Nga chế tạo thủy lôi siêu nhanh mới, thay thế "hung thần Chiến tranh Lạnh"
Trang tin Russia & India Report đưa tin, hiện vẫn chưa có nhiều thông tin về loại ngư lôi mới này, ngoại trừ việc nó sẽ mang tên là Khishchnik (Thú săn mồi). Ngư lôi này hiện đang được phát triển bởi Cục Thiết kế Elektropribor của Nga, chuyên chế tạo các công nghệ hàng không.
Ngư lôi Shkval của Nga. |
Khishchnik có thể coi là một loại tên lửa hoạt động ở dưới đáy biển, được trang bị một động cơ hiện đại và trong tương lai sẽ thay thế ngư lôi Shkval nổi tiếng.
Hoạt động thiết kế ngư lôi Shkval đã được chính phủ Liên Xô phê duyệt và bắt đầu từ những năm 1970. Vào năm 1977, ngư lôi này chính thức được đưa vào sử dụng và kể từ đó đến nay, nó vẫn là một trong những loại vũ khí trên biển lợi hại nhất của Nga khi đã phá vỡ nhiều kỷ lục quân sự.
Trước đây, ngư lôi thường có tốc độ không quá 140km/giờ, khiến các tàu