Người đàn ông gặp biến cố nơi xứ người, thức tỉnh nhờ câu nói của vợ

Vụ tai nạn lao động đã cướp đi đôi tay của chàng kỹ sư trẻ tuổi. Biến cố ập đến đột ngột khiến Sỹ nhiều lần bất lực, chông chênh trước cuộc đời, song câu nói của vợ đã làm anh thức tỉnh.

Biến cố ập đến đột ngột

Gặp Tô Hữu Sỹ (SN 1989) với khuôn mặt rạng ngời, đầy lạc quan đang cần mẫn chăm sóc khu vườn Happy Garden, ít ai biết anh từng trải qua một thời gian dài bất lực, chống chọi với biến cố cuộc đời khi đột ngột mất đi đôi bàn tay.

W-sy-cung-cap-1.jpg
Sỹ đến Nhật với bao hoài bão. Ảnh: NVCC

Sỹ kể, anh sinh ra và lớn lên ở vùng quê nghèo xã Lâm Hợp, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Với ước mơ đổi đời, anh quyết tâm học tập và thi đậu vào Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

Năm 2012, anh tốt nghiệp đại học và theo học thạc sĩ ngành Khoa học cây trồng. Tháng 10/2020, Sỹ sang Nhật làm việc theo diện kỹ sư nông nghiệp thông qua chương trình hợp tác của Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

W-anh-sy-nam-3.jpg
Anh chọn trở về quê hương bên khu vườn hạnh phúc. Ảnh: Thiện Lương

"Mình đặt chân đến nước Nhật đúng dịp thời tiết bên đó rất lạnh, nhiệt độ xuống thấp. Công việc của mình là chăm sóc cây trồng, sản xuất cây giống, chế biến nông sản... với lương hơn 50 triệu đồng/tháng. Mình nghĩ sẽ sớm ổn định cuộc sống, nào ngờ biến cố ập đến, mọi hy vọng sụp đổ, bất lực và chới với", Sỹ nói.

Một ngày cuối tháng 1/2022, khi đang kiểm tra dây chuyền sản xuất rau củ quả, bất ngờ chiếc găng tay phải của Sỹ dính vào máy chuyền đang hoạt động. "Theo phản xạ, thấy tay phải dính vào máy, mình hoảng hốt lấy tay trái kéo lại thì bị máy cuốn, nghiền nát cả hai tay. Cơn đau tê dại lan ra hai bàn tay, mình được đồng nghiệp đưa đến bệnh viện cấp cứu", anh nhắc lại biến cố.

W-anh-sy-hai-3.jpg
Sỹ bắt đầu hành trình lập nghiệp với "đôi tay mới"

Do công ty nằm cách bệnh viện gần 400 cây số, tuyết rơi dày đặc nên Sỹ được đưa đi cấp cứu bằng trực thăng. "Lúc mọi người lôi mình ra khỏi dây chuyền, mình vẫn tỉnh và chỉ nghĩ mình bị thương nặng, bàn tay có thể giữ được. Đau quá, lại mất máu nhiều nên mình ngất xỉu.

Lúc tỉnh lại ở bệnh viện là 8h sáng, tới 14h chiều mình được đưa vào phòng phẫu thuật. Ca phẫu thuật kéo dài đến 21h nhưng đến sáng hôm sau, mình mới biết là đã mất... cả hai bàn tay".

W-doi-tay-moi-1.jpg

Quãng thời gian đó thật sự khủng khiếp đối với chàng kỹ sư trẻ tuổi.

"Tỉnh dậy, thấy tay không còn nữa, mình sốc, đau đớn không thể nào tưởng tượng được. Mình nghĩ đến những điều tiêu cực, nghĩ mất đi đôi tay là mất tất cả, nhưng sau đó, mình nghĩ đến mẹ, vợ và hai con.

Lúc đi xa, vợ mình đang mang bầu. Đến thời điểm gặp tai nạn, con mình được 7 tháng nhưng mình chưa từng gặp con trực tiếp... Nghĩ thế, mình thấy phải sống tiếp, phải vực dậy mạnh mẽ", Sỹ tâm sự.

