Ngư dân Philippines: Đánh cá ở Scarborough như... 'đi ăn trộm'

Kể từ khi Trung Quốc chiếm quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough trên Biển Đông, các ngư dân Philippines đã mất đi một ngư trường giàu có. Từ bây giờ, các ngư dân này phải đánh bắt hải sản ở bãi cạn này như "những kẻ trộm".

Trong nhiều thập kỷ, các ngư dân ở dọc bờ biển tây bắc Philippines vẫn coi vùng đánh bắt cá quanh bãi cạn Scarborough như sân nhà của mình, khu vực chỉ mất một ngày đi tàu là tới nơi.

Nhưng bây giờ họ phải nhìn vùng biển quanh bãi cạn này như lãnh hải của quốc gia khác.

“Tôi đã mất kế sinh nhai kể từ khi chúng tôi đánh mất bãi cạn Scarborough về tay người Trung Quốc”, Mario Forones, một ngư dân 53 tuổi sở hữu 3 tàu đánh cá và đã đánh bắt cá được khoảng hơn chục năm quanh bãi cạn này trước khi các tàu Trung Quốc giành được quyền kiểm soát Scarborough vào tháng 4 năm ngoái.

Ngư dân Philippines: Đánh cá ở Scarborough như... 'đi ăn trộm' - ảnh 1
Ngư dân Philippines trên một con tàu đánh cá.

Hãng tin Reuters đã tiến hành phỏng vấn các ngư dân ở 2 thị trấn ven biển Philippines để tìm hiểu xem Philippines đã dần đánh mất quyền kiểm soát bãi cạn này như thế nào kể từ cuộc đối đầu của hải quân nước này với các tàu Trung Quốc năm ngoái. Trong tháng 4 này, một số ngư dân Philippines vẫn cố gắng tiến ra bãi cạn để đánh bắt hải sản.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
- 6 toan tính của Trung Quốc ở Biển Đông và Hoa Đông
- Châu Á sẽ ngăn chặn Trung Quốc bằng cách nào?
Việc Trung Quốc vừa thắt chặt vừa mở rộng quyền kiểm soát đối với Biển Đông đã trở thành đề tài thảo luận của các nhà lãnh đạo Đông Nam Á ở Brunei trong tuần này khi cố gắng giảm nhẹ căng thẳng ở một trong những điểm nóng an ninh lớn nhất ở châu Á.

Bắc Kinh tuyên bố gần như toàn bộ vùng biển này là lãnh thổ của mình theo "bằng chứng lịch sử", trong khi Việt Nam, Philippines, Brunei, Đài Loan và Malaysia cũng tuyên bố một phần chủ quyền đối với vùng biển này. Trừ Trung Quốc và Đài Loan, còn lại các nước khác tham gia vào cuộc tranh chấp đều là thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.

Giới ngoại giao hi vọng rằng trong hội nghị thượng đỉnh kéo dài 2 ngày bắt đầu từ ngày 24/4, các nhà lãnh đạo Đông Nam Á sẽ gạt bỏ những khác biệt trong các hội nghị năm ngoái để trải đường cho Trung Quốc tham gia vào xây dựng một cơ chế giải quyết tranh chấp trên biển.

Nhưng những gì mà các ngư dân Philippines kể cho thấy hành động ngày càng lấn lướt và quyết liệt của Trung Quốc có thể sẽ vượt qua các nỗ lực ngoại giao nhằm giảm nhiệt cuộc khủng hoảng Biển Đông.

Kể về tình hình vùng biển quanh bãi cạn mà cả Trung Quốc và Philippines đều tuyên bố chủ quyền, các ngư dân cho biết họ đã bị truy đuổi quyết liệt bởi những con tàu lớn màu trắng, chạy với tốc độ cao và có trang bị súng và rocket của Trung Quốc. Các ngư dân này cho biết, trong những tháng gần đây, các tàu Trung Quốc đã dùng dây thừng lớn vây khu vực bãi cạn để ngăn các tàu cá.

“Tôi không rõ chi tiết tình hình. Nhưng như các bạn biết đấy, bãi cạn Scarborough là một phần không tranh cãi của lãnh thổ Trung Quốc và Trung Quốc sẽ đảm bảo rằng chủ quyền của mình ở khu vực này không bị xâm phạm”, Hoa Xuân Oánh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc trả lời phỏng vấn của hãng tin Reuters.

