Nghệ An: Sông Rộ 'ăn đất', sạt sát vách nhà, dân mất ăn, mất ngủ

Bờ sông Rộ (xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương, Nghệ An) sạt lở kéo dài nhiều năm khiến nhiều hộ dân sống bên “miệng hà bá” luôn lo âu, thấp thỏm. Giải pháp di dời người dân đến khu vực an toàn vẫn chưa được thực hiện.

 

{keywords}
Khu vực nhà dân đứng trước nguy cơ sạt lở, chính quyền địa phương đã cắm biển cảnh báo.

Theo phản ánh của các hộ dân ở các thôn Minh Đức (trước đây là thôn Vận tải, xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương, Nghệ An), tình trạng sạt lở dọc bờ sông Rộ khiến họ vô cùng hoang mang và lo lắng. Đây là nơi họ đã sinh sống hàng chục năm qua.

Là hộ bị sạt lở nặng nề nhất, nhiều năm qua, gia đình cụ Nguyễn Thị Trinh (SN 1930, trú ở thôn Minh Đức, xã Võ Liệt) luôn phải sống trong cảnh lo âu, thấp thỏm khi dòng sông Rộ đã “ăn” sát nhà. Nhiều tài sản, khu vực chăn nuôi của gia đình đã bị trôi hết xuống sông.

{keywords}
 
{keywords}
Sạt lở “ăn” vào tận nhà bà Nguyễn Thị Trinh, thôn Minh Đức, xã Võ Liệt.

Theo bà Trinh, trước đây, khu vực nhà này cách sông đến hàng chục mét, nhưng tình trạng sạt lở nhiều năm qua đã vào đến tận vách nhà. Mỗi khi có mưa to, xảy ra lũ lụt, gia đình vô cùng lo âu vì nhà cửa có thể bị đổ sập xuống sông lúc nào không biết.

Theo ghi nhận của PV, dọc bờ sông Rộ (đoạn qua Minh Đức, xã Võ Liệt), nhiều diện tích đất bị lấn sâu vào khu vực nhà ở từ 2-5m, nhiều nhà dân ở khu vực này nằm chênh vênh bên mép sông khiến họ hàng ngày luôn sống trong cảnh bất an.

Trận mưa lũ vừa qua đã gây sạt lở, nhấn chìm toàn bộ hệ thống chuồng trại chăn nuôi và đất ở của một số hộ dân sinh sống tại đây. Mong muốn của người dân là chính quyền bố trí nơi ở mới để yên tâm làm ăn, sinh sống.

{keywords}
Chuồng trại của gia đình ông Nguyễn Đình Ngọ đã bị sạt lở, trôi hết xuống sông.

Ông Nguyễn Đình Ngọ (SN 1954, con trai cụ Trinh) cho hay, mặc dù gia đình đã có đơn  yêu cầu nhiều năm rồi nhưng đến nay chính quyền vẫn chưa bố trí được nơi ở mới. Đợt vừa qua, gia đình đã mua hơn 40 xe đất đổ phía mép sông để đảm bảo an toàn, nhưng nay đã trôi hết theo dòng nước lũ.

“Nước dâng cao gần 2m khiến gia đình tôi và các hộ khác nơi đây bị ngập sâu nhiều ngày. Tôi phải cõng mẹ tôi đến nơi cao hơn để tránh trú bởi nhà cửa có thể “trôi” xuống sông bất cứ lúc nào nên chúng tôi rất lo lắng”, ông Ngọ nói.

Theo ông Bùi Xuân Lĩnh, Chủ tịch UBND xã Võ Liệt, vào năm 2018, xã đã lập hồ sơ về việc di dời nhà ở của các hộ dân khỏi vùng đất có nguy cơ sạt lở bờ sông. Theo danh sách xã lập thì có 3 hộ cần di dời, trong đó có hộ cụ Nguyễn Thị Trinh.

{keywords}
Nhiều gia đình thôn Minh Đức, xã Võ Liệt luôn phải sống lo âu, thấp thỏm khi mưa lũ.

Xã đã lập tờ trình xin quy hoạch một vùng đất tại thôn Yên Hòa (xã Võ Liệt) và đã được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt, đã lập quy hoạch chi tiết phân lô và tổ chức giải phóng mặt bằng, song đến nay việc bồi thường giải phóng mặt bằng còn vướng mắc, một số hộ dân không thống nhất, việc thu hồi gặp khó khăn và không thực hiện được.

Ông Nguyễn Tư Hùng, Phó Trưởng phòng NN&PTNN huyện Thanh Chương (Nghệ An) xác nhận, ngoài gia đình bà Nguyễn Thị Trinh, còn một số hộ dân khác nằm trong diện sạt lở bờ sông có thể gây nguy hiểm đến an toàn tính mạng và tài sản của gia đình.

Phương án lâu dài là phải tái định cư cho hộ dân. Trước mắt, khi xảy ra lũ lụt, mưa bão, chính quyền địa phương phải hỗ trợ người dân di dời và vận chuyển đồ đạc đến nơi khác để đảm bảo an toàn.

{keywords}
Giải pháp di dời người dân đến khu vực an toàn vẫn chưa thực hiện được.

