Nghề làm hương trầm mang thu nhập tiền tỷ cho người dân miền biên xứ Nghệ

Mỗi dịp giáp Tết, các làng nghề sản xuất hương trầm ở huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đang tất bật vào vụ Tết. Có những cơ sở phải thuê tới gần 30 công nhân mới làm đủ hàng phục vụ nhu cầu tiêu thụ dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021.

Sẵn sàng cho vụ sản xuất

Về thị trấn Tân Lạc (huyện miền núi huyện Quỳ Châu, Nghệ An) những ngày giáp Tết, trên khắp con đường đều thoang thoảng mùi hương trầm thơm ngào ngạt, dễ chịu. Đi đến đâu cũng bắt gặp cảnh người người, nhà nhà ở các làng nghề đang tập trung cao độ với công việc.

{keywords}
Làng nghề hương trầm ở thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu tất bật vụ Tết.

Để làm ra được những búp hương trầm thơm đặc biệt của vùng miền Tây xứ Nghệ, những người làm hương phải rất tỉ mỉ, cầu kỳ trong từng công đoạn, từ việc lựa chọn nguyên liệu đến việc quấn hương; tất bật đi mua nguyên liệu làm bột hương để kịp đáp ứng nhu cầu của thị trường dịp Tết Nguyên đán.

Ngay từ mùa hè, họ đã đi khắp vùng để đặt mua rễ cây hương bài để làm nguyên liệu chính. Đây là một loại cây thuộc loài thảo mộc, lá dài xanh ngắt, thường mọc thành từng bụi, từng đám lớn ven khe suối hay trên sườn đồi, dưới những tán lá rậm ẩm mát.

Ngoài ra, trong nguyên liệu làm hương trầm còn có thảo quả, hoa hồi, quế chi (hoặc bột lá quế khô), trầm xơ, bã mía và một vài thứ phụ gia đặc biệt khác (được người làm nghề giữ bí mật). Tất cả đều được phơi khô, xay nghiền thành bột mịn, trộn đều với nhau theo một tỷ lệ nhất định thành bột hương.

Bên cạnh đó, trước khi bước vào vụ, người dân ở đây thường chuẩn bị hàng trăm nghìn đến hàng chục triệu thanh “chu” cho cả một mùa làm hương trầm. “Chu” được làm từ những cây nứa già có sẵn trong vùng, sau khi chặt về, tùy theo từng kích thước loại hương, các chủ cơ sở làm hương sẽ cưa kích thước phù hợp rồi đem ngâm nước chừng 3 - 4 tháng, sau đó đem phơi khô, chẻ nhỏ theo một kỹ thuật nhất định.

Theo bà Lê Thị Hương, chủ cơ sở sản xuất Thân Hương (thuộc khối Tân Hương, thị trấn Tân Lạc) cho biết: "Làm cái nghề này không phải nhọc nhằn chi cho lắm nhưng đòi hỏi phải kiên trì, cầu kỳ; đặc biệt là phải nắm và làm đúng kỹ thuật, có thời gian dài chuẩn bị nguyên vật liệu. Thời gian đóng từ nguyên vật liệu thành sản phẩm hoàn chỉnh cũng rất quan trọng và kéo dài nhiều ngày vì phải làm từ từ, từng que hương một, làm theo thứ tự từng bước một chứ không thể bỏ qua bước nào, cũng không thể làm vội vàng vì như thế sản phẩm sẽ không đẹp, không thơm, không đạt tiêu chuẩn".

{keywords}
Hương trầm Quỳ Châu được khách hàng khắp nơi ưa chuộng trong dịp Tết bởi nét đặc trưng riêng có.

Còn chủ cơ sở sản xuất Lê Thị Lài (trú ở khối 2, thị trấn Tân Lạc) thì chia sẻ: "Tôi làm nghề hương trầm cũng đã ngót ngét 40 năm rồi. Rời quê hương Hưng Nguyên (Nghệ An) cùng bố mẹ lên đây khi mới 15 tuổi để xây dựng kinh tế mới, lúc đó nơi đây còn vất vả, hoang sơ lắm. Cũng may mà bố mẹ có biết chút ít về nghề cuốn hương ở dưới xuôi nên thử làm để tăng thêm thu nhập, sau này thấy nguyên liệu dồi dào, mùi vị lại độc đáo nên gia đình tập trung làm và phát triển nghề này… Thế rồi nghề sản xuất hương trầm trở thành nghề gia truyền của gia đình tôi cho đến nay".

Tất bật những ngày giáp Tết

Nghề làm hương trầm ở Quỳ Châu đã có từ 30 - 40 năm nay. Vụ sản xuất chính bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 12 âm lịch hàng năm. Nhà nào không tự sản xuất thì đi cuốn hương thuê cho các cơ sở khác. Lao động ở đây chủ yếu là phụ nữ địa phương, họ kéo nhau ra làng nghề tìm chỗ làm thuê để kiếm tiền sắm Tết.

“Mỗi năm gia đình tôi phải thuê từ 4 - 5 lao động, cùng với 4 lao động chính trong nhà tập trung làm được khoảng 40 vạn cây hương, trừ mọi chi phí cũng cho thu nhập khoảng 80-100 triệu đồng”, bà Lê Thị Hương (chủ cơ sở sản xuất Thân Hương) cho biết thêm.

Dịp này, mỗi cơ sở sản xuất bình thường phải thuê 3 - 4 lao động, cơ sở lớn thì phải thuê tới hàng chục người. Những nhân công tay nghề bình dân trung bình mỗi ngày cũng có thu nhập từ 150 đến 250 ngàn đồng.

Chị Đoàn Thị Ngọc Diệp (công nhân cuốn hương tại cơ sở sản xuất Thân Hương) chia sẻ: "Mỗi ngày tôi có thể cuốn được trên dưới 3.000 cây hương, tương đương 180.000 đồng/ngày công. Vì đi cuốn thuê như mình là người làm công ăn lương theo sản phẩm nên thời gian làm công do cá nhân tự sắp xếp, khi nào rảnh thì tranh thủ đi cuốn, có thể làm thêm buổi đêm".

{keywords}
Mỗi ngày, chị Đoàn Thị Ngọc Diệp có thể cuốn được trên dưới 3.000 cây hương trầm, tiền công khoảng 180.000 đồng.

Làm nghề cuốn hương được gần 20 năm nay, chị Lê Thị Loan (trú ở khối Tân Hương 2, thị trấn Tân Lạc) kể: “Nghề này đòi hỏi phải cần cù, chịu khó, có khi ngồi cả ngày một chỗ để cuốn. Tôi cũng tranh thủ khi nông nhàn kiếm thêm thu nhập để lo cho con cái ăn học và lo sắm sửa dịp tết thôi".

Được biết, chị Loan cũng thuộc tốp nhân công cuốn hương nhanh bậc nhất trong làng nghề, ngày nào cố gắng có thể cuốn được 3.500 - 4.000 cây hương, mức thu nhập tương đương 200 - 250 nghìn đồng/ngày công.

Ghé cơ sở sản xuất hương trầm Hà Loan (khối 2, thị trấn Tân Lạc), dịp này có khoảng gần 30 công nhân đang làm việc với không khí rất khẩn trương, nhộn nhịp.

“Tôi làm nghề này đã gần 35 năm rồi, từ ngày thành lập cơ sở đến nay quy mô sản xuất lớn hơn, lượng khách hàng cũng nhiều nên cứ mỗi mùa hương là phải thuê gần 30 công nhân làm. Cơ sở sản xuất trên 2 triệu que hương/mùa, thu về trên 1 tỷ đồng mỗi năm", chị Trần Thị Loan (chủ cơ sở sản xuất) chia sẻ.

{keywords}
Nghề làm hương trầm đã tạo việc làm, mang lại thu nhập tương đối cao cho nhiều lao động địa phương vào dịp Tết.

Hương trầm Quỳ Châu với những búp hương dài ngắn tuỳ loại, tuy không cầu kỳ loè loẹt nhưng có nét độc đáo riêng có của nó. Đây là hàng hóa được ưa chuộng trên khắp thị trường trong nước mỗi dịp Tết đến, Xuân về...