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) gồm 10 thành viên mong muốn tiến tới một Bộ qui tắc ứng xử  (COC) có tính ràng buộc về pháp lý để giải quyết các tranh chấp hàng hải trong khu vực nhưng triển vọng sớm đạt được COC là rất mờ nhạt.

THEO DÒNG SỰ KIỆN
- Quân cảng Cam Ranh và vấn đề an ninh trên Biển Đông
Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa cho biết mục tiêu của Hội nghị 24/4-25/4 của ASEAN sẽ chủ yếu là “đảm bảo rằng mọi việc chưa thoái trào”.

Ngay cả khi 10 quốc gia ASEAN nhất trí về COC thì Trung Quốc cho biết nước này sẽ chỉ tham gia vào các cuộc đàm phán khi nào thời gian đã “chín muồi” và cho rằng các quốc gia nên xây dựng niềm tin bằng cách làm theo Tuyên bố về ứng xử trên biển (DOC) được kí năm 2002. Có tính ràng buộc thấp hơn COC nhưng cho đến nay DOC chưa thể hiện vai trò giúp giảm nhẹ các căng thẳng do tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông trong thời gian qua.

Ngoại trưởng Natalegawa cáo buộc Trung Quốc đã “coi thường” cam kết “kiềm chế tối đa” được đề cập trong DOC.

“Anh có thể nhận thấy Trung Quốc đã có một loạt các bước đi đơn phương mà rõ ràng không đi theo tinh thần của DOC”, ông Natalegawa nói tại Jakarta.

Trung Quốc cho rằng các nỗ lực ngoại giao giải quyết tranh chấp đã bị cản trở bởi việc Philippines đệ đơn lên Tòa án Liên Hợp Quốc với mục đích ngăn chặn các hoạt động của Bắc Kinh tại những khu vực như bãi cạn Scarborough.

“Không có thay đổi gì từ phía Trung Quốc. Việc Philippines đệ đơn lên Tòa án Liên Hợp Quốc đã đem đến cớ khác để Trung Quốc từ chối thảo luận về Bộ qui tắc ứng xử trên biển”, Ian Storey, một chuyên gia ở Học viện nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, nhận định.

Biển Đông sẽ tràn ngập tàu chiến

Trong những tháng vừa qua, việc Trung Quốc áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương đã khơi dậy căng thẳng với Việt Nam và Philippines.

Trung Quốc cho biết trong năm nay nước này sẽ tiến hành 40 cuộc tập trận hải quân trên Biển Đông. Nước này còn vừa tuyên bố sẽ cho phép các du khách Trung Quốc tới quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) để “thăm quan”. Cách đây 2 tuần, Hà Nội cáo buộc các tàu Trung Quốc đã bắn vào tàu đánh cá của Việt Nam nhưng Trung Quốc phủ nhận.

Tháng trước, Trung Quốc lại khuấy động Biển Đông khi điều 4 tàu chiến chở quân tới bãi cạn James ở cực nam của Biển Đông, chỉ cách bờ biển Malaysia 80km và sát tới Brunei. Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc, thủy thủ đoàn đã “thề” sẽ bảo vệ và “tăng cường sức mạnh” trên Biển Đông và bảo vệ chủ quyền của nước này. 

Có lẽ vụ việc này đã khiến Malaysia khó chịu. Malaysia vẫn thường có cách tiếp cận ít “căng thẳng hơn” so với Việt Nam và Philippines về các tuyên bố chủ quyền.

Tuy các lực lượng hải quân trong khu vực không thể là đối thủ của Trung Quốc nhưng Hoa Kỳ, quốc gia đã khẳng định có lợi ích về tự do đi lại trên biển, đang gia tăng lực lượng trong khu vực, đặc biệt là sau căng thẳng với Triều Tiên vừa qua.

Các máy bay ném bom B-52 và B-2 của Mỹ đã bay qua không phận Hàn Quốc và Washington đã đưa hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo tầm cao THAAD tới căn cứ quân sự của mình trên đảo Guam ở Thái Bình Dương.

