Nghệ thuật tác chiến đổ bộ của thuỷ quân lục chiến

Vượt qua hàng ngàn hải lý bằng tàu chiến, đổ bộ xuống biển bằng xe thiết giáp hoặc xe chiến đấu đổ bộ; dưới làn đạn của đối phương vẫn tiến về phía bờ biển để triển khai nhiệm vụ... đó là những hình ảnh được ghi nhận trong tác chiến đổ bộ

Trong bài viết mới đây, Hãng tin RIA Novosti đã giới thiệu về các hoạt động đổ bộ trên biển cũng như những chia sẻ của thuỷ quân lục chiến- những người lính mang trên vai nhiệm vụ vô cùng khó khăn.

Các xe thiết giáp di chuyển về phía tàu đổ bộ cỡ lớn trong bài huấn luyện của lực lượng thuỷ quân lục chiến thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Nga. Nguồn: RIA

“Người ngoài hành tinh” đến từ biển

Theo RIA Novosti, đổ bộ lên bờ là một hoạt động quân sự khó khăn và phức tạp. Mặc dù việc xây dựng kế hoạch đổ bộ cũng nhưng công tác chuẩn bị đều được thực hiện từ trước nhưng trong quá trình triển khai hành động, thuỷ quân lục chiến vẫn có thể phải điều chỉnh phương án đổ bộ cho phù hợp với tình hình thực tế.

Cựu Tư lệnh Hạm đội Phương Bắc Vyacheslav Popov chia sẻ: "Thủy quân lục chiến hầu như không bao giờ chiến đấu hoàn toàn độc lập. Bất kỳ hành động nào trên đất liền hoặc trên biển đều được hỗ trợ từ trên không. Hệ thống pháo binh, hàng không ven bờ đều được triển khai sơ bộ. Ngoài ra, các tàu hỗ trợ cũng hiện diện trong khu vực đổ bộ.”

Tham gia vào hoạt động của thủy quân lục chiến còn có các tàu đổ bộ cỡ lớn - “kho hàng” cung cấp trang thiết bị kỹ thuật. Do độ mớn nước thấp nên một số tàu đổ bộ cỡ lớn có thể ghé sát mũi tàu ở bờ biển, tạo thuận lợi cho trang thiết bị kỹ thuật có thể di chuyển lên bờ qua cửa đổ quân ở mũi tàu.

Xe thiết giáp cùng với thuỷ quân lục chiến di chuyển lên bờ biển thuộc Vịnh Peter the Great. Nguồn: RIA

Tuy nhiên, hoàn cảnh chiến đấu phức tạp không phải lúc nào cũng cho phép các thủy thủ tiếp cận gần bờ biển. Khi đó, các xe thiết giáp sẽ lao xuống biển và thuỷ thủ sẽ bơi về phía các cỗ máy này.

"Phương pháp đổ bộ như vậy áp dụng trong trường hợp bờ biển không được trang bị hệ thống vũ khí hỗ trợ. Xe thiết giáp có thể tiến hành đổ bộ ở khoảng cách trung bình từ 500 m-1 km. Khi còn ở dưới nước, thuỷ quân lục chiến đã phải chiến đấu trước đòn tấn công của đối phương nhằm về phía xe thiết giáp, xe chiến đấu đổ bộ và các thiết bị đang dần tiến vào bờ”, ông Vyacheslav Popov cho biết.

Việc đáng lo ngại nhất là các xe thiết giáp có thể bị hư hại do hoả lực của kẻ địch và bị chìm xuống biển cùng với kíp lái. Do đó, lính thủy quân lục chiến được huấn luyện cách khẩn trương rời khỏi xe khi xảy ra tình huống nguy hiểm. Ngoài ra, thuyền cứu hộ luôn được triển khai tại khu vực hoạt động của thuỷ quân lục chiến.

