Ngày đầu năm, Hà Nội ghi nhận 1.741 ca mắc Covid-19 mới, có 611 ca ngoài cộng đồng

Sở Y tế Hà Nội vừa thông báo từ 18h ngày 31/12/2021 đến 18h ngày 1/1/2022 Hà Nội ghi nhận 1.741 ca bệnh trong đó 611 ca tại cộng đồng.

{keywords}
Ngày đầu tiên năm 2022, Hà Nội ghi nhận 1.741 ca mắc Covid-19 mới trong đó, 611 ca ngoài cộng đồng

Một số quận huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Hoàng Mai (246), Đống Đa (202), Hà Đông (154), Ba Đình (150), Bắc Từ Liêm (113), Thanh Trì (99), Tây Hồ (98).

Bệnh nhân phân bố tại 301 xã phường thị trấn thuộc 29/30 quận, huyện, thị xã. Trong đó 611ca cộng đồng ghi nhận tại 205 xã phường thuộc 26/30 quận huyện.

Một số quận, huyện nhiều bệnh nhân tại cộng đồng như: Ba Đình (73), Hoàng Mai (71), Cầu Giấy (57), Thanh Trì (56), Hà Đông (50), Tây Hồ (44).

Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4/2021): 50.680 ca trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 17.023 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 33.657 ca.

Trước đó, vào tối 31/12, UBND thành phố Hà Nội ban hành Thông báo về đánh giá cấp độ dịch trong phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn. Hiện thành phố vẫn ở cấp độ 2, nhưng số quận, huyện và xã, phường ở cấp độ 3 trong phòng, chống dịch tiếp tục tăng so với tuần trước đó.

Theo kết quả đánh giá cấp độ dịch mới nhất được cập nhật tới 9h ngày 31-12, Hà Nội có điều chỉnh cấp độ dịch thuộc cấp quận, huyện, thị xã và cấp xã, phường so với báo cáo đánh giá 7 ngày trước.

Hà Nội vẫn ở cấp độ 2 (nguy cơ trung bình, tương ứng với màu vàng) trong phòng, chống dịch Covid-19 như cách đây một tuần. Tuy nhiên, trong 30 quận, huyện, thị xã, chỉ có 2 huyện ở cấp độ 1 (nguy cơ thấp, tương ứng với màu xanh), tăng 1 địa bàn so với công bố vào ngày 25-12; có 18 quận, huyện, thị xã ở cấp độ 2 (giảm 3 quận, huyện) và 10 quận, huyện ở cấp độ 3 (nguy cơ cao, tương ứng với màu cam), tăng 2 huyện.

Về cấp xã, phường, có 190 địa phương ở cấp độ 1 (giảm 206 xã, phường); 278 địa phương ở cấp độ 2 (tăng 162 xã, phường); 111 địa phương ở cấp độ 3 (tăng 44 xã, phường) và không có địa bàn nào ở cấp độ 4 (nguy cơ rất cao, tương ứng với màu đỏ).

Trong 14 ngày gần đây, trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 23.606 ca mắc tại cộng đồng (tăng 5.774 ca so với 14 ngày trước đó). Như vậy, thành phố vẫn ở cấp độ 2; trong đó có 2 huyện ở cấp độ 1 là Phúc Thọ và Phú Xuyên; 18 quận, huyện, thị xã ở cấp độ 2 và có 10 quận, huyện: Ba Đình, Gia Lâm, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Long Biên, Nam Từ Liêm, Tây Hồ, Thanh Trì và Thanh Xuân ở cấp độ 3. Điều đáng nói, quận Đống Đa 3 tuần liên tục ở cấp độ 3, thì hiện đã xuống cấp độ 2.

Cũng trong vòng 14 ngày gần đây có 111 xã, phường, thị trấn ghi nhận nhiều ca bệnh trong cộng đồng, phân bố theo các quận, huyện, thị xã như sau: Ba Đình 13 đơn vị, Bắc Từ Liêm 1 đơn vị, Cầu Giấy 1 đơn vị, Chương Mỹ 1 đơn vị, Đan Phượng 1 đơn vị, Đông Anh 1 đơn vị, Đống Đa 7 đơn vị, Gia Lâm 7 đơn vị, Hà Đông 5 đơn vị, Hai Bà Trưng 11 đơn vị, Hoài Đức 1 đơn vị, Hoàn Kiếm 9 đơn vị, Hoàng Mai 13 đơn vị, Long Biên 7 đơn vị, Nam Từ Liêm 6 đơn vị, Quốc Oai 1 đơn vị, Tây Hồ 6 đơn vị, Thanh Oai 1 đơn vị, Thanh Trì 8 đơn vị, Thanh Xuân 6 đơn vị, Thường Tín 3 đơn vị, Ứng Hòa 2 đơn vị. Theo đánh giá cấp độ dịch, 111 xã, phường, thị trấn của các quận, huyện này thuộc cấp độ 3.

Còn lại, trong số 468 xã, phường, thị trấn, có 190 xã, phường, thị trấn ở cấp độ 1 và 278 xã, phường, thị trấn ở cấp độ 2.

N. Huyền 

Lý do măng cụt được ví là 'nữ hoàng' trái cây

Không chỉ là loại trái cây ngon, măng cụt còn là một dược liệu quý giá trong phòng và hỗ trợ điều trị một số bệnh.

Đau đầu nhiều năm, phát hiện khối u ở não to hơn quả trứng vịt

Người phụ nữ ở TP.HCM mang khối u ở màng não to hơn quả trứng vịt, có rất nhiều mạch máu nuôi.

Bốn cách được quảng cáo giúp giải độc gan nhưng có thể làm hại bạn

Theo bác sĩ, các phương pháp giải độc gan không giúp cải thiện chức năng gan, trong khi có thể dẫn tới nhiều tác dụng có hại cho cơ thể.

Cả nước hết sạch vắc xin 5 trong 1, Bộ Y tế nói gì?

Cả nước không còn vắc xin 5 trong 1 của Chương trình tiêm chủng mở rộng. Một số vắc xin khác chỉ còn đủ dùng trong một vài tháng tới.

Rượu vang để được trong bao lâu?

Nhiều người thắc mắc liệu rượu vang còn sót lại hay một chai rượu để đã lâu thì có thể uống được nữa không? Dấu hiệu nào cho thấy rượu đã bị hỏng, uống vào có ảnh hưởng sức khỏe?

Chuyên gia Nhật khuyên tránh xa 5 loại thực phẩm nếu muốn sống thọ

Theo quan điểm của nhà dinh dưỡng học Tomioka, một số món quen thuộc như xúc xích, nước ngọt, ngũ cốc có đường là lựa chọn không tốt.

Bé 8 tuổi phải mổ cấp cứu vì gia đình mải đi du lịch

Bé trai 8 tuổi đau bụng nhưng cả gia đình đi du lịch nên chưa cho đi khám. Sau ba ngày đau liên tục, trẻ mới được vào viện, chẩn đoán viêm phúc mạc do viêm ruột thừa vỡ, phải chuyển mổ cấp cứu.

Xét nghiệm máu có tầm soát được loại ung thư 23.000 người Việt mắc mỗi năm?

Một số người dân tin rằng có thể phát hiện ung thư phổi khi xét nghiệm máu. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng cần thận trọng về điều này.

Căn bệnh có thể biến chứng vào tim, 50% người mắc không hay biết

Nếu không điều trị hiệu quả, bệnh có thể gây ra nhồi máu cơ tim, xuất huyết não và nhiều biến chứng lên tim, thận, mắt, mạch máu...

‘Ba trắng một vàng’ âm thầm gây hại thận

Sữa, muối, đường và nước cam là các thực phẩm mà những người có nguy cơ mắc bệnh thận nên hạn chế.

Đang cập nhật dữ liệu !