Nga thử nghiệm tên lửa liên lục địa Sarmat mới nhất vào năm 2017
Tên lửa đạn đạo liên lục địa R-36M2 Voevod tại giếng phóng |
Ngày 21/7, Thư ký của Tư lệnh Lực lượng tên lửa chiến lược Nga, ông Igor Denisov cho biết Moscow sẽ thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICMB) chiến lược mới nhất mang tên Sarmat bắt đầu từ năm 2017.
Trả lời báo giới, ông Denisov xác nhận: "Hiện nay, Nga đang thực hiện giai đoạn 3 là công đoạn xây dựng thực nghiệm và như thông báo trước đó không lâu của Tư lệnh Lực lượng tên lửa chiến lược, trong vòng 1 năm rưỡi đến 2 năm nữa, chúng tôi sẽ chuyển sang giai đoạn cuối cùng là thử nghiệm lớp tên lửa này".
Công tác chế tạo thực nghiệm ICMB Sarmat mới, vốn để thay thế Satan, được khỏi động từ năm 2011. Theo một nguồn tin trong ngành công nghiệp quốc phòng Nga, tên lửa Sarmat sẽ được đưa vào phục vụ trong giai đoạn 2018-2020.
Trước đó đã có báo cáo rằng mẫu tên lửa đầu tiên phải được thử nghiệm trước khi kết thúc năm 2015.
Tên lửa chiến lược thế hệ mới Sarmat của Nga có tầm bắn hiệu quả khoảng 5.500km, do Trung tâm tên lửa quốc gia mang tên Viện sĩ V.P Makeev phát triển để thay thế tên lửa chiến lược R-36M2 Voevoda được sản xuất từ thời Liên Xô và tên lửa hạng nặng sử dụng nhiên liệu lỏng 15A18M.
Hiện các đặc tính kỹ thuật của tên lửa "Sarmat" chưa được tiết lộ nhiều. Song, theo một số nguồn tin đây là dòng tên lửa hạng nặng, có thể mang theo số lượng đầu đạn có trọng lượng khoảng 10 tấn.
Theo phân loại của Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược START giữa Nga và Mỹ, tên lửa đạn đạo hạng nặng là các tên lửa có trọng lượng nặng trên 105 tấn.
Tên lửa R-36M2 "Voivod" của Nga nặng 211 tấn và có thể mang số lượng đầu đạn 8,7 tấn.