Hiện nay, toàn huyện Quỳ Châu có 1 Hợp tác xã và 6 làng nghề làm hương trầm thuộc 5 xã, thị trấn với gần 200 hộ sản xuất. Mỗi dịp cuối năm, các làng nghề đã mang lại việc làm và tạo nguồn thu nhập ổn định cho hàng trăm lao động địa phương.

Bảo Trâm

Agribank dành hơn 100 tỷ đồng hỗ trợ người khó khăn nhân dịp xuân Giáp Thìn

Nhân dịp xuân Giáp Thìn 2024, với mong muốn mọi người, mọi nhà được đón Tết an vui, đầm ấm, Agribank dành hơn 100 tỷ đồng hỗ trợ người nghèo, gia đình chính sách trên cả nước.

Chơi hụi online, 3 chị em gái mất tiền tỷ, còn bị thách 'kiện tưng bừng đi'

Với hình thức huy động góp phường (hụi) online trên mạng xã hội, hàng chục người ở Nghệ An bị chủ phường tuyên bố không có khả năng trả nợ, trong đó trường hợp đặc biệt là một gia đình có 3 chị em cùng tham gia.

Người đàn ông miền Tây hơn 10 năm vận động trồng cây thuốc chữa bệnh miễn phí

Hơn 10 năm nay, lương y Phạm Văn Hiểm miệt mài 'đi từng ngõ, gõ từng nhà', vận động bà con trồng cây thuốc nam, chữa bệnh miễn phí cho bệnh nhân nghèo.

Người mẹ kể lại thời khắc bố bạo hành con gái rạn xương vai

Khi bố đang hát với bạn, cháu bé cứ đòi mẹ mở sang tivi để xem. Thấy vậy, người mẹ mang con ra ngoài đánh thì xảy ra sự việc bố bạo hành con gái rạn xương vai.

Những buổi ‘hẹn cùng thanh xuân’ dành riêng người cao tuổi

Chương trình truyền hình thực tế “Có hẹn cùng thanh xuân”, do Vinamilk Sure Prevent Gold và VTV tổ chức, sắp lên sóng VTV3 ngày 22/10, gửi gắm thông điệp tuổi tác chỉ ở con số, thanh xuân mãi trong tim mỗi người đến người cao tuổi.

Đà Nẵng: Mang 'Ba Na Hills xuống phố'

Công ty CPDV Cáp treo Bà Nà vừa đưa vào vận hành Nhà hàng Little Ba Na Hills - một không gian thư giãn, trải nghiệm mới mẻ và mang đậm dấu ấn của miền tiên cảnh Sun World Ba Na Hills.

Áo đấu và huy chương giải chạy VPIM 2023 ‘đốn tim’ cộng đồng runner

Ban Tổ chức giải chạy VPIM 2023 vừa công bố hình ảnh áo đấu và huy chương VPIM 2023 trên fanpage, thu hút sự chú ý đặc biệt của cộng đồng runner.

Hơn 1 triệu ly sữa tiếp tục đồng hành cùng trẻ nhỏ đón năm học mới

Ngay trong những ngày đầu năm học mới 2023-2024, hơn 1 triệu hộp sữa Vinamilk từ Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam đã được trao đến hơn 11.000 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại các trường mầm non, mái ấm, trung tâm bảo trợ trên cả nước.

Khám phá thiên đường ẩm thực Bà Nà Hills

Nếu bỏ qua cơ hội thưởng thức những món ngon quên lối về khi đến Bà Nà Hills, bạn đã bỏ lỡ một trải nghiệm độc đáo và đáng nhớ bậc nhất trong chuyến du hí tại thành phố bên sông Hàn.

Hơn 1 triệu ly sữa đón học sinh vùng khó đến trường

Vào năm học mới 2023-2024 sắp tới đây, hàng chục ngàn em nhỏ tại nhiều điểm trường học, trung tâm bảo trợ trẻ em sẽ tiếp tục nhận sữa từ Vinamilk và Quỹ Sữa Vươn cao Việt Nam, hoàn thành cam kết trao tặng 1,5 triệu hộp sữa trong năm nay.

Đang cập nhật dữ liệu !