Nga đang đứng giữa "ngã ba định mệnh"?

Chính quyền Obama cho rằng Nga hiện không còn giữ vai trò là "người cầm cân nảy mực" những vấn đề mang tính toàn cầu. Vậy những thách thức nào đang chờ Nga khi cuộc khủng hoảng Ukraine chưa chấm dứt?

Dù cố gắng tránh mặt Tổng thống Vladimir Putin suốt cả năm qua, nhưng trong tuần này, Tổng thống Obama sẽ cần chuẩn bị cho những lần gặp mặt trực tiếp với nhà lãnh đạo Nga khi hai ông cùng tham gia các cuộc họp thuộc khuôn khổ hội nghị APEC và G20.

Theo National Interest, sau sự việc không một quốc gia nào sẵn lòng điều động binh sĩ tới phản đối hành động mà Mỹ cáo buộc là Nga can thiệp vào chiến sự tại Ukraine, những người viết diễn văn cho Tổng thống Obama chỉ có thể bày tỏ quan điểm của mình qua những lời bình luận. 

Nga đang đứng giữa

Mỹ cho rằng Nga không còn giữ vị trí nắm quy tắc cuộc chơi toàn cầu.

Theo đó, Mỹ cho rằng những ngày tháng Nga giữ vai trò nắm giữ cuộc chơi toàn cầu đã qua. Thay vào đó, Nga đang phải chứng kiến sự sụt giảm liên miên khi nền kinh tế suy thoái, dân số ngày càng giảm, ngành công nghiệp từ thế kỷ 20 sản xuất ra những mặt hàng mà chả ai còn muốn mua. Do đó, Mỹ cho rằng bằng cách sáp nhập bán đảo Crimea thuộc Ukraine, Nga đã tạo nên được sự thành công duy nhất là cô lập mình khỏi dòng chảy của thế kỷ 21. 

Quan điểm này từng được thể hiện trong bài phát biểu của Tổng thống Obama hồi tháng Tám. "Nga hiện không tạo ra được bất cứ thứ gì. Dân di cư cũng không còn đổ tới Moscow để tìm kiếm cơ hội. Dân số Nga thì đang giảm", ông Obama nói. 

Tuy nhiên, nhận định của ông Obama dường như không đúng trong thực tế. Điển hình, sau khi Nga quyết định sáp nhập Crimea, Mỹ đã kêu gọi toàn thế giới lên án hành động mà Washington gọi là cuộc xâm chiếm trái phép trắng trợn. Nhưng, khi Liên Hợp Quốc đưa đề xuất này ra biểu quyết, phần lớn các thành viên đều đưa ra ý kiến từ chối bao gồm đại diện của các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Nam Phi, Ai Cập, Iraq và cả Israel.

Ngoài ra, sau một tháng Mỹ và lãnh đạo trong khối G8 tẩy chay Tổng thống Putin tham gia cuộc họp của nhóm, Tổng thống Brazil Dilma Vana Rousseff và các thành viên trong khối BRICS của bà đã chào đón nhà lãnh đạo Nga tham gia hội nghị thượng đỉnh tại Fortaleza. Tiếp đó, trong tuần này, ông Putin lại trở thành vị khách danh dự của người bạn thân Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại hội nghị APEC được tổ chức tại Bắc Kinh trước khi tới tham gia hội nghị G20 tại Australia. 

Nga đang đứng giữa

Sau khi chiến sự bùng nổ tại miền đông Ukraine, Nga đã chuyển sang thắt chặt quan hệ với Trung Quốc. (ảnh minh họa)

Vào năm 2013, nền kinh tế Nga đã chứng kiến tình trạng giảm tốc và trong năm nay, con số tăng trưởng cũng gần như bằng 0. Vậy còn nền kinh tế EU thì sao? Thực tế, nền kinh tế EU vẫn đang rơi vào vòng suy thoái kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính bùng nổ hồi năm 2008. 

Để so sánh mức độ tăng trưởng kinh tế của Nga trong 14 năm ông Putin lên cầm quyền với EU, chúng ta có thể nhận thấy mức tăng trưởng kinh tế của Nga đã tăng gấp 10 lần (từ 200 tỷ USD năm 1999 lên 2 ngàn tỷ năm 2013), trong khi nền kinh tế EU lại chật vật với con số tăng trưởng gấp đôi trong cùng kỳ. 

Hồi năm ngoái, Mỹ vẫn duy trì vị trí là điểm đến lý tưởng số 1 của lực lượng dân di cư cả hợp pháp và phi pháp. Vậy quốc gia nào đứng ở vị trí số 2? Chỉ một số ít người biết được câu trả lời là nước Nga. Trái với tuyên bố được lặp đi lặp lại gần đây về việc dân số Nga đang sụt giảm, thực tế, dân số Nga đã bắt đầu tăng vào năm 2010. 

Trái với Đức, Italy hay Nhật Bản, dân số tự nhiên của Nga đang chứng kiến sự tăng trưởng khi mà số trẻ ra đời vượt số người qua đời. Ngoài ra, Moscow vẫn là thỏi nam châm đối với dân di cư với hơn 2 triệu người nhập cảnh vào Nga trong thời gian gần đây.

Trước khi bàn về ý kiến cho rằng Nga đang sản xuất những mặt hàng mà giờ chả ai cần, Tổng thống Obama cần chuẩn bị trả lời những câu hỏi chất vấn từ phía Tổng thống Putin. Khi mà, hồi tháng trước, những nỗ lực phóng rocket và thử nghiệm tàu vũ trụ của Mỹ đã liên tiếp gặp sự cố tai nạn và bốc cháy. 

Do đó, không loại trừ khả năng ông Putin sẽ hỏi Tổng thống Obama rằng liệu Mỹ vẫn còn muốn thuê những con tàu vũ trụ do Nga thiết kế, sản xuất và phóng vào không gian không? Và đây cũng là phương tiện duy nhất mà hiện các phi hành gia Mỹ đang sử dụng để đặt chân lên Trạm vũ trụ quốc tế ISS và quay trở về trái đất khi thời hạn công tác kết thúc. 

Nga đang đứng giữa

Quân đội Nga được đánh giá là đội quân hùng mạnh nhất tại châu Âu.

Theo National Interest, trên thực tế, Nga hiện vẫn đang giữ vị trí là một cường quốc sánh ngang với Mỹ. Xét về kho hạt nhân, Nga là quốc gia duy nhất có thể xóa số nước Mỹ khỏi bản đồ thế giới. Ngoài vũ khí hạt nhân, Nga còn hiện sở hữu lực lượng quân sự hùng hậu nhất tại châu Âu. Bất chấp nỗ lực của châu Âu nhằm bôi xấu lực lượng quân sự Nga đã lỗi thời, những hành động gần đây của Nga tại Ukraine đã chứng minh điều ngược lại. 

Vậy lời bình luận trong bài diễn văn của Tổng thống Obama cho rằng Nga hiện chỉ là "một thế lực trong khu vực" có đúng? Với diện tích trải dài từ St. Petersburg tới Vladivostok, lãnh thổ Nga giáp biên giới với Ba Lan ở phía tây cũng như giáp biên giới với Trung Quốc và Thái Bình Dương ở phía đông. Trong hơn 1.000 năm qua, những cư dân sinh sống trên lãnh thổ Nga đã đóng vai trò tiên phong trong việc ngăn chặn các cuộc xâm chiếm kiểu Mông Cổ nhằm vào khu vực Tây Âu cũng như đánh bại các cuộc xâm lược dưới thời hoàng đế Napoleon của Pháp và Đức quốc xã. 

Vào mùa thu năm ngoái, khi Mỹ nhận thấy mình cần có trách nhiệm trừng phạt bằng hành động quân sự đối với chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad trước cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học thảm sát dân thường vô tội, Nga đã đóng vai trò là người tìm ra lối thoát cho cuộc chiến không mong đợi này. Ngoài ra, Nga còn đóng vai trò quan trọng trong việc giúp tiêu hủy toàn bộ số kho hóa học mà Tổng thống Assad công bố. Ngay cả trong những cuộc họp gần đây nhằm ngăn chặn Iran sản xuất bom hạt nhân, ngoài Mỹ và Iran, Nga cũng là nước góp tiếng nói quan trọng trong các cuộc đàm phán. 

Tuy nhiên, ngay cả sau cuộc đại khủng hoảng tài chính năm 2008, Tổng thống Putin vẫn nhận định Mỹ đóng vai trò bá chủ nền tài chính và kinh tế thế giới. Trong khi đó, ông Putin vẫn thường cho rằng "thảm họa địa chính trị lớn nhất trong thế kỷ 20" là sự tan rã của khối Liên Xô cũ. Trong năm qua, Tổng thống Putin cũng đã phải chứng kiến cảnh giá dầu hạ hơn 25% và giá trị đồng ruble cũng giảm mất hơn 1/3. 

National Interest cho rằng đây chính là thời điểm để ông Obama giúp Tổng thống Putin hiểu ra rằng ông Putin đang đứng ở giữa ngã ba đường định mệnh. Nếu ông Putin nỗ lực chấm dứt cuộc chiến tại Ukraine và thỏa thuận với Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko, nhà lãnh đạo Nga có thể khôi phục các mối quan hệ kinh tế với phương Tây, mở ra cơ hội tiếp cận với nền công nghệ hiện đại để tăng sản lượng dầu mỏ và khí đốt, hiện đại hóa nhiều lĩnh vực khác trong nền kinh tế quốc gia cũng như đảm bảo cho một tương lai thịnh vượng và ổn định. 

Nội dung được thực hiện qua tham khảo Tạp chí National Interest. National Interest được thành lập vào năm 1985. Tạp chí thường tập trung vào vấn đề chính sách đối ngoại và những lợi ích quốc gia của Mỹ.

MINH THU (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !