Nga – Trung – Mỹ chạy đua chế tạo tên lửa siêu thanh

Vụ thử nghiệm tên lửa (vật thể bay) siêu thanh thất bại hôm 14/8 vừa qua của Mỹ trở thành một bằng chứng rõ ràng nhất cho thấy cuộc đua âm thầm chế tạo tên lửa siêu thanh giữa 3 cường quốc quân sự lớn nhất thế giới là Nga – Trung – Mỹ đang bước vào giai đoạn quyết liệt hơn bao giờ hết.

Nga – Trung – Mỹ chạy đua chế tạo tên lửa siêu thanh

Trên thực tế, vụ thử nghiệm thất bại này không phải là lần đầu tiên nhưng Mỹ vẫn quyết tâm theo đuổi vì họ không thể chấp nhận để Nga bỏ lại phía sau quá xa trong cuộc đua vô tiền khoáng hậu này.

Khởi phát từ thời kỳ chiến tranh lạnh nhưng phải đến đầu những năm 1990 cuộc đua chế tạo tên lửa siêu thanh mới thực sự nóng lên khi Nga bắt đầu thu được những tiến bộ công nghệ đáng kể và thành công trong việc đẩy tốc độ bay của loại tên lửa này vượt mốc Mach 5 (nhanh gấp hơn 5 lần tốc độ âm thanh, tương đương 6.125 km/h) trong một cuộc bay thử nghiệm. Với thành tựu này, Nga đã bỏ xa Mỹ tới 9 năm và điều này trở thành động lực cho nước Mỹ theo đuổi cuộc đua bằng mọi giá. Trong khi Nga có được sự ủng hộ và hỗ trợ của Ấn Độ thì Trung Quốc và Mỹ cũng âm thầm tham gia chạy đua bằng công nghệ của mình.

Nga – Trung – Mỹ chạy đua chế tạo tên lửa siêu thanh

Tên lửa X-51A Waverider của Mỹ vừa thất bại trong cuộc thử nghiệm hôm 14/8

Trong cuộc thử nghiệm hôm 14/8 vừa qua của quân đội Mỹ, quả tên lửa X-51A Waverider (Mỹ gọi là vật thể bay siêu thanh - HCV) này được phóng ra từ một chiếc pháo đài bay B-52 trên không phận một căn cứ hải quân ở California với kế hoạch bay ở tốc độ Mach 6 trong khoảng 5 phút. Chỉ 31 giây sau khi rời khỏi máy bay, chiếc X-51A Waverider đã gặp sự cố ở bộ phận kiểm soát thăng bằng và nổ tung ngay trên Thái Bình Dương.

X-51A Waverider là sản phẩm của sự hợp tác giữa không quân Mỹ (USAF), Boeing, cơ quan nghiên cứu công nghệ quốc phòng (DARPA), NASA và tập đoàn công nghiệp Pratt & Whitney Rocketdyne. Tính đến nay, Mỹ đã đổ vào dự án này 140 triệu USD và mới chỉ thu được 1 lần thành công duy nhất hôm 26/3/2010 khi HCV X-51A bay được khoảng 200 giây ở tốc độ Mach 5 trên bờ biển California.

Về phần mình, Trung Quốc cũng biểu lộ sự quan tâm đặc biệt tới công nghệ tên lửa siêu thanh (HCV) và đang tiến hành một số dự án nghiên cứu và phát triển tại nhiều trung tâm khác nhau trong đó có cả căn cứ thử nghiệm khoa học công nghệ cao quốc gia Qian Xuesen đặt tại thủ đô Bắc Kinh. Một số nguồn tin cho biết, Trung Quốc bắt đầu theo đuổi cuộc đua này kể từ năm 2007 (3 năm sau dự án X-51A của Mỹ) và các nhà khoa học Trung Quốc đã tiến hành thử nghiệm một mẫu HCV đạt tốc độ Mach 5,6 trong một đường hầm gió ở Bắc Kinh. Hồi đầ năm nay, truyền thông Trung Quốc đưa tin nước này đã xây dựng xong một đường hầm khác có khả năng thử nghiệm HCV với vận tốc lên tới Mach 9.

Khả năng ứng dụng thương mại của công nghệ siêu thanh là không cần bàn cãi. Nếu một chiếc máy bay chở khách được áp dụng công nghệ này, nó có thể bay một mạch từ London đến New York trong vòng chưa đến 1 giờ đồng hồ. Các nhà khoa học quân sự cũng hình dung ra viễn cảnh này và đó là lý do tại sao trong thập kỷ trước, Lầu Năm góc đã chi tới hơn 2 tỷ USD cho 6 dự án phát triển các vật thể bay siêu thanh nhằm tiến tới thay thế cho loại tên lửa đẩy bằng nhiên liệu thông thường như hiện nay và khắc phục được hạn chế về tốc độ và tầm bay.

Một báo cáo của Không quân liên quân công bố hồi tháng 6/2010 cho biết, liên quân đã sử dụng tên lửa hành trình tấn công mặt đất (LACM) công nghệ siêu thanh phóng ra từ một tàu chiến của Mỹ ở biển A rập để tấn công vào các trại huấn luyện của Al-Qaedaở Afghanistan hồi năm 1998 nhằm trả đũa cho các vụ đánh bom đại sứ quán Mỹ ở Kenya và Tanzania. Các tên lửa này đã mất khoảng 80 phút để bay tới mục tiêu nhưng yêu cầu của quân đội Mỹ là khoảng thời gian này phải được rút ngắn xuống 12 phút nếu không muốn al-Qaeda có thể đàng hoàng rút lui an toàn. Khả năng tấn công mục tiêu ở bất kỳ đâu trên thế giới một cách chớp nhoáng đã trở thành yêu cầu tối thượng của Chương trình phát động tấn công toàn cầu do Lầu Năm Góc khởi xướng hồi năm 2001 với ý định không cho kẻ thù có cơ hội triển khai vũ khí hạt nhân khi đụng độ xảy ra.

Nga – Trung – Mỹ chạy đua chế tạo tên lửa siêu thanh

Tên lửa SS-N-22 Sunburn của Nga

Theo các chuyên gia quân sự, các loại tên lửa hiện nay của 3 cường quốc quân sự hàng đầu thế giới là Nga – Mỹ - Trung như SS-N-22 Sunburn (Nga), Harpoon (Mỹ) hay tên lửa chống hạm/ tấn công mặt đất C.802 (Trung Quốc) hiện mới chỉ đạt tốc độ tương đương Mach 2 nên chúng “đủ độ chậm” để đối phương có thể đánh chặn hay rút khỏi mục tiêu đã bị ngắm sẵn. Tuy nhiên, các tên lửa hành trình có vận tốc Mach 5 trở lên là một mối đe dọa vô cùng khủng khiếp, đặc biệt là đội ngũ các tàu chiến hộ tống tàu sân bay. Hiện nay, loại tên lửa đạn đạo chống hạm “Đông Phong 21D” của Trung Quốc có vận tốc cao hơn cả vận tốc của một tên lửa hành trình siêu thanh nhưng ngược lại tên lửa hành trình có độ cơ động cao hơn và tầm bay thấp nên có thể tránh được khả năng bị phát hiện bởi các hệ thống cảnh báo sớm cũng như lọt qua tầm quét của các loại radar chiến thuật hay lưới phòng hệ hồng ngoại.

Tuy đã có những thành công nhất định nhưng sẽ còn phải mất ít nhất vài năm nữa thế giới mới có thể được chứng kiến thế hệ tên lửa siêu thanh nhưng có một điều chắc chắn là hiện nay cuộc chạy đua vũ trang đã bước sang một trang mới: Thời của công nghệ siêu thanh.

Trần Du Phong

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !