Nga "ghê tởm" nghị quyết lên án chính phủ Syria
Ông Lavrov nói sự ủng hộ của Mỹ đối với dự thảo nghị quyết, trong đó lên án "hành vi vi phạm diện rộng và có hệ thống các quyền con người" của chính quyền Syria và các lực lượng dân quân trực thuộc, đã đi ngược với những nỗ lực của Mỹ-Nga trong việc triệu tập một hội nghị hòa bình.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (phải) gặp Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tại Paris, hôm 27/5/2013. |
Phát biểu trong một cuộc họp báo sau cuộc tranh luận này, ông Lavrov cho biết: "Phái đoàn Hoa Kỳ đang rất tích cực thúc đẩy sáng kiến cực kỳ không thiện chí này".
Ông cho biết dự thảo là "đơn phương và ghê tởm"; ông đã so sánh nó với một nghị quyết của Liên Hợp Quốc vừa được thông qua hồi đầu tháng này và ông nói nó nhằm tạo ra những trở ngại cho các nỗ lực giữa Nga và Mỹ trong việc thúc đẩy một giải pháp hòa bình.
Lavrov nhắc lại khẳng định của Nga rằng Iran sẽ được mời tham dự hội nghị hòa bình vào tháng tới và cho biết cũng nên thuyết phục các bên đối lập của Tổng thống Bashar al-Assad tham gia hội nghị này "mà không có điều kiện tiên quyết" nào.
Nga là bên bảo vệ mạnh mẽ nhất của ông Assad trong suốt cuộc xung đột đã giết chết hơn 80.000 người và khiến đất nước này phải gánh chịu những biện pháp trừng phạt của Liên Hợp Quốc.
Iran là đồng minh khu vực chính của ông Assad.
Ý tưởng mời Iran tham dự hội nghị đã bị Pháp phản đối. Phát biểu tại Paris, Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius cho biết việc Iran tham dự các cuộc đàm phán này sẽ "cực kỳ nguy hiểm" vì nó sẽ gây tổn hại tới những triển vọng đạt được một thỏa thuận với Tehran về chương trình hạt nhân gây tranh cãi của đất nước này.
Fabius nói: "Chúng tôi lo ngại rằng nếu họ (Iran) tham gia vào hội nghị về vấn đề Syria này họ sẽ cố gắng kéo mọi thứ tới một mức độ rằng họ sẽ ‘tống tiền’ bằng cách nói rằng cuộc khủng hoảng Syria chỉ có thể được giải quyết với điều kiện họ có bom hạt nhân".
Hồi tháng 6/2012, Nga cùng với Mỹ và các cường quốc khác đã kêu gọi thành lập một cơ quan quản lý chuyển tiếp ở Syria và cho biết nước này không hề có ý định chống đỡ Assad nhưng cho rằng sự ra đi của ông không thể là một điều kiện tiên quyết cho các cuộc đàm phán.
Lavrov cũng cho biết quyết định không gia hạn thêm lệnh cấm vận vũ khí đối với Syria, sẽ khiến cho một số nước thành viên cung cấp vũ khí cho quân nổi dậy và gây ra những trở ngại nghiêm trọng cho kế hoạch tổ chức một hội nghị hòa bình.
Nga cho biết vũ khí mà nước này cung cấp cho chính phủ Assad là để chống lại việc can thiệp của nước ngoài vào Syria. Matxcova tuyên bố sẽ không đầu hàng và không từ bỏ hợp đồng cung cấp tên lửa đất đối không S-300 cho Syria.