Nghỉ việc nhà nước, đôi vợ chồng trồng thành công cây cà gai leo trên vùng đất “gió Lào”

Nghỉ việc nhà nước, vợ chồng anh Bình, chị Giang (Quảng Bình) đã làm giàu bằng cách lựa chọn trồng cây dược liệu cà gai leo ở vùng đất “gió Lào”, vừa hợp thổ nhưỡng, khí hậu, lại không lo gió bão tàn phá.

Trăn trở làm kinh tế trên vùng đất gò đồi

Anh Nguyễn Thanh Bình (sinh năm 1981) và vợ Nguyễn Thị Giang (sinh năm 1979) ở xã Cự Nẫm, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình đã có công ăn việc làm ổn định cuộc sống. Anh Bình vốn làm việc tại Trại giống lúa Đại Trạch (thuộc Công ty Giống cây trồng Quảng Bình).

Chị Giang làm giáo viên mầm non dạy ở địa phương. Công việc nhà nước với đồng lương chỉ đủ trang trải cho cuộc sống hằng ngày. Anh bàn với vợ làm trang trại để phát triển kinh tế từ vườn đồi của gia đình.

{keywords}
Vườn cà gai leo của HTX dược liệu Cự Nẫm được trồng, chăm sóc theo đúng quy trình quỹ thuật.

Từ đó, hai vợ chồng anh vừa đi làm, vừa trồng và chăm sóc các loại cây ăn quả rồng trong vườn. Thời gian sau, vợ chồng anh đều nghỉ việc để tập trung thời gian, công sức phát triển kinh tế vườn đồi.

Anh Bình nhớ lại “thời điểm giữa năm 2012, nhiều người xin việc không được, trong khi bản thân bàn vợ nghỉ làm để chuyển hướng làm ăn cũng rất khó. Nhưng khi tôi nói ra, không ngờ vợ tôi ủng hộ, và hai vợ chồng chuyên tâm nghĩ cách, tính toán để thực hiện trồng cây gì, nuôi con gì cho phù hợp”.

Ban đầu, hai vợ chồng anh Bình thống nhất chọn trồng giống ổi chất lượng. Đưa cây về trồng, hai vợ chồng chăm bón cẩn thận, cây ổi phát triển nhanh và cho trái nhiều, chất lượng ngon. Nhưng sau vài vụ thu hạch, cây ổi bắt đầu thoái hóa và phát sinh một số sâu bệnh, cây ra trái thưa dần, chất lượng cũng giảm nên giá bán thấp.

{keywords}
Công nhân đang thu hoạch cà gai leo.
{keywords}
Công nhân đang xử lý nguyên liệu nấu cao cà gai leo.

Năn 2015, nhận thấy cây ổi không phù hợp với chiến lược lâu dài, anh Bình lại lên mạng tìm hiểu các loại cây trồng khác nhau. Vợ chồng anh sau khi biết thông tin, đặc điểm sinh trưởng cũng như tác dụng của cây dược liệu cà gai leo đã đưa đến ý định thay đổi cơ cấu cây trồng, với hy vọng phù hợp với vùng đất của gia đình.

Anh Nguyễn Thanh Bình tâm sự “Cây cà gai leo chịu được khí hậu khắc nghiệt, đất cằn, khô hạn ở Quảng Bình, rất thích ứng với biến đổi khí hậu. Đặc biệt, tôi thấy cây cà gai leo có nhiều công trình nghiên cứu nhất về tác dụng chữa bệnh gan, giải độc cơ thể và có tiềm năng nên hai vợ chồng đã chuyển sang trồng cây dược liệu này”.

“Lúc đầu, gia đình tôi trồng 1 vạn cây cà gai leo, vì mình là người đi đầu trong việc trồng cây cà gai leo ở Quảng Bình nên buổi đầu gặp nhiều khó khăn. Từ vốn, giống cây và thị trường tiêu thụ. Ngay khi bắt tay vào trồng cây cà gai leo tôi đã áp dụng phương pháp phủ bạt nilon, nhờ cách làm này tôi đã tiết kiệm được đáng kể nhân công lao động, cũng như công chăm sóc, làm cỏ” - anh Bình cho hay.

Thành lập HTX cây dược liệu

Cây cà gai leo trồng được, hai vợ chồng anh Bình thu hoạch về phơi khô rồi bán với giá từ 70.000-100.000 đồng/kg, trừ chi phí mỗi năm lãi gần 150 triệu đồng.

Anh Bình nhận thấy, sản phầm cà gai leo nếu chỉ dừng lại phơi khô rồi bán thì không mang lại hiệu quả cao nhất. Hai vợ chồng lại tìm tòi, học hỏi cách chế biến các sản phẩm dược liệu từ cây cà gai leo để đưa lại hiệu quả tốt hơn.

Để chiết xuất thành sản phẩm cao cà gai leo đưa ra thị trường, anh Bình đặt mua dây chuyền nấu cao theo quy trình sản xuất ngành dược, đồng thời đăng ký công bố chất lượng sản phẩm.

Tháng 9/2018, chị Nguyễn Thị Giang đứng ra thành lập HTX sản xuất kinh doanh tổng hợp cây dược liệu Cự Nẫm. HTX có 8 thành viên tham gia, trong đó 7 thành viên là hộ dân trên địa bàn xã chủ yếu trồng và cung cấp nguyên liệu cây cà gai leo cho gia đình chị Giang sản xuất thành phẩm cao cà gai leo. Đến nay, diện tích trồng cà gai leo của HTX đã hơn 10 héc-ta, trồng canh tác theo kiểu gối đầu vụ.

{keywords}
Những thiết bị nấu cao dược liệu được anh Bình đặt mua để mở rộng sản xuất.

Anh Phan Đình Trung (sinh năm 1980), thành viên của HTX SXKD tổng hợp cây dược liệu Cự Nẫm, cho biết: “Chúng tôi được gia đình anh Bình giúp đỡ rất nhiều trong việc phát triển kinh tế từ cây dược liệu cà gai leo. Cây này phải được trồng, chăm sóc đủ 6 tháng mới thu hoạch để có nhiều dược tính, chất lượng cao nhất và chúng tôi nói không với phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, nên cây cà gai leo đảm bảo sạch”.

Toàn bộ diện tích trồng cây cà gai leo của HTX đều được áp dụng quy trình trồng và chăm sóc cây nguyên liệu sạch, chỉ sử dụng các sản phẩm sinh học như bánh dầu lạc và phân chuồng ủ hoai mục để bón cho cây trồng. Toàn bộ cây giống, phân bón đều được gia đình anh Bình, chị Giang hỗ trợ và hướng dẫn quy trình trồng, chăm sóc cây cà gai leo cho các hộ dân. Trong đó, anh Bình luôn chủ động giám sát để đảm bảo chất lượng nguyên liệu sạch theo yêu cầu.

Theo chị Giang, việc thành lập HTX sản xuất kinh doanh tổng hợp cây dược liệu Cự Nẫm đã giúp cho gia đình có được nguồn nguyên liệu để mở rộng quy mô sản xuất, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường. Bên cạnh đó, anh chị cũng giúp cho nhiều người dân trong xã chuyển đổi cây trồng kinh tế thấp sang cây cà gai leo.

Để chiết nấu được một mẻ cao cà gai leo, gia đình anh Bình phải mất 28 giờ. Mỗi mẻ nấu được khoảng 5kg cao cà gai leo thành phẩm, được đóng gói trong 50 hộp thủy tinh (loại 100gr/hộp). Quy trình khép kín từ trồng nguyên liệu sạch đến nấu thành phẩm và đóng gói sản phẩm. Tất cả các sản phẩm của HTX đều được dán nhãn QR-code truy xuất được nguồn gốc sản phẩm nhằm tạo niềm tin cho người tiêu dùng.

Đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng thị trường

Thời điểm hiện nay, gia đình anh Nguyễn Thanh Bình đang thu hoạc hơn 5ha cây cà gai leo, và diện tích trồng sẽ mở rộng thêm 5 héc-ta nữa. Ngoài việc mở rộng diện tích trồng cây cà gai leo, gia đình anh Bình tạo công ăn việc làm ổn định cho 15 nhân công lao động thường xuyên, 20-30 nhân công lao động thời vụ với mức lương từ 4-6 triệu đồng.

Năm 2018, thu nhập từ bán các sản phẩm dược liệu cao cà gai leo, trừ hết các chi phí, gia đình anh lợi nhuận gần 600 triệu đồng.

Sản phẩm cà gai leo đã được quảng bá rộng rãi và được thị trường ưa chuộng “Ban đầu chủ yếu bán lẻ, ai biết mới đến mua, sau đó hai vợ chồng tiếp cận các siêu thị, các chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch, các hội chợ. Từ đó sản phẩm được nhiều người biết đến, khách hàng sử dụng và phản hồi rất tích cực, đó là động lực cho chúng tôi yên tâm và mở rộng sản xuất” – Chị Giang chia sẻ.

Xây dựng thành công thương hiệu sản phẩm cao cà gai leo của gia đình, hai vợ chồng anh tiếp tục định hướng mở rộng quy mô sản xuất. Đồng thời tìm kiếm các loại cây dược liệu mới để đa dạng hóa sản phẩm ngài cao cà gai leo như: cao lá vằng, cao lạc tiên, cao đinh lăng, cao thìa canh…

Trồng và sản xuất dược liệu, gia đình anh Bình đã chuyển đổi cây trồng hiệu quả trên vùng đất gò đồi, khuyến khích các hộ dân cùng tham gia liên kết sản xuất tăng thu nhập kinh tế. Sản phẩm cà gai leo đã được UBND tỉnh Quảng Bình đánh giá đạt 3 sao tại cuộc thi đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2019.

Thanh Hà

AIA Việt Nam và Tiki hợp tác xây dựng nền tảng kỹ thuật số độc quyền về bảo hiểm nhân thọ

AIA Việt Nam và Tiki thỏa thuận thiết lập mối quan hệ hợp tác toàn diện độc quyền đầu tiên giữa một doanh nghiệp cung cấp giải pháp bảo hiểm và một nền tảng công nghê hàng đầu Việt Nam.

VinBrain sử dụng “siêu máy tính” cho các giải pháp ứng dụng AI

VinBrain (thuộc tập đoàn Vingroup) là một trong những công ty tiên phong trong việc sử dụng thế hệ siêu máy tính NVIDIA DGX A100 trong việc phát triển một cách hiệu quả và đột phá các sản phẩm AI. 

Lần đầu tiên ra mắt ứng dụng kết nối dịch vụ công chứng trực tuyến tại Việt Nam

Chỉ với một vài thao thác đơn giản, chúng ta đã có thể kết nối với các tổ chức hành nghề công chứng mà không phải mất quá nhiều thời gian như trước kia.

Nghiên cứu ứng dụng một số loại rau, củ, quả trong điều chế thuốc trị bệnh đái tháo đường

Đề tài “Khảo sát hoạt tính ức chế Enzyme α-Glucosidase của một số rau, củ, quả tại An Giang trong hỗ trợ điều trị bệnh Đái tháo đường” được đánh giá có nhiều tiềm năng khai thác để ứng dụng thực tế.

Ứng dụng công nghệ nano UFB để bảo quản cá ngừ đại dương trên tàu câu tay

Sau quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu Hải sản đã làm chủ hoàn toàn “Hệ thống ứng dụng công nghệ nano UFB bảo quản cá ngừ đại dương trên tàu cầu tay”. Sản phẩm sẽ được thương mại hóa thời gian tới.

Nhiều công nghệ ứng dụng thành công hữu ích cho các công trình xây dựng

Công nghệ Ô ngăn hình mạng Neoweb… đã được ứng dụng thành công, hiệu quả trong các công trình xây dựng.

Công nghệ xử lý nước thải góp phần giải quyết thực trạng ô nhiễm nguồn nước

Nhằm góp phần giải quyết thực trạng ô nhiễm nguồn nước đang ngày một nghiêm trọng tại Việt Nam, nhiều công nghệ xử lý nước thải tiên tiến hiện đã và đang được áp dụng ở nhiều địa phương từ các đơn vị nhận chuyển giao.

Nhìn lại năm 2020, năm của Make in Vietnam

Năm 2020 là một năm đầy sôi động đối với các nhà cung cấp nền tảng số. Tính đến ngày 25/12, đã có 26 sự kiện với tổng số 38 nền tảng số Make in Vietnam được Bộ Thông tin và Truyền thông lựa chọn để giới thiệu.

KH&CN đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp

Ngành khoa học và công nghệ đã đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp, 38% trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi.

Nhóm sinh viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM sáng chế thành công phòng chờ ảo cho bệnh nhân

Nhóm sinh viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM đã sáng tạo ứng dụng phòng chờ ảo - QQueue, cung cấp hệ thống xếp hàng trực tuyến, giảm thời gian chờ của bệnh nhân, hạn chế tình trạng tụ tập đông người nơi công cộng.

Đang cập nhật dữ liệu !