Nga có đủ sức đối phó Hệ thống tấn công chớp nhoáng toàn cầu của Mỹ?

Theo các nguồn tin thân cận Bộ quốc phòng Nga, năm nay hệ thống tên lửa mới nhất sẽ được trang bị cho tổ hợp tên lửa trực chiến ở khu vực Irkutsk.
Nga có đủ sức đối phó Hệ thống tấn công chớp nhoáng toàn cầu của Mỹ? - ảnh 1

Hệ thống tên lửa Yars của quân đội Nga

Bộ chỉ huy Lực lượng tên lửa chiến lược Nga (RVSN) đã tiến hành cuộc kiểm tra bất thường khả năng sẵn sàng chiến đấu của sư đoàn tên lửa 29 đóng tại Irkutsk. Vì có tín hiệu báo động vang lên bất ngờ vào đêm ngày 22/07.

Cuộc tập trận tên lửa diễn ra ở miền Đông nước Nga với nhiều tình huống giả định bất ngờ. Với sự tham gia của hai trung đoàn tên lửa được trang bị các hệ thống tên lửa di động trên bộ Topol, cuộc tập trận này vẫn được coi là có quy mô nhỏ so với hàng loạt cuộc tập trận quy mô lớn của Lực lượng tên lửa chiến lược diễn ra tại 20 khu vực toàn Liên bang Nga vào giữa tháng 2/2015 vừa qua.

Khi đó, tất cả các trung đoàn sử dụng toàn bộ các hệ thống tên lửa của RVSN để tham gia tập trận. Loạt tập trận này là để đánh giá khả năng chỉ huy, kiểm soát của các trung đoàn tên lửa trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu cao nhất bất kể điều kiện và hoàn cảnh nào.

Nga có đủ sức đối phó Hệ thống tấn công chớp nhoáng toàn cầu của Mỹ? - ảnh 2

Đài chỉ huy lực lượng tên lửa chiến lược

Đầu năm nay, Lực lượng tên lửa chiến lược Nga cũng tiến hành các cuộc tập trận quy mô lớn, tập hợp những đội quân tinh nhuệ nhất. Hơn 700 thiết bị cơ động trong đó có các tổ hợp phóng tên lửa đạn đạo Topol, Topol-M và Yars đã được huy động tham gia cuộc tập trận này. Trong cuộc tập trận này, sư đoàn tên lửa 29 được đánh giá là “tuyệt vời”. Kể từ đó đến nay, sư đoàn này chưa có cơ hội thể hiện khả năng huấn luyện quân sự của mình trong số hơn 100 cuộc diễn tập ở các cấp độ khác nhau được RVSN lên kế hoạch trong năm nay.

Nhiều khả năng, cuộc tập trận tại khu vực Irkutsk này sẽ là lần cuối cùng có sự tham gia của hệ thống tên lửa Topol. Sau hơn 30 năm làm nhiệm vụ “lá chắn hạt nhân” cho quân đội Nga, nó sẽ được thay thế bằng các hệ thống tên lửa di động Yars và Yars-M sử dụng các tên lửa thế hệ mới. Thông tin về các hệ thống mới này vẫn trong vòng bí mật.

Cựu Tổng Tham mưu trưởng, cố vấn Bộ tư lệnh Lực lượng tên lửa chiến lược Nga (RVSN), Thượng tướng Viktor Yesin, cho biết dự kiến vào năm 2021, tất cả các sư đoàn của RVSN sẽ được trang bị các hệ thống tên lửa di động Yars và Yars-M thay cho Topol đã lão hóa.

Vậy, đơn vị nào sẽ được trang bị Yars đầu tiên? Tham mưu trưởng Lực lượng tên lửa chiến lược Nga, Đại tướng Sergei Karakayev thông báo, trong năm nay, RVSN sẽ tiếp nhận 24 hệ thống tên lửa Yars. Hiện tại, các hệ thống mới này đã được biên chế trong các sư đoàn tên lửa Teykovsky, Novosibirsk, Kozelsk và Tagil.

Nga có đủ sức đối phó Hệ thống tấn công chớp nhoáng toàn cầu của Mỹ? - ảnh 3

Tên lửa Topol của quân đội Nga

Tên địa danh đặt các tổ hợp tên lửa bình thường chỉ là tên quy ước. Nhưng sư đoàn tên lửa 29 tại Irkutsk – có vẻ là đơn vị tiếp theo được tái vũ trang – thực tế đóng quân tại một khu rộng lớn thuộc vùng Viễn Đông của Nga. Khả năng lớn là nó sẽ được trang bị loại tên lửa hiện đại và nguy hiểm hơn.

Theo các nguồn tin thân cận Bộ quốc phòng Nga, năm nay hệ thống tên lửa mới nhất sẽ được trang bị cho tổ hợp tên lửa trực chiến ở khu vực Irkutsk. Hệ thống này sử dụng tên lửa RS-26 hay còn gọi là Rubezh/Vanguard. Đây là loại tên lửa đạn đạo liên lục địa sử dụng nhiên liệu rắn, được phát triển trên cơ sở tên lửa RS-24 Yars. RS-26  được thiết kế mang đầu đạn có thể phân tách, có các khả năng và đặc tính vượt trội hơn so với các hệ thống hiện thời.

RS-26 mang phần đầu đạn có thể phân tách được thành 10 đầu đạn độc lập, đi kèm với 10 tên lửa giả (tên lửa mồi nhử) cùng các thông số chiến đấu hiện đại tạo thành 10 khoảng trống gây mất tập trung cho kẻ địch. Vì vậy, xác suất tối đa các hệ thống phòng thủ tên lửa của kẻ địch phá hủy được hết các đầu đạn của Yars chỉ là 5%. 95% đầu đạn còn lại chắc chắn sẽ đâm trúng mục tiêu. Giới truyền thông Nga ngay lập tức đặt biệt danh cho hệ thống tên lửa này là “sát thủ của các hệ thống phòng thủ tên lửa”

Đó là lí do khu vực Irkutsk thời gian gần đây thu hút rất nhiều sự chú ý từ dư luận.

Nga có đủ sức đối phó Hệ thống tấn công chớp nhoáng toàn cầu của Mỹ? - ảnh 4

Chỉ huy theo dõi tập trận tên lửa chiến lược

Theo ông Ruslan Pukhov - Giám đốc Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ Nga (CAST), Lực lượng tên lửa chiến lược chú trọng vào khoảng cách đường đạn của tên lửa. Việc phân bổ các tổ hợp tên lửa không hề có mối liên kết đặt biệt nào với các địa phương. Tuy nhiên, Mỹ lại đặt các hệ thống phòng thủ tên lửa xung quanh biên giới Nga nhằm phản đối Nga trang bị các hệ thống tên lửa trên phạm vi lãnh thổ của mình. Và Nga cần đáp trả lại tất cả các mối đe dọa từ bên ngoài vào.

Hiện nay, khu vực phía Đông, bao gồm cả vùng Viễn Đông là khu vực ưu tiên để tăng cường lá chắn hạt nhân của Nga.

Hầu như trong tất cả các cuộc tập trận quân sự quy mô lớn ở miền Đông nước Nga có sự tham gia của các lực lượng tên lửa chiến lược đều có mặt Tổng thống Nga Vladimir Putin và Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu.

Nga có đủ sức đối phó Hệ thống tấn công chớp nhoáng toàn cầu của Mỹ? - ảnh 5

Cùng với việc triển khai các hệ thống tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) hạng nặng Sarmat tại khu vực Orenburg và vùng lãnh thổ Krasnoyarsk (dự kiến đến năm 2020, Sarmat sẽ được trang bị cho RVSN Nga thay cho Voyevoda – NATO định danh là Satan). Đây là một bước tiến trong việc thúc đẩy răn đe hạt nhân của Nga ở khu vực phía Đông.

Theo tham mưu trưởng RVSN Nga, Sergei Karakayev, loại tên lửa này như một biến thể của Yars và Topol, nó có khả năng đối chọi với Hệ thống tấn công chớp nhoáng toàn cầu (PGS-Prompt Global Strike) của Mỹ.

Đức Dũng

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !