Nga xây 13 sân bay, 10 trạm radar để tăng cường hiện diện ở Bắc Cực
Một trong những nhiệm vụ mà các quan chức Nga hiện nay đang chú ý thực hiện là gia tăng sự hiện diện của nước này tại Bắc Cực. Năm sau, chính phủ Nga dự định sẽ đệ trình yêu cầu lên Liên Hợp Quốc nhằm mở rộng lãnh thổ trên biển. Nếu được thông qua, Nga sẽ có trữ lượng khí đốt khai thác tương đương 5 tỉ tấn nhiên liệu.
Nga đang là nước có lãnh hải lớn nhất ở Bắc Cực. |
Hiện tại, Bộ Quốc phòng Nga sẽ xây dựng 13 sân bay và 10 trạm rađa ở Bắc Cực. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thảo luận về vấn đề Bắc Cực trong một cuộc hội đàm với các quan chức chính phủ vào ngày 29/10 vừa rổi.
Theo các chuyên gia, tổng trữ lượng nhiên liệu và năng lượng ở Bắc Cực thuộc Nga vượt quá 1,6 nghìn tỷ tấn, còn toàn bộ thềm lục địa Bắc Cực chiếm khoảng một 1/4 trữ lượng nhiên liệu ngoài khơi trên toàn thế giới.
Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường Nga, ông Sergey Donskoi cho biết: “Nếu yêu cầu được Liên Hợp Quốc chấp thuận, chủ quyền của Nga sẽ có thêm 1,2 triệu km2 lãnh thổ ở Bắc Băng Dương và nâng trữ lượng dầu khí của Nga tương đương 5 tỉ tấn nhiên liệu”.
Trữ lượng dầu khí khổng lồ của vùng Bắc Cực là lý do nơi đây có sự tranh chấp giữa các nước muốn có vùng thềm lục địa. Tháng 12 năm ngoái, Canada đệ đơn lên Liên Hợp Quốc để xin mở rộng vùng thềm lục địa của nước này ngoài Đại Tây Dương thêm 1,2 triệu km2.
Ngay cả Trung Quốc cũng muốn có phần của thềm lục địa Bắc Cực này. Hội đồng Bắc Cực đã thừa nhận vai trò quan sát của Trung Quốc và Ấn Độ trong khu vực Bắc Cực.
Ông Yuri Morozov, Chuyên gia Bắc Cực thuộc Viện Nghiên cứu Mỹ và Canada, trả lời phỏng vấn báo chí rằng, “Moscow khá thành công với những nỗ lực trong Ủy ban Bắc Cực để chứng minh quyền khẳng định lãnh thổ ở Bắc Cực của Nga, bao gồm dải Mendeleev. Cuộc khảo sát tại vùng vĩ độ cao của tàu Akademic Fyodorov, kết thúc vào tháng 10 năm ngoái, có bao gồm nghiên cứu trắc địa ở Bắc Cực, và bằng những phương pháp kháo sát, đã thu thập thêm dữ liệu để có thể củng cố yêu cầu của Nga”.
Ông nói thêm: “Cấm vận kinh tế của phương Tây đối với các công nghệ tìm kiếm nguồn tài nguyên tái tạo sẽ không tồn tại mãi mãi. Thêm nữa, lệnh cấm vận đã thúc đẩy Nga phát triển công nghệ thăm dò dưới đáy biển của riêng mình, vốn trước đây phải mua từ Na Uy. Nga hoàn toàn có thể làm được điều này”.
“Còn về an ninh của khu vực thềm Bắc Cực của Nga, khu vực này về cơ bản không được bảo vệ quân sự: không có hệ thống theo dõi, rađa, lính bộ binh hay hải quân. Trong khi đó, tiền đồn Mỹ ở Alaska có phương tiện tình báo, hệ thống phòng thủ tên lửa và lực lượng trên biển”.
“Ngoài ra, các nước vùng Scandinavi đã thành lập khối quân sự bên trong NATO để bảo vệ lợi ích của họ ở những vùng gần Bắc cực. Bài tập chiến đấu chống quân Nga được tiến hành thường xuyên. Do đó, biện pháp tăng cường an ninh của Nga tại Bắc Cực thực tế là phản ứng với những hành động của phương Tây”.
Nga đang muốn bảo vệ và mở rộng lãnh hải Bắc Cực. |
Nhà phần tích nói tiếp: “Ở Bắc Cực, Nga kiểm soát một vùng lãnh thổ lớn hơn nhiều so với các nước cạnh tranh với mình. Với việc băng ở Bắc Cực đang tan nhiều hơn và điều kiện khai thác khí đốt được cải thiện, Nga sẽ thu về rất nhiều lợi ích từ khu vực này. Ngoài ra, lợi ích chủ yếu sẽ đến từ việc xuất khẩu khí đốt không phải cho phương Đông chứ không phải phương Tây. Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc ở gần họ hơn và lợi ích kinh tế tiềm năng có thể còn lớn hơn nhiều so với phương Tây”.
Morozov kết luận: “Cuối cùng, tuyến đường Biển Bắc sẽ đóng vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế của Nga. Nga có đội tàu phá băng hiệu quả nhất thế giới. Hộ tống các đoàn tàu chở hàng qua Bắc Cực sẽ mang lại nhiều lợi nhuận cho Nga. Không phải ngẫu nhiên mà Mỹ, Canada và cả Trung Quốc đều muốn chứng minh rằng Tuyến đường Biển Bắc là đường biển quốc tế. Nga chắc chắn sẽ phải có những biện pháp về mặt pháp lý và quân sự để bảo về quyền sử dụng Tuyến đường Biển Bắc”.
Chuyên gia thám hiểm Bắc Cực và Nam Cực hàng đầu thế giới, Anh hùng Lao động của Liên Xô và Nga, ông Artur Chilingarov, cũng cho biết: “Những sự kiện về tranh chấp chủ quyền trên thềm Bắc bắt đầu từ tháng 8/2007. Lúc đó, tôi đã cắm quốc kỳ Nga, có cán bằng titan ở Cực Bắc dưới đáy biển bên dưới lớp băng”.
Theo Chilingarov, “Bộ mặt của nhiều vùng có biển thuộc Bắc Băng Dương và sự tồn vong của các vùng này sẽ phụ thuộc vào tiến triển về lãnh thổ ở thềm Bắc Cực. Lãnh đạo nước Nga biết rõ rằng tương lai của đất nước phụ thuộc rất nhiều vào tài nguyên của Bắc Cực”.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin TASS, hãng thông tấn nhà nước Nga được tái thiết từ hãng tin Itar-TASS cũ. Đây là một trong những hãng thông tấn lớn nhất của Nga, có bề dày 100 năm lịch sử. Hãng này liên kết với hơn 80 hãng thông tấn nước ngoài.