Nga tiếp tục phản đối can thiệp quân sự tại Syria
Nga tiếp tục phản đối can thiệp quân sự tại Syria
Mỹ xoa dịu Nga về kế hoạch của Liên hiệp quốc tại Syria
Syria: Giao tranh ác liệt gần thủ đô
Liên Đoàn Ảrập rút quan sát viên khỏi Syria, cầu cứu LHQ
![]() |
Một phụ nữ đã bị thương sau các cuộc đàn áp biểu tinh |
Trong khi đó, các cuộc giao tranh vẫn diễn ra tại quốc gia Trung Đông đang gặp nhiều khó khăn này. Thêm 70 người nữa đã thiệt mạng trong những cuộc đàn áp đẫm máu các cuộc biểu tình đã dẫn đến việc Liên đoàn Ả Rập và các nước phương Tây kêu gọi Tổng thống Bashar Assad phải chuyển giao quyền lực.
Sau cuộc họp kín, các nhà ngoại giao của Liên hiệp quốc nói rằng, những nỗ lực đã được thực hiện nhằm vượt qua sự phản đối của Nga. “Nhưng còn rất nhiều vấn đề khó khăn mà chúng ta không ở đó”, Đại sứ Anh Mark Lyall Grant cho hay.
Đại sứ Nga Vitaly Churkin phát biểu, “Tôi nghĩ rằng, chúng ta nên có sự hiểu biết tốt hơn về những gì chúng ta cần phải làm để đạt được sự đồng thuận”.Tuy nhiên, Mát-xcơ-va vẫn tiếp tục phản đối mọi động thái của Liên hiệp quốc khi kêu gọi để Assad rời khỏi vũ đài chính trị, hoặc sẽ áp đặt hình thức trừng phạt kinh tế mới, hoặc một lệnh cấm vận vũ khí đối với Damascus .
Đằng sau lập trường kiên quyết của Nga là mối quan hệ lâu năm với Assad và gia đình của ông này, những người đã rời bỏ Syria trong bốn thập kỉ qua, cũng như các lợi ích về kinh tế và an ninh, cùng sự mâu thuẫn sâu sắc về các khải niệm cho sự thay đổi tầng lớp lãnh đạo.
Nhà ngoại giao Nga nói rằng, họ đã bị lừa khi một nghị quyết của Liên hiệp quốc được thiết lập nhằm bảo vệ thường dân Libya lại được bóp méo thành một chiến dịch ném bom do Mỹ đứng đầu để định đoạt số phận chính phủ cầm quyền của Muammar Gadafi.
Hơn nữa, theo dự báo của Fyodor Lukyanov, biên tập viên của tạp chí Nga về các vấn đề toàn cầu, sự đối lập sẽ không gây thiệt hại đáng kể cho quan hệ giữa Nga, các nước phương Tây và các nước Ả Rập.
Mối quan tâm khác như tình hình Iran và Afghanistan, khiến cho Washington và các đồng minh của Mỹ vẫn giữ mối liên hệ với Nga, và mối quan hệ giữa Mát-xcơ-va với các quốc gia vùng vịnh trở nên xấu đi.“Nga không có gì để mất”, Lukyanov nói.
Hành động của Liên hiệp quốc có thể giúp xác định tương lai của Syria khi sắp ngày kỷ niệm một năm phong trào biểu tình bị chính phủ đàn áp và phát triển thành một cuộc nổi dậy vũ trang đẩy đất nước đứng bên bờ vực một cuộc nội chiến.
Dự thảo của Liên hiệp quốc tại New York sẽ khiến Syria không tuân thủ các điều khoản về việc “chuyển giao quyền lực chính trị” mà theo đó Assad sẽ phải nhường lại quyền lực của mình. Liên đoàn Ả Rập và các đồng minh phương Tây, bao gồm cả Mỹ đang thúc đẩy thực hiện nghị quyết này.
Tuy nhiên, phía Syria với sự hậu thuẫn của Nga và các quốc gia khác, đã gọi đó là một sự sỉ nhục đối với chính quyền của mình.
Năm ngoái, Nga cùng với Trung Quốc đã phủ quyết một nghị quyết của Liên hiệp quốc về việc lên án các cuộc đàn áp tại Syria, lo ngại rằng các cuộc nổi dậy tại Syria, cũng như phong trào “Mùa xuân Ả Rập” là một phần trong âm mưu của phương Tây nhằm thống trị khu vực Trung Đông.
Vladimir Chizhov, đặc phái viên của Nga tại Liên minh châu Âu cho biết, dự thảo của Liên hiệp quốc hiện nay là “thiếu điều quan trọng nhất: một điều khoản rõ ràng để loại trừ khả năng nó có thể được dùng để biện minh cho sự can thiệp quân sự đối với các vấn đề của Syria”.
Ông cho biết thêm, “Vì lý do này, tôi thấy không có cơ hội nào để dự thảo này được thông qua”.
Hòa Phong
(Tổng hợp)