Ngày 21/1, Hà Nội thêm 2.805 ca mắc Covid-19 mới, 612 ca ngoài cộng đồng
Sở Y tế Hà Nội vừa thông báo, từ 18h ngày 20/1 đến 18h ngày 21/1 ghi nhận 2.805 ca ca mắc Covid-19 mới, 612 ca ngoài cộng đồng.
Số ca mắc mới trong ngày phân bố tại 385 xã phường thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã.
Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Gia Lâm (122); Hoàng Mai (112); Đống Đa (106); Thanh Trì (98); Bắc Từ Liêm (95); Nam Từ Liêm (93).
Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4/2021): 105.861 ca.
Ngày 21/1, Hà Nội thêm 2.805 ca mắc Covid-19 mới, 612 ca ngoài cộng đồng |
Cũng liên quan đến công tác phòng chống dịch, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh vừa ký ban hành Chỉ thị 03/CT-UBND (ngày 20/1) về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh và đảm bảo công tác y tế dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.
Theo đó, thực hiện chỉ đạo của Trung ương, Thành ủy, để tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh và đảm bảo công tác y tế dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, Chủ tịch UBND TP yêu cầu Thủ trưởng, Giám đốc các sở, ban, ngành Thành phố, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã tập trung cao điểm triển khai các nhiệm vụ phục vụ Nhân dân đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm; thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống dịch Covid-19 theo chỉ đạo của Trung ương và Thành phố.
Thực hiện nghiêm Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Y tế trong việc quy định và tổ chức thực hiện các biện pháp y tế, hành chính (như xét nghiệm, cách ly…) liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh, đi lại của người dân bảo đảm tính khoa học, hiệu quả, thống nhất trong công tác phòng, chống dịch Covid-19; không đặt ra những quy định về phòng, chống dịch trái với hướng dẫn, quy định của Chính phủ, Bộ Y tế, gây khó khăn cho người dân nhất là trong dịp về quê ăn Tết.
Chủ tịch UBND TP cũng yêu cầu tạm dừng tổ chức các loại hình lễ hội trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022; dừng các hoạt động tập trung đông người không cần thiết; tăng cường giám sát dịch bệnh tại các địa bàn, khu vực có nguy cơ cao; tổ chức lực lượng phòng, chống dịch bảo đảm xử lý kịp thời các tình huống xảy ra; đánh giá, cập nhật cấp độ dịch trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế và Thành phố để có các biện pháp tăng cường đối với công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn.
Trong Chỉ thị, Chủ tịch UBND TP giao: UBND, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch các quận, huyện, thị xã chỉ đạo lực lượng ứng trực 24/24 giờ; tăng cường kiểm tra, giám sát, di biến động dân cư, quản lý việc điều trị F0, cách ly F1 tại nhà; phát huy hiệu quả phần mềm quản lý người nhiễm Covid-19; hoạt động tổ Covid-19 cộng đồng; tăng cường các hình thức tiếp nhận, xử lý thông tin (tổng đài, nhóm zalo, facebook…), huy động các lực lượng tham gia tổng đài tiếp nhận thông tin, phản ánh của người dân liên quan đến phòng, chống dịch, an sinh xã hội, hỗ trợ, giúp đỡ, phát thuốc cho các trường hợp F0 điều trị tại nhà… đảm bảo kịp thời, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán, giúp người dân yên tâm điều trị.
Rà soát, thống kê, lập phương án các trường hợp trong độ tuổi nhưng chưa được tiêm chủng, người từ chối tiêm trên địa bàn; tổ chức các điểm tiêm cố định, lưu động, thực hiện chiến dịch cao điểm tiêm chủng xuyên Tết Nguyên đán từ ngày 01/02/2022 đến ngày 28/02/2022 theo lời phát động của Thủ tướng Chính phủ nhằm triển khai “Thần tốc” và “Thần tốc hơn nữa” việc tổ chức tiêm mũi bổ sung, mũi nhắc lại theo hướng dẫn của ngành y tế.
Đẩy mạnh công tác truyền thông, vận động người dân tham gia tiêm chủng dịp Tết Nguyên đán đồng thời tiếp tục rà soát người trên 50 tuổi, người có bệnh lý nền, người có nguy cơ cao không thể đến các điểm tiêm chủng để tổ chức tiêm tại nhà; rà soát tiêm đủ liều vaccine cho trẻ từ 12 tuổi trở lên để không bỏ sót, chuẩn bị cho học sinh đến trường an toàn; phấn đấu hoàn thành việc tiêm phủ mũi 3, mũi bổ sung, mũi nhắc lại trong Quý I năm 2022.
N. Huyền
5 thắc mắc xung quanh test nhanh
Nhiều người thắc mắc tại sao sau tiêm vắc xin xét nghiệm lại lên hai vạch? Hay khi nhiễm bệnh 2 - 3 ngày sau âm tính thì có cần sử dụng thuốc kháng virus hay không được nhiều người quan tâm.
Biến chứng nào đáng sợ nhất hậu Covid-19?
Sau nhiễm Covid-19 nguy cơ biến chứng huyết khối rất nguy hiểm có thể gây đột quỵ cho người bệnh bất cứ lúc nào.
Những thảo dược có thể xông, cách nấu nước xông
Xông là biện pháp dân gian được sử dụng nhiều khi bị cảm mạo, trong đại dịch Covid-19 thì việc xông được rất nhiều người áp dụng giúp họ ra mồ hôi nhiều, nhẹ nhõm người hơn.