Nga và Trung Quốc “vượt mặt” Mỹ trong cuộc đua vũ khí siêu thanh
Liệu với lo ngại sẽ bị đối thủ bỏ rơi trong cuộc đua siêu thanh có làm cho cường quốc số 1 này đầu tư nhiều hơn cho loại vũ khí này?
Vũ khí siêu thanh Mỹ |
Tháng 11 vừa qua, Không quân Mỹ kết hợp với Viện khoa học hàn lâm quốc gia Hoa Kỳ đã trình ra nghiên cứu về sự phát triển vũ khí siêu thanh. Đề án được lập ra do các nguy cơ trực tiếp đến từ tên lửa siêu thanh của Nga và Trung Quốc, bao gồm cả trên phần lãnh thổ của đất nước và trong lĩnh vực phát triển công nghệ bởi doanh số bán vũ khí của Mỹ bắt đầu tụt hạng so với Nga và Trung Quốc.
Đây là nghiên cứu đầu tiên có sự tham gia của các chuyên gia Mỹ, trong đó bao gồm đại diện của Công ty Raytheon, Lockheed & Boeing, như là một sự cảnh báo công khai: Hoa Kỳ đang bắt đầu cuộc đua sóng cao tần. Đây là nghiên cứu đầu tiên về đề tài này, mà kết quả của nó không được phân vào loại được công bố rộng rãi cho dân chúng.
Mark Lewis, người đứng đầu nhóm nghiên cứu, đã tuyên bố rằng Hoa Kỳ có thể lâm vào thế nguy hiểm khi đối mặt với một lớp vũ khí mới hiệu quả kết hợp với tốc độ và tầm cao, các tên lửa siêu thanh của Nga và Trung Quốc đã thách thức sức mạnh quân sự Mỹ trên toàn cầu.
Lầu Năm Góc đã không nghiêm túc khi phản ứng trước vũ khí siêu thanh?
Theo ông Mark Lewis thì Lầu Năm Góc quá chủ quan khi đề cập đến sự phát triển của vũ khí siêu thanh - cả về phương diện tấn công lẫn phòng thủ. Trong khi đó, các đối thủ của Mỹ đã thử nghiệm loại tên lửa siêu thanh tương lai có thể mang các đầu đạn hạt nhân.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng đối phương đang tìm cách tận dụng khoảng trống trong hệ thống phòng thủ trên không của Mỹ. Các học thuyết chiến dịch của Mỹ và cấu trúc chỉ huy chỉ được chuẩn bị cho tên lửa hành trình tấn công trên không thông thường và các cuộc tấn công của tên lửa đạn đạo xuyên khí quyển khu vực, nhưng lại không được thiết lập rõ ràng để đối phó với tên lửa siêu thanh. Lầu Năm Góc không có chương trình kiểm soát hoạt động đối phó với vũ khí siêu thanh và không có đủ tài trợ cho các chương trình này.
Khi làm việc về vấn đề này, Quốc hội Mỹ đã đề nghị các cơ quan phòng thủ tên lửa dành nhiều nguồn lực hơn cho dự án siêu thanh và công ty Lockheed Martin đang nghiên cứu xem làm thế nào để hiện đại hóa và đưa vào sử dụng hệ thống THAAD hiện có (hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối) để bảo vệ và chống lại tên lửa siêu thanh.
Các nhà phân tích cảnh báo rằng Lầu Năm Góc đã không coi trọng các loại vũ khí siêu thanh, do chúng đã được phát triển trong nhiều thập kỷ mà chưa cho thấy hiệu quả thực tiễn nào, do đó mối nguy cơ này đối với Bộ Quốc phòng Mỹ là một sự cường điệu, nhưng cũng sẽ là thiển cận nếu bỏ qua loại vũ khí này.
Nhưng mùa hè vừa qua, cựu nhân viên của Lầu Năm Góc Mark Schneider cho biết Nga đã phát triển các tên lửa siêu thanh có thể sử dụng trên mọi địa hình: mặt đất, dưới nước và trên không. Theo ông Schneider thì "các chương trình được tài trợ ở mức quá thấp của Mỹ chưa có thể so sánh được".
Minh họa vũ khí siêu thanh Trung Quốc |
Hành động của Nga và Trung Quốc
Trong tháng 4/2016 vừa qua, theo các báo cáo của quân đội Mỹ, các nước đối thủ đã tiến hành các chuyến bay thử nghiệm với máy bay siêu thanh đó là: DF-ZF - ở Trung Quốc, Yu-71 (hay "sản phẩm 4202") - ở Nga.
Nghiên cứu này cho biết, lần thử DF-ZF của Trung Quốc trong tháng Tư vừa rồi là lần thứ bảy liên tiếp, còn ở Nga là lần thứ hai. Các thiết bị của Nga được lắp đặt trên độ cao nhất định của tên lửa đạn đạo liên lục địa "Stiletto", còn sau đó nó sẽ tự tăng vận tốc siêu thanh.
Ngoài các thử nghiệm trong tháng Tư vừa qua, vẫn còn có những thử nghiệm khác nữa. Ngày 25/10/2016 Nga đã thành công trong thử nghiệm "sản phẩm 4202", và trong tháng 11 tại Trung Quốc máy bay chiến đấu J-16 đã phóng thành công một tên lửa siêu thanh "không đối không". Loại tên lửa có tính năng tương tự chưa từng được ghi nhận có ở các nước NATO.
Người Mỹ đang chờ đợi xem, liệu vào năm 2020 khi cả Nga và Trung Quốc có thể triển khai các tên lửa siêu thanh hành trình đầu tiên, thì họ có thể vượt qua hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ hay không. Loạt tên lửa siêu thanh đầu tiên của Mỹ cũng đã được thử nghiệm (thế hệ X-51 đầu tiên của công ty Boeing) và đang có kế hoạch đưa vào hoạt động trong khu vực vào năm 2020.
Vũ khí siêu thanh Nga |
Các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ
Đối với hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ, vào năm tài khóa 2017 trong tổng số 7.5 tỷ USD mà cơ quan Phòng thủ tên lửa dự định chi thì không có một đồng nào được phân bổ cho tên lửa siêu thanh, còn năm 2016 chỉ có 23 triệu USD được chi cho phát triển vũ khí lazer để có thể phục vụ cho tên lửa siêu thanh. Các thử nghiệm vũ khí lazer đầu tiên được lên kế hoạch vào năm 2021, tức là chậm một năm so với kế hoạch tên lửa của các nước đối thủ.
Hiện nay, hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ triển khai trên mặt đất ở Alaska và California đã lên đến con số 30. Chúng có thể chịu được một cuộc tấn công tên lửa từ Triều Tiên hoặc đánh chặn tên lửa của Iran nếu xảy ra trong tương lai.
Tuy nhiên, theo như ghi nhận của chính người Mỹ, 30 hệ thống đánh chặn trên chưa đủ để chống lại các tác động của tên lửa siêu thanh từ Nga và Trung Quốc.