tác chiến kỹ trên bản đồ, không thể nhầm lẫn được. Họ không phổ biến mục tiêu gì. Nếu có hỏi thì họ bảo cứ theo bản đồ tác chiến. Mệnh lệnh mà! Họ bảo đánh đêm sẽ loại trừ, hạn chế tối đa tên lửa SAM và máy bay MiG của các ông, không có gì phải lo. Tất cả băn khoăn của chúng tôi đều được họ lập luận biến báo thuyết phục. Nhưng sự thật thì khác hẳn. Nhiều thiết bị trên máy bay ít tác dụng, đội hình cồng kềnh, thông qua mục tiêu rất khó, rút ra không dễ. Vào ra đều có những nhược điểm, mục tiêu to làm mồi cho pháo lớn, tên lửa và cả MiG của các ông. Thế chủ động thuộc về các ông. Tất cả đã chuẩn bị sẵn sàng. Lúc chúng tôi vừa đến địa điểm để triển khai đội hình ổn định thông qua mục tiêu thì phòng không các ông đã bắn rực đỏ cả trời. Thế là các ông đã thấy chúng tôi từ xa!
Những ngày tiếp theo lại có thêm nhiều phi công bị ta bắt sống ở Hà Nội và các tỉnh lân cận kéo nhau vào làm khách không mời trại giam Hỏa Lò. Họ cùng có chung một nỗi khiếp sợ lưới lửa phòng không Hà Nội. Một trong số những phi công bị bắt, thú nhận:
- Máy bay chúng tôi bị tên lửa bắn trúng. Chúng tôi sợ quá phải nhảy dù từ 9000m. Đêm tối như mực phía dưới, chưa có đêm nào trong đời khủng khiếp đến như thế. Đó có lẽ là nỗi kinh hoàng nhất đời tôi. Hình như các máy điện tử trên B-52 không có tác dụng gì hết về nhiễu. Các ông dưới đất vẫn thấy rõ chúng tôi. Hệ thống nhiễu không có hiệu quả thì hệ thống tác chiến điện tử mất tác dụng. B-52 bị các ông bắn hạ là tất yếu thôi".
Các Hơ-bớt Gip-cốt bị bắt ngày 28-12-1972 khai:
- Tại căn cứ An-đơ-sơn, thiệt hại của không quân chiến lược coi là rất nặng nề. Đơn vị tôi tham gia đánh phá Hà Nội. Từ ngày đầu có nhiều máy bay B-52 bị bắn rơi, những ngày sau, ngày sau nữa tiếp theo, ngày nào cũng có B-52 không trở về… Thật là khủng khiếp!
12 ngày đêm B-52 đánh phá Hà Nội, số phi công tù binh Mỹ ở trại giam Hỏa Lò ngày càng đông thêm. Các phi công tù binh im lặng, trong tâm trạng hồi hộp lẫn lo sợ. Họ nằm nghe B-52 rải thảm Hà Nội, miệng lẩm nhẩm cầu chúa. Họ hiểu, chính quyền Mỹ đã phạm tội hủy diệt đối với loài người. Nhiều người tỏ ra xấu hổ, ân hận, có người nói lên tiếng nói phản đối mục đích giết người hàng loạt của chính quyền Mỹ.
Như vậy, chỉ trong 12 ngày đêm, Mỹ đã mở một cuộc tập kích chiến lược đường không chưa từng có trong lịch sử chiến tranh thế giới, đánh vào Hà Nội, Hải Phòng. Từ ngày 18 đến 29-12-1972 Mỹ đã dùng các loại bom đạn rải thảm hòng hủy diệt Hà Nội với hàng chục nghìn tấn, làm chết 1.300 người dân vô tội. Nhà Trắng và Lầu Năm góc tin chắc rằng, bằng cuộc tập kích bất ngờ với sức mạnh lớn nhất của máy bay chiến lược B-52 sẽ đè bẹp được ý chí của Việt Nam, bắt Việt Nam chấp nhận mọi yêu cầu ngang ngược của Mỹ tại Hội nghị Pa-ri. Nhưng thực tế hoàn toàn không theo ý đồ ngông cuồng của giới quan chức chóp bu Nhà Trắng và Lầu Năm góc, sức mạnh Việt Nam đã một lần nữa làm nên một Điện Biên Phủ mới - "Điện Biên Phủ trên không".
Sau này, Ních-xơn đã phải cay đắng thừa nhận trong hồi ký của mình "No more Vietnams": "Thất bại ở Việt Nam buộc chúng tôi phải ký kết hiệp định Pa-ri, là thảm họa lớn nhất của nước Mỹ. Từ nay không ai còn muốn những Việt Nam nữa".
Theo HỒNG HẢI - NGỌC PHÚC (QĐND)