Ngang nhiên khai thác đá trái phép, chủ doanh nghiệp viện lý do như trò đùa

Dù chưa được cấp phép khai thác đá nhưng chủ doanh nghiệp vẫn tự ý đưa công nhân, máy móc đến địa bàn xã Ea Pil (huyện M’Đrắk, Đắk Lắk) dựng lán trại, hoạt động ngang nhiên bất chấp quyết định xử phạt của địa phương.

Mỏ đá trái phép 

Theo phản ánh của người dân tại thôn 1 xã Ea Pil (huyện M’Đrắk, tỉnh Đắk Lắk), nhiều tháng qua, trên địa bàn xuất hiện một bãi khai thác đá nằm cạnh trục đường liên xã Ea Pil-Cư Prao, giáp ranh với đất an ninh của trại giam Đắk Tân. Mỏ đá này hoạt động không phép.

{keywords}
Những khối đá lớn mới được khai thác nằm ngổn ngang, chưa kịp vận chuyển đi nơi khác.

Ngày 23/2, PV Infonet đã tiếp cận mỏ đá để tìm hiểu thực tế. Theo quan sát, mỏ đá này có quy mô khoảng 1ha, được kéo điện và bố trí nhiều máy móc, dụng cụ để phục vụ việc khai thác đá khối. 

Vị trí mỏ đá này nằm giáp ranh với đất an ninh của trại giam Đắk Tân. Tại hiện trường, hàng trăm tảng đá lớn nằm ngổn ngang, chưa kịp vận chuyển. Nhiều tảng đã bị đục lỗ, đánh dấu, chờ ngày khai thác…

{keywords}
Mỏ đá nằm giáp ranh với đất an ninh của trại giam Đắk Tân.

Số đá trên được khai thác trước Tết Nguyên đán vừa rồi. Hầu hết đá khai thác xong sẽ vận chuyển về các tỉnh Phú Yên và Bình Định để tiêu thụ.

Đang trong thời gian nghỉ Tết nên công nhân chưa đến, mỏ đá chưa hoạt động trở lại.

Khai thác trái phép để "giữ chân công nhân" khi... chờ cấp mỏ mới!?

Trao đổi qua điện thoại, bà Đoàn Thị Kim (chủ DNTN Đoàn Thị Kim) thừa nhận mỏ đá của bà chưa được cấp phép. Đầu năm 2020, bà thuê lại khoảng 1,5ha đất của người dân trên địa bàn xã Ea Pil để khai thác đá (đá khối, đá chẻ) cung cấp cho một số đơn của khách hàng.

Theo lý giải của bà Kim, bà đang xin giấy phép để khai thác mỏ đá ở huyện Krông Bông (Đắk Lắk). Trong thời gian chờ đợi, bà phải lập mỏ khai thác đá “lậu” tại xã Ea Pil để tạo công ăn việc làm nhằm “giữ chân” công nhân.

“Tôi tính làm vài tháng để đợi giấy phép bên huyện Krông Bông. Nếu không làm để giữ chân công nhân thì họ đi hết, sau này rất khó kiếm”, bà Kim biện bạch.

{keywords}
 Khu lán trại được dựng lên cho công nhân tạm trú, khai thác đá.

Bị xử phạt vẫn ngang nhiên hoạt động

Liên quan đến vụ việc, ông Khương Văn Phong, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện M’Đrắk khẳng định chưa cấp phép cho bất kì mỏ đá nào trên địa bàn xã Ea Pil. Do đó, mỏ đá nói trên chắc chắn hoạt động trái quy định của pháp luật.

Ông Phong thông tin thêm, trước đây đơn vị có nắm bắt thông tin doanh nghiệp của bà Kim có ý định khai thác đá trên địa bàn xã Ea Pil nên đã ngăn chặn. Còn hiện tại, việc mỏ đá của bà Kim đã hoạt động, khai thác đá thì ông không biết.

“Nếu có mỏ đá tại xã Ea Pil thì chắc chắn là mỏ hoạt động trái phép. Chúng tôi sẽ cho lực lượng kiểm tra lại xem đó là đất an ninh của trại giam hay đất của người dân để có hướng xử lý theo quy định”, ông Phong nói.

Khi phóng viên phản ánh vấn đề này, ông Vũ Văn Lương, Chủ tịch UBND xã Ea Pil cho hay, cuối năm 2020, khi phát hiện bà Kim đưa công nhân vào khai thác đá với quy mô lớn, do vụ việc vượt thẩm quyền xử lý nên UBND xã Ea Pil đã lập biên bản và báo cáo lên huyện M’Đrắk. Sau đó, lực lượng Công an huyện M’Đrắk đã xử phạt doanh nghiệp của bà Kim.

{keywords}
Bãi đá khai thác trái phép 

Đại diện Công an xã Ea Pil xác nhận, cuối năm 2020, đơn vị đã phối hợp với Công an huyện M’Đrắk lập biên bản xử phạt về việc doanh nghiệp của bà Kim tận thu đá xây dựng, toàn bộ đá đã khai thác không được phép vận chuyển ra khỏi mỏ.

Trần Nhân

Đào đất làm nhà, phát hiện quả bom xuyên phá nặng 227kg

Trong quá trình đào đất làm nhà, một hộ dân ở Hà Tĩnh phát hiện quả bom nặng 227kg. Quả bom này được xác định là bom xuyên phá.

Bé gái nhặt ví có tài sản khoảng 200 triệu, người cha giao nộp sau gần 2 tháng

Khi công an phát đi thông báo truy tìm thì người cha của bé gái nhặt được ví có chứa tài sản khoảng 200 triệu đồng đã mang tài sản đến giao nộp.

Gốm sứ ngư dân khai thác trái phép dưới biển là cổ vật thời Minh - Thanh

Cơ quan chuyên môn nhận định, số gốm sứ được ngư dân khai thác trên vùng biển Quảng Ngãi đều là cổ vật trong thời Minh-Thanh.

Trạm giữ rừng “3 không” giữa đại ngàn Cúc Phương

Không điện, không mạng internet, không sóng điện thoại nhưng những cán bộ kiểm lâm ở trạm Đăn, Vườn quốc gia Cúc Phương vẫn ngày ngày gắn bó, bảo vệ bình yên cho những cánh rừng.

Muôn kiểu 'sáng tạo' xây trụ, dựng rào ngăn xe đi lên vỉa hè ở Hà Nội

Xây trụ bê tông, đặt barie, dựng rào chắn... là những kiểu ngăn xe máy, ô tô đi lên vỉa hè ở Hà Nội. Tuy nhiên, việc dựng rào chắn mỗi nơi mỗi kiểu đã gây mất mỹ quan và giảm công năng sử dụng.

Làm đồng giữa trưa hè rực lửa ở rốn nắng xứ Thanh

Nhiệt độ ngoài trời xấp xỉ 40 độ C, người dân ở vùng ‘rốn nóng’ Hồi Xuân (Thanh Hóa) tranh thủ ra đồng gặt lúa, đốt rơm rạ để chuẩn bị cày ruộng cho vụ mới.

Nắng nóng 40 độ C, nông dân Thanh Hóa phơi mình thu hoạch dứa vàng giải nhiệt

Đang thời kỳ thu hoạch dứa, nhiều nông dân ở các huyện Hà Trung, Yên Định, thị xã Bỉm Sơn (Thanh Hóa) chật vật giữa trời nắng nóng 40 độ C trên những cánh đồng. Nước dứa dùng để detox chị em rất ưa chuộng.

Nghịch cảnh trời nắng thiêu đốt, diêm dân càng đổ ra đồng làm muối

Để có những hạt muối trắng ngần, diêm dân xã An Hoà (huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) làm việc quần quật giữa trưa nắng, nhưng mỗi ngày họ chỉ có thu nhập hơn 100.000 đồng.

Động đất cường độ lớn nhất từ đầu năm ở Kon Tum

Trận động đất mạnh 3.7 độ richter vừa xảy ra tại Kon Tum. Người dân sống ở vùng tâm chấn có thể cảm nhận rõ ràng đồ đạc bị rung lắc khá mạnh.

Chàng trai Cần Thơ kiếm bộn tiền từ 'báu vật' trên mái nhà

Chàng trai Cần Thơ sở hữu vườn lan đột biến vạn người mê trên mái nhà. Nhờ "báu vật" này, mỗi tháng anh thu bộn tiền.

Đang cập nhật dữ liệu !