Bài học nằm lòng

Chia sẻ với RIA Novosti, lính thuỷ đánh bộ, lái xe thiết giáp BTR-82A Ruslan Arhidzyanov cho biết: “Khi bạn rời tàu, lặn xuống biển, cảm giác của bạn khi ấy sẽ rất mơ hồ. Điều quan trọng là không được cuống quýt lên và bật các công cụ kịp thời.” Được biết, Ruslan Arhidzyanov phục vụ khoảng 1 năm trong một đội cận vệ riêng của thuỷ quân lục chiến thuộc Hạm đội Biển Đen, đóng quân ở Sevastopol. Ruslan Arhidzyanov đã có 5 lần đổ bộ lên bờ từ một chiếc tàu đổ bộ lớn thành công. "Chúng tôi đã chuẩn bị kỹ càng. Do đó, các tình huống bất thường và những khoảnh khắc nguy hiểm không xảy ra. Cũng không có chuyện ai đó cuống lên và thực hiện nhiệm vụ của mình không đến cùng cũng như bị sai sót.”

Xe thiết giáp BTR-82A. Nguồn: RIA

Tàu đổ bộ có thể đưa các các xe bọc thép ra từ hai phía: Đuôi tàu và mũi tàu. Một vài phút trước khi tiến hành đổ bộ, kíp lái ngồi vào vị trí, đóng nắp xe lại và bắt đầu khởi động các động cơ xe. Thiết kế của các tàu đổ bộ lớn cho phép thực hiện thao tác đổ quân khi biển động cấp 4. Trong điều kiện chiến đấu thực tế, đối phương tìm cách không cho thuỷ quân lục chiến tiếp cận bờ. Và nhiệm vụ chính của xạ thủ trên xe chiến đấu là kịp thời phát hiện và ngăn chặn hoả lực của đối phương. Xạ thủ trên xe thiết giáp BTR-82A Vitaly Patyukov cho biết: "Nếu nhìn thấy quân địch, tôi sẽ báo cáo với chỉ huy nhóm và chỉ huy quyết định khai hoả. Nhưng nếu họ bắn về phía tôi thì đó được coi là một cuộc tấn công trực tiếp, tôi có thể khai hoả, tấn công đáp trả lại mà không cần sự cho phép của chỉ huy.”

Đội quân hỗ trợ

Ngày hôm nay, trong trang bị của thủy quân lục chiến có một số mẫu xe bọc thép lội nước có khả năng vượt qua những vùng nước sâu. Về cơ bản, đây là những xe bọc thép với nhiều phiên bản sửa đổi khác nhau. Chiếc hiện đại nhất là BTR-82A, được trang bị pháo cao tốc 2A72 30 mm và súng máy Kalashnikov 7,62 mm. Để cải thiện khả năng điều khiển chỉ huy, BTR-82A được trang bị các thiết bị liên lạc thế hệ thứ năm và hệ thống định hướng địa hình tiên tiến. So với những “người tiền nhiệm”, BTR-82A có lớp giáp dày hơn và được lắp máy điều hoà không khí.

Lực lượng thuỷ quân lục chiến thuộc Hạm đội Biển đen của Hải quân Nga thực hiện thao tác đổ bộ từ tàu đổ bộ cỡ lớn Caesar Kunikov. Nguồn: RIA

Trong số những con tàu đổ bộ cỡ lớn thuộc thành phần chiến đấu của Hải quân có khoảng 20 tàu đổ bộ cỡ lớn thuộc Đề án 1171 (tàu Nikolai Filchenkov) và Đề án 775 (tàu Caesar Kunikov). Các nhà đóng tàu Nga đã bắt đầu phát triển và đóng tàu chuyên dùng cho việc vận chuyển thiết bị quân sự cũng như đổ bộ trên biển vào đầu những năm 1950. Tàu đổ bộ cỡ lớn đầu tiên thuộc Đề án 1171 "Voronezh Komsomolets" được đặt đóng vào năm 1964 tại Nhà máy đóng tàu Yantar ở Baltic. Tàu đổ bộ hiện đại và tiên tiến nhất được chế tạo cho Hải quân Nga là tàu đổ bộ cỡ lớn thuộc Đề án 11711 Ivan Gren. Chiếc tàu này sẽ gia nhập hạm đội trong thời gian tới. Nếu không có các tàu đổ bộ thì thuỷ quân lục chiến khó có thể thực hiện được chiến dịch quân sự với quy mô lớn, RIA Novosti nhận định.

Theo RIA/QĐND

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !