Nga: Quay lại dùng máy đánh chữ để chống gián điệp mạng
Sự kiện cựu gián điệp CIA Edward Snowden tiết lộ về chương trình gián điệp mạng khổng lồ của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) và sự trỗi dậy của Wikileaks đã thu hút sự chú ý và nhu cầu bảo vệ an ninh mạng của các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, kế hoạch sử dụng những chiếc máy đánh chữ cũ đã được lên kế hoạch từ hơn một năm trước đây, theo lời một quan chức Nga tiết lộ.
Việc mua lại máy đánh chữ cũ của các trường học đã tạo ra một dư luận có tính chất chế nhạo cao. Và khả năng bị tổn hại của những chiếc máy đó là rất cao. Dĩ nhiên, các quan chức ở điện Kremlin hiểu điều nay, tuy nhiên, họ vẫn đi tiên phong trong việc áp dụng nó vào thực tế để chống lại nguy cơ bị tấn công mạng trong thời đại công nghệ cao chi phối như hiện nay.
Một bài báo trên tờ Thời báo New York (New York Times) từ khoảng năm 1987 đã từng đưa ra những lời cảnh báo về sự không an toàn thông tin của những chiếc máy đánh chữ.
“Vào giữa những năm 1970, các quan chức tình báo Mỹ nghi ngờ rằng các máy đánh chữ trong đại sứ quán của họ ở Nga đã bị nghe trộm.
Một chuyến đi điều tra trong năm 1979 đã không mang lại kết quả nào, có lẽ vì người Nga biết trước về chuyến đi này thông qua bản ghi nhớ đã được đánh máy trên các máy bị xâm nhập. Trong năm 1984, các nhà điều tra quay trở lại, mang theo một bức thư có chữ ký của Tổng thống Reagan ra lệnh cho nhân viên đại sứ quán không được thực hiện bất kỳ thông tin liên lạc nào với Washington về các trao đổi cấp phát chính thức bằng việc sử dụng máy đánh chữ.
Theo các quan chức quản lý, chỉ vài giờ sau khi đội điều tra đến Matxcơva, một văn bản vi phạm lệnh cấm đã được gửi đi từ đại sứ quán. Việc chụp X-quang cho thấy các máy đánh chữ đã thực sự bị xâm nhập.”
Lạ lùng thay, việc nghe trộm máy đánh chữ được sử dụng như là một hình thức nghe lén được gọi là “tổ hợp phím gõ”. Đây chính xác là thuật ngữ được sử dụng tương tự trong hành động “nghe lén” các máy tính của các tin tặc và phần mềm gián điệp có thể đọc được lượng truy cập của người dùng.