"Em chỉ cần anh trở về"

Hàng ngày sau giờ làm, Sỹ đều đặn gọi điện thoại về cho vợ và hai con. Song hôm bị tai nạn, hơn hai ngày anh phải phẫu thuật, nằm lại bệnh viện nên không được cầm điện thoại.

Thấy chồng "lặng thinh", chị Nguyễn Thị Hồng Nhung (SN 1992) "nghĩ anh tăng ca, nên chưa thể gọi về. Nhưng khi gọi qua Facebook, tôi thấy anh ấy rớm nước mắt, nghẹn ngào nói anh mất hai bàn tay rồi. Tôi rùng mình khi anh nói vậy, nhưng nghĩ anh vẫn còn sống là hạnh phúc lắm rồi.

Tôi cố gắng động viên để anh vượt qua giai đoạn tiêu cực, khó khăn nhất của cuộc đời. Tôi đã nói với anh ấy rằng 'em chỉ cần anh trở về là được'", chị Hồng Nhung trải lòng.

W-anh-sy-7-3.jpg
Chị Hồng Nhung cùng chồng trong khu vườn

Tháng 6/2023, anh Sỹ trở về quê hương. Lúc đặt chân xuống sân bay, "cảm giác hụt hẫng lại ùa về, mình đã khóc. Mình nghĩ lúc đi thì khỏe mạnh, giờ trở về tàn tật. Nhưng sau khi trở về, cả nhà, hàng xóm xúm vào động viên. Bố mình dù rất đau xót vẫn động viên 'chỉ mất tay thôi, nên con phải cố gắng'. Mình mất hai tháng sau đó để hòa nhập cuộc sống với đôi tay mới". 

Hai tháng sau khi trở về Việt Nam, Sỹ bắt tay vào dự định mới, xây dựng khu vườn hạnh phúc - Happy Garden. "Mình thuê lại mảnh vườn gần 300m2, vay mượn thêm chi phí để kinh doanh cây cảnh, đúng chuyên ngành mình học. Mỗi ngày thức dậy, nhìn thấy cây cối là mình cảm thấy bình yên.

Từ một người lành lặn trở thành người không có tay, phải dùng bàn tay giả, mình thấy thật sự khó khăn. Thời gian đầu, mình không tự vệ sinh cá nhân được, song sau đó mình tập từng chút, đến giờ đã thành thạo, kể cả việc chăm sóc cây trồng".

W-sy-cung-cap-ba-1.jpg
Dù không còn tay, nhưng anh Sỹ vẫn thành thạo kỹ thuật chăm sóc cây trồng

Sỹ kể, khu Happy Garden mới triển khai nhưng đã tạo được việc làm cho 2 công nhân. Doanh thu hàng tháng đạt 50 triệu đồng. Số tiền lãi đạt 20% so với doanh thu. Song với Sỹ, đó đã là thành công bước đầu.

"Sắp tới mình sẽ nghiên cứu và mở rộng, phát triển kinh doanh ở lĩnh vực này. Mình nghĩ đó là chút thành quả đầu mùa của một người bắt đầu lại với đôi tay giả. Bí quyết để vượt qua được áp lực, đối diện với thực tại có lẽ là mình phải tự chữa lành vết thương từ sâu bên trong, kết nối với những người cùng hoàn cảnh.

Có thời gian tiêu cực, muốn chết nhưng sau mình nghĩ vẫn nhìn thấy Mặt trời là vẫn còn hy vọng. Ở Nhật, mình được các bác sĩ cho học khóa điều trị tâm lý, nên cũng bớt sốc, vững vàng hơn. Vợ mình đã đồng hành cùng mình. Câu nói 'còn thở là còn gỡ' cũng khiến mình lạc quan hơn", Sỹ nói thêm.

W-sy-cung-cap2-1.jpg
Gia đình chính là động lực để Sỹ vượt qua được những biến cố của cuộc đời

Ông Nguyễn Tiến Dũng, thầy giáo cũ của Sỹ cho biết, ông rất nể phục ý chí của cậu học trò. 