“Xã đang tiến hành quy hoạch vị trí mới và đang trình UBND huyện tổng hợp để trình UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2020 – 2030; khi đưa được vào kế hoạch đó thì xã mới thực hiện các bước tiếp theo để đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư cho các hộ dân theo quy định”, ông Hùng nói. 

{keywords}
Nước dâng cao, cây cối xác xơ sau trận lũ vừa qua.
Qua tìm hiểu của PV, trước đó, vào tháng 5/2017, một trận mưa lớn đã làm sạt lở bờ sông, ảnh hưởng lớn tới các hộ gia đình. Thời điểm đó, theo thống kê của chính quyền xã Võ Liệt, các hộ nằm trực tiếp trong khu vực có nguy cơ sạt lở khi có lũ xảy ra bao gồm: thôn Vận Tải (5 hộ với 26 nhân khẩu), thôn Yên Xuân (3 hộ với 13 nhân khẩu) và thôn Hòa Hợp (3 hộ với 14 nhân khẩu).
{keywords}
Nằm ở ngã 3 sông Rộ, sông Lam, nhiều hộ sinh sống sát bờ sông phải chịu cảnh ngập nặng khi nước lũ dâng cao.
Trước tình trạng sạt lở nghiêm trọng ở các thôn dọc bờ sông Rộ, ngày 20/7/2017, UBND xã Võ Liệt đã có văn bản số 02/PA-UBND về xây dựng phương án sơ tán dân khi có bão lụt xảy ra trên địa bàn. Cụ thể, khi xảy ra tình trạng sạt lở nghiêm trọng, UBND xã Võ Liệt yêu cầu các ban, ngành chức năng của địa phương, các thôn xóm mà lực lượng chủ yếu là dân quân, thanh niên… đưa người già, trẻ em, tài sản, lương thực và gia súc, gia cầm đến nơi tập kết an toàn như ở nhà văn hóa thôn và trường học.

Việt Hòa

Thăm ngôi biệt thự 800m2 của đại gia nức tiếng Hà Nội xưa

Gần 100 năm qua, kí ức về gia đình, những kỉ vật trong căn biệt thự số 44 Hàng Bè vẫn được các thế hệ con cháu giữ gìn, trân quý.

Động đất tiếp tục ở Kon Tum, 36 trận xảy ra trong 22 ngày

Trận động đất có độ lớn 3.4 độ richter vừa xảy ra tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum. Chỉ trong tháng 3, nơi đây đã xảy ra 36 trận động đất.

Ngôi nhà siêu méo mó bên tuyến đường mới mở ở Hà Nội

Ngôi nhà có diện tích 17m2 ở ngách 42/197 Thịnh Liệt (Hoàng Mai, Hà Nội), nằm trên tuyến đường nối khu đô thị Đồng Tàu - Tam Trinh.

Hai du khách nước ngoài đứng trên đường phố Quảng Nam xin cứu giúp

Ngày 20/3, Công an TP Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam) cho biết, phòng Quản lý xuất nhập cảnh (công an tỉnh) đã xuống địa bàn để tìm hiểu thông tin về việc hai du khách nước ngoài cầm biển xin cứu giúp trên đường phố.

Thấp thỏm sống trong ngôi nhà 'án ngữ' giữa đường

Trên tuyến đường ở TX Đông Triều, Quảng Ninh "mọc" 1 ngôi nhà hai tầng khiến nhiều người bất ngờ khi đi qua.

Xuất hiện cảnh chèo kéo khách ở cà phê phố đường tàu

Nhiều chủ quán hoặc người làm ở một số quán cà phê đường tàu thuộc phường Điện Biên (Hà Nội) chìa hẳn thực đơn ra mời chào, chèo kéo du khách. Nếu ai không có ý định vào uống nước sẽ không được họ dẫn qua rào chắn.

Cảnh nhộn nhịp trên công trường xây dựng sân bay Long Thành

Thiết bị máy móc của các nhà thầu hoạt động liên tục để san lấp mặt bằng và thi công móng cọc, triển khai xây dựng các hạng mục như đường băng, bãi đỗ xe, nhà ga sân bay Long Thành những ngày đầu tháng 3.

Cây cầu hình rồng đắt tiền nhất tỉnh Bắc Ninh đang thành hình

Với tổng vốn đầu tư gần 2.000 tỷ đồng, cây cầu Phật Tích - Đại Đồng Thành có thiết kế hình con rồng thời Lý được đánh giá là đắt tiền nhất tỉnh Bắc Ninh hiện nay.

Núi rác tồn tại hàng chục năm ở Vĩnh Phúc gây ô nhiễm môi trường

Bãi rác núi Bông đi vào hoạt động năm 1999, lượng rác được Công ty CP môi trường và dịch vụ đô thị Vĩnh Yên thu gom, vận chuyển và tập kết tại đây. Hiện tình trạng ô nhiễm hết sức nặng nề.

Chuyện chưa kể về 'cây tử thần' trăm tuổi vừa bị cháy ở TP.HCM

Cây củ chi đại thụ, quý hiếm nhất của vùng Củ Chi vừa bị cháy khiến người dân vô cùng tiếc nuối.

Đang cập nhật dữ liệu !