Nga phản ứng với báo cáo của Hội đồng Châu Âu về Crimea
![]() |
Nga phản ứng với báo cáo của Hội đồng Châu Âu về Crimea |
Sau khi báo cáo về bán đảo Crimea được công bố, Chủ tịch Ủy ban các vấn đề quốc tế của Hội đồng Liên bang Nga (Thượng Viện), Konstantin Kosachev đã yêu cầu Hội đồng Châu Âu đến thăm Kiev trước ngày 9/5 để thấy được Thủ đô Ukraine, "sẽ làm gì với các cựu chiến binh Xô Viết, những người đã chiến đấu chống lại Hitler, cũng như chống lại những kẻ cuồng tín hiện đại của hắn".
Trên trang Facebook cá nhân, ông Kosachev cho đăng tải lời kêu gọi: "Thưa Hội đồng châu Âu! Các vị chẳng tới tận bán đảo Crimea, mà chỉ thích đánh giá tình hình ở đó thông qua các nguồn tin thứ cấp và cơ hội. Các vị đã không có mặt tại Odessa vào ngày 2/5 nhân lễ kỷ niệm thứ ba của một thảm kịch khủng khiếp, mà chẳng có ai bị trừng phạt vì nó cả. Hãy đến ngay bây giờ cũng được, đến vào trước ngày 9/5 để thấy được thực tế trong ngày chiến thắng trước chủ nghĩa phát xít, để chứng kiến những gì xảy ra ở thủ đô Kiev, xem họ sẽ làm gì với các cựu chiến binh của quân đội Xô Viết, những người đã chiến đấu chống lại Hitler, cũng như tín đồ hiện đại của hắn".
Thượng nghị sĩ tin rằng, các đại diện của Hội đồng châu Âu "sẽ đau đớn xấu hổ vì sự thiên vị và tiêu chuẩn kép".
Ông Kosachev đã nhận thấy những biểu hiện của tiêu chuẩn kép trong báo cáo của Ủy ban châu Âu về bán đảo Crimea, mà theo ông nội dung của nó đã mô tả một cách "phóng đại suy thoái" tình hình thực tế về quyền con người tại khu vực này.
Ông cho biết: "Trên thực tế, các mô tả về tình hình thực tế trong báo cáo về Crimea đã phóng đại suy thoái, dù cho không có giới hạn về sự hoàn thiện, kể cả trong lĩnh vực nhân quyền. Vấn đề đó còn tồn tại ở khắp nơi, cả ở Crimea, trong các khu vực khác của Nga, cũng như trong tất cả 46 quốc gia trong Hội đồng Châu Âu". Ông cho rằng, chỉ có một quốc gia trong số này, sự vi phạm nhân quyền "được đưa vào cấp độ chính sách nhà nước" – đó là Ukraine.
Mới đây trong một quyết định về việc Nga sát nhập bán đảo Crimea, Hội đồng châu Âu đã tiếp tục lên án hành vi thôn tính Crimea, đồng thời đòi Nga tuân thủ các quyền con người ở Crimea và điều tra những trường hợp vi phạm nhân quyền xảy ra trên bán đảo này.
Trong tài liệu này Hội đồng Châu Âu cũng kêu gọi Nga tạo điều kiện cho các cơ quan bảo vệ nhân quyền của Hội đồng Châu Âu tiếp cận bán đảo Crimea, thiết lập môi trường an toàn và thuận lợi có các phương tiện truyền thông quốc tế và các nhà bảo vệ nhân quyền làm việc.