"Cậu ấy thật sự có ý chí phi thường, đã cố gắng không ngừng, vượt qua nỗi đau, giành chiến thắng, giành lại niềm vui cho bản thân và gia đình. Bây giờ Sỹ đã sử dụng thành thạo 'đôi tay mới, kiến tạo được không gian xanh hạnh phúc với nhiều loài cây xanh, cây hoa để cung cấp ra thị trường, phù hợp trang trí tại cơ quan, hộ gia đình...

Mỗi lần đi qua, trông thấy Sỹ với đôi bàn tay giả đầy tự tin trao đổi, tư vấn cho khách mua cây, tôi cảm thấy thật sự nể phục cậu học sinh này quá", ông Dũng chia sẻ. 

45 năm bám nghề mẹ chồng dạy, người phụ nữ được khách nước ngoài khen hết lời

Hơn 40 năm học nghề từ mẹ chồng, người phụ nữ chăm chỉ rèn luyện để rồi trở thành người truyền lửa, lưu giữ nghề sang sợi truyền thống.

Tình cờ nghe cuộc nói chuyện của bố mẹ chồng, tôi buồn bã mất ăn mất ngủ

Tôi luôn coi mẹ chồng như mẹ ruột của mình và nghĩ bà cũng coi tôi như con gái, nhưng có lẽ không phải vậy.

Quá thương bố, tôi không muốn về quê: Lý do được con gái chia sẻ tận đáy lòng

Có một điều gần đây tôi mới chia sẻ với chồng: Tôi rất ngại về quê vì khi rời đi, nhìn bố một mình, tôi lại cảm thấy không nỡ... Tôi cứ chìm đắm trong nỗi thương bố và nhớ mẹ.

Về quê nghỉ lễ, nàng dâu rớt nước mắt khi thấy một thứ trong mâm cơm nhà chồng

Mâm cơm đơn giản nhưng chứa đựng biết bao yêu thương và quan tâm trong đó. Mỗi miếng thịt, mỗi cọng rau, đều chứa chan tình cảm của mẹ.

Về nhà để được nếm trọn hương vị yêu thương từ tô canh đọt nhãn lồng của mẹ

Sớm tinh mơ, tiếng chuông Zalo vang lên. Ngay sau đó là hình ảnh đọt nhãn lồng xanh mướt được bé út gửi qua, kèm tin nhắn: “Nghe nói lễ năm nay anh hai được về, mẹ chăm tưới tụi nó tốt mơn mởn luôn!”.

Về quê không báo trước, nàng dâu nghẹn ngào thấy cảnh ở nhà bố mẹ chồng

Cả nhà tôi về quê không báo trước mới biết bố mẹ ở nhà ăn uống kham khổ. Ấy thế, mỗi lần con cháu về, ông bà thiết đãi đủ thứ, từ gà vịt đến tôm cua.

Anh trai sắp phá sản, mất sạch cửa nhà, em giàu có từ chối cho vay 50 triệu

Các cụ xưa có câu “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, thế mà anh em ruột nhà tôi chẳng bằng ao nước lã.

Nghỉ lễ con rủ về quê, mẹ nghẹn ngào 'bán hết rồi, nhà đâu mà về'

Mỗi dịp lễ, Tết, mẹ lại xốn xang muốn về gặp họ hàng, người thân. Nghĩ đến cảnh người ta có quê, có nhà để về, mình thì không, mẹ lại giấu tôi khóc.

Nhận cuộc gọi từ quê, tôi bần thần nhớ ngoại, tiếc những ngày mải mê kiếm tiền

Mỗi lần về quê dịp 30/4, ngoại thường nấu cho mấy đứa cháu món canh cá lóc nấu chua chuẩn vị Nam bộ. Giờ hình ảnh ngoại lui cui trong chái bếp đã thành quá khứ.

3 con gái lấy chồng xa, mẹ nuôi đàn gà chỉ mong con cháu về nghỉ lễ

Mới sớm, mẹ đã gọi điện hỏi xem dịp lễ này con có về quê ngoại. Chưa kịp trả lời đã thấy mẹ sụt sùi, giọng nghẹn lại, con cũng cứ thế nước mắt tuôn rơi.

Đang cập nhật dữ liệu !