Tuần trước, Hoa Kỳ đã điều tàu tác chiến cận bờ đầu tiên tới Singapore trong 8 tháng.

VẤN ĐỀ ĐANG NÓNG
- Người ngu mới nói phá Đàn Xã tắc để xóa tàn dư phong kiến
- 'Mẫu The' lại mở đại tiệc 1.000 mâm
“Đó (Biển Đông) giống như cái bồn tắm và ngày càng nhiều nước đổ tàu chiến vào cái bồn tắm đó. Sớm muộn gì thì các tàu này sẽ đâm vào nhau”, giáo sư Carl Thayer của Học viện lực lượng quốc phòng Australia nhận xét.

Trò chơi mèo đuổi chuột

Căng thẳng giữa Philippines và Trung Quốc lên tới đỉnh điểm vào tháng 4 năm ngoái. Tàu của hai nước đã đối đầu tại bãi cạn Scarborough trong 2 tháng cho tới khi Trung Quốc giành được quyền kiểm soát bãi cạn này.

Ngư dân Philippines: Đánh cá ở Scarborough như... 'đi ăn trộm' - ảnh 2
Người dân Philippines biểu tình phản đối Trung Quốc khi hai nước đối đầu hải quân ở bãi cạn Scarborough tháng 4/2012.

Forones, một ngư dân Philippines, kể lại rằng khi cuộc đối đầu hải quân Trung Quốc – Philippines bắt đầu, anh đang đánh cá tại bãi cạn này.

“Đó là lần đầu tiên chúng tôi nhìn thấy những con tàu lớn như vậy của hai nước cùng lúc xuất hiện tại bãi cạn. Sau đó lực lượng canh gác bờ biển của chúng tôi tới và bảo chúng tôi rời đi vì có thể xảy ra chiến tranh. Đó là lần cuối cùng chúng tôi có mẻ đánh cá lớn”, anh Forones nói.

Kể từ đó, sản lượng đánh bắt các của anh giảm đi nhiều đến nỗi vợ anh đã chuyển từ bán cá ở chợ sang bán thịt lợn. Anh cho biết đang cân nhắc bán một trong 3 con tàu đánh cá và xe tải chở cá của mình.

Bãi cạn Scarborough nổi tiếng là vùng biển giàu tài nguyên hải sản như rùa, mực ống, cá song và cá thu.

Forones và các ngư dân khác vẫn tìm cách đánh cá ở khu vực bãi cạn, đối mặt với trò chơi mèo đuổi chuột với các tàu Trung Quốc.

“Bây giờ tình hình thật đáng sợ”, Miguel Betana, thuyền trưởng 45 tuổi của một tàu cá và là người đã có kinh nghiệm 15 năm đánh cá ở bãi cạn Scaborough, cho biết.

“Tôi đã từng có những trải nghiệm tồi tệ hơn ở trên biển nhưng khi bị một con tàu Trung Quốc chạy với tốc độ cao đuổi theo, tôi đã nghĩ rằng liệu con tàu đó có đâm vào tàu chúng tôi hay có bắn chúng tôi không. Sẽ chẳng ai biết được nếu họ làm như thế”, anh tâm sự.  

Khi anh có mặt ở đó hồi tháng 3, anh nhìn thấy 5 chiếc tàu Trung Quốc trong đó 4 chiếc đậu ở trước bãi cạn. Anh cho biết sau khi bị một con tàu có vũ khí xua đuổi, anh đã trở lại vào lúc đêm khuya để tiếp tục đánh bắt.

Zaldy Godores, một ngư dân 4 tuổi đến từ thị trấn Santa Cruz, cho biết tàu của anh không đánh bắt cá xa bãi cạn được vì nếu có bão, tàu của anh cần phải vào bãi cạn trú ẩn.

Forones cho biết hồi tháng 1, 3 con tàu của anh đã bị xua đuổi ra cách bãi cạn 24km. Đó là khi anh nhận ra rằng người Trung Quốc đã dùng dây thừng to để quây xung quanh bãi cạn.

“Chúng tôi giờ cứ như kẻ trộm, phải đi ăn trộm chính tài nguyên của mình”, anh Forones nói.

Tùng Lâm

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !