Nga hối thúc Đức, Pháp khuyên Ukraine đừng cố mời gọi Mỹ gửi vũ khí
Paris và Berlin vốn đã đứng ra tổ chức hoà giải, tiến đến việc các bên liên quan trong khủng hoảng Ukraine ngồi vào bàn ký kết vào thoả thuận Minsk 2.0 hôm 12/2 để chấm dứt giao tranh. Tuy nhiên, thoả thuận này vẫn còn rất mong manh khi cả quân chính phủ lẫn lực lượng ly khai đều trở nên dè chừng và vẫn còn nổ sung tại Donetsk.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov. |
Trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình Nga, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết ông lo ngại Kiev có thể đang trong giai đoạn dùng "hành động khiêu khích" để cố gắng thuyết phục người Mỹ giúp đỡ Kiev và gửi vũ khí sát thương tới Ukraine.
"Những khiêu khích ở Kiev... có thể cố gắng nhằm khơi dậy điều gì đó và hy vọng điều này sẽ ảnh hưởng đến dư luận thế giới và vũ khí sẽ chảy vào Ukraine", ông trả lời phỏng vấn của Vesti hôm thứ Bảy.
"Tôi tin rằng Berlin và Paris, với vai trò quan trọng nhất..., nên ngăn chặn sự việc quay đầu như vậy”.
Lavrov cũng nhắc lại Nga phản đối việc gửi quân gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc (LHQ) tới miền đông Ukraine.
Mỹ từng xem xét việc cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine, nhưng đến nay việc này đã không được thong qua.
Kiev cáo buộc Moscow không thực hiện các điều khoản của thỏa thuận Minsk.
Hơn 6.000 người đã bị thiệt mạng trong một năm kể từ khi cuộc chiến ở miền đông Ukraine bắt đầu. Các thỏa thuận ngừng bắn tỏ ra mong manh, khi mà cả hai bên liên quan đều đổ lỗi cho nhau trong việc thực hiện các bước hoà bình.
Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga vì khủng hoảng Ukraine, khiến cho mối quan hệ Moscow – phương Tây trở nên tồi tệ nhất kể từ thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Các nhà lãnh đạo EU đã quyết định hôm thứ Năm (19/3) rằng lệnh trừng phạt sẽ tiếp tục cho đến khi thỏa thuận hòa bình được thực hiện đầy đủ, và sẽ duy trì cho đến cuối năm nếu cần thiết.
Nội dung được thực hiện qua thảm khảo nguồn tin Reuters (Anh), một trong những hãng tin lớn nhất thế giới. Reuters cung cấp bài viết, hình ảnh, đồ họa và video cho rất nhiều tờ báo, đài phát thanh, đài truyền hình, Internet và các phương tiện truyền thông khác trên toàn thế giới.