Nga, Pháp tranh cãi nảy lửa về báo cáo Syria của Liên Hợp Quốc
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov phát biểu trong một cuộc họp tại Matxcơva cho biết, báo cáo của LHQ đưa ra không hề có bằng chứng nào cho thấy quân đội của Tổng thống Bashar al-Assad đã tiến hành tấn công vũ khí hóa học vào người dân hồi tháng Tám và rằng Nga vẫn nghi ngờ lực lượng nổi dậy mới thực sự đứng đằng sau vụ tấn công nói trên.
Cũng có mặt trong buổi họp báo hôm 17/9, Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius lại có quan điểm trái ngược, nói rằng báo cáo đã phản ánh được thủ phạm của vụ tấn công chính là lực lượng chính phủ Syria, đổ lỗi cho ông Assad phải chịu trách nhiệm cho cái chết của hơn 1.400 người. Hoa Kỳ đồng quan điểm với nhà ngoại giao hàng đầu của Pháp.
Ngoại trưởng Lavrov thừa nhận báo cáo của các thanh sát viên đã chứng minh rằng vũ khí hóa học được sử dụng, nhưng "không có câu trả lời cho một số câu hỏi mà chúng tôi đã hỏi", bao gồm cả câu hỏi về việc liệu đó là các loại vũ khí được sản xuất trong một nhà máy sản xuất nước ngoài hay sản xuất trong nước.
“Chúng tôi có lý do chắc chắn để tin rằng đây là một hành động khiêu khích”, ông Lavrov cho biết sau cuộc gặp giữa các quan chức ngoại giao Nga và Pháp, hai nước có quyền phủ quyết ở Hội đồng Bảo an LHQ.
Ông nói rằng quân nổi dậy chống chính phủ Syria đã có "nhiều hành động khiêu khích" và “tất cả đều nhằm mục đích kích động sự can thiệp của nước ngoài".
Ngoại trưởng Lavrov cho biết Báo cáo của LHQ nên được kiểm tra độc lập cùng với các bằng chứng từ các nguồn như Internet và các phương tiện truyền thông khác, bao gồm cả tài khoản mạng xã hội của "một nữ tu tại một tu viện gần đó" và một nhà báo đã khẳng định trách nhiệm thuộc về phiến quân. "Chúng tôi muốn sự kiện ngày 21/8 được điều tra một cách bình tĩnh, khách quan và chuyên nghiệp", ông nói.
Pháp khẳng định chính quyền Syria đã sử dụng vũ khí hóa học
Ông Fabius, đến Matxcơva để thảo luận về một nghị quyết của LHQ về tiến trình giải giáp vũ khí hóa học ở Syria, Matxcơva ngày 17/9/2013. |
Sau những phát biểu của ông Lavrov, Ngoại trưởng Pháp Fabius đã đưa ra những lập luận đối đáp lại với người đồng cấp Nga cho rằng kết quả của báo cáo đã rõ ràng. "Khi bạn nhìn vào số lượng khí sarin được sử dụng, các vectơ, các kỹ thuật đằng sau cuộc tấn công này, cũng như các khía cạnh khác, có vẻ như không còn gì nghi ngờ rằng chính quyền đứng đằng sau", ông Fabius nói.
Nhóm Tổ chức Nhân quyền LHQ cho biết quỹ đạo tên lửa chi tiết trong báo cáo đã chỉ ra rằng họ đã bị tấn công từ cơ sở thuộc Lực lượng Cộng hòa, do em trai của Assad – Maher đứng đầu. Khi vẽ lại đường của đường bay tên lửa giả định từ hai khu vực kề cận thủ đô Damascus đã bị tấn công hôm 21/8, nó cho thấy điểm hội tụ của chúng là từ những ngọn đồi phía bắc của trung tâm Damascus – là trụ sở của đơn vị 104 thuộc Lực lượng Cộng Hòa.
Mỹ cũng đã lên tiếng phủ nhận những giải thích của ông Lavrov. “Ông ấy đang chống lại dư luận quốc tế”, Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Mỹ Jen Psaki cho biết tại Washington, “Bản báo cáo khẳng định rõ ràng rằng vũ khí hóa học, bao gồm chất độc thần kinh sarin, đã được sử dụng ở Syria. “Dựa trên những đánh giá sơ bộ các thông tin trong báo cáo, một số chi tiết quan trọng đã chỉ ra chính quyền Assad đã thực hiện cuộc tấn công này”, Psaki nói thêm.
Lavrov và Fabius đồng ý rằng cần phải có một sự thúc đẩy đổi mới cho một giải pháp chính trị tại Syria. Lavrov cũng cảm ơn Pháp đã ủng hộ thỏa thuận Mỹ- Nga kêu gọi Syria để báo cáo toàn bộ số lượng vũ khí hóa học trong vòng một tuần, tiến tới thiêu hủy toàn bộ kho vũ khí vào giữa năm 2014. Nhưng sự khác biệt trong việc tìm kiếm tội phạm của vụ việc 21/8 đã làm tăng những trở ngại mà hai bên phải đối mặt trong việc chuyển các thỏa thuận vũ khí hóa học vào tiến trình, hướng tới kết thúc cuộc nội chiến đã giết chết hơn 100.000 người kể từ tháng 3/2011.
Thử thách của Hội đồng Bảo an LHQ
Những ý kiến của họ có thể tiếp tục được tranh cãi trong các cuộc họp của Hội đồng Bảo an LHQ tìm kiếm cơ chế thực thi các thỏa thuận mà Assad đã chấp thuận, và tranh luận về hình phạt đối với bất kỳ hành vi vi phạm nào.
Thanh sát viên LHQ tiến hành điều tra quá trình sử dụng vũ khí hóa học ở Syria |
“Đây sẽ là phép thử cho công việc của Hội đồng Bảo an”, ông Lavrov nói, “Hoặc là chúng ta sẽ áp dụng Chương VII cho cả chính quyền lẫn phe đối lập Syria vì đã sử dụng vũ khí hóa học… hoặc chúng ta sẽ phải dựa vào các chuyên gia phân tích kỹ lưỡng và chuyên nghiệp về các giai đoạn chuyển giao và đưa ra tuyên bố”.
Một nghị quyết của LHQ theo Chương VII có thể ủy quyền cho can thiệp quân sự ở Syria, điều mà Nga đã cực lực phản đối.
Ông Fabius, đến Matxcơva để thảo luận về một nghị quyết của LHQ sẽ trở thành khung hiệp định giữa Nga và Mỹ, cho biết thỏa thuận này là một "bước tiến quan trọng nhưng không phải là kết thúc câu chuyện".
"Có một loạt các cơ chế chính xác phải được đặt vào một quyết định của LHQ. Chúng tôi thảo luận về điều này và nó sẽ được giải quyết trong những ngày tới. Tôi khẳng định, cũng như ông Sergei Lavrov, về sự cần thiết để quyết định một cách nhanh chóng", ông nói.
Lavrov cảnh báo rằng trong khi Hội đồng Bảo an đã thông qua nghị quyết ủng hộ các thỏa thuận giải giáp vũ khí hóa học, độ giải pháp riêng biệt sẽ là cần thiết nhằm cho phép sử dụng vũ lực để đáp ứng với bất kỳ cuộc tấn công mới và sau khi chứng minh được kẻ chịu trách nhiệm.
Cùng với Trung Quốc, Nga đã sử dụng quyền phủ quyết đến 3 lần nhằm ngăn chặn phương Tây thúc đẩy các nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ đẩy chính quyền của Tổng thống Assad vào bế tắc, kết thúc cuộc nội chiến bằng một chiến dịch đàn áp mới.
Ngoại trưởng Lavrov cho rằng đặt quá nhiều áp lực lên ông Assad sẽ khuyến khích các đối thủ của ông và làm tổn thương các cơ hội cho hòa bình. Trong khi ông Fabius lại cho rằng ông Assad cần phải biết kiềm chế và phải giữ lời hứa từ bỏ vũ khí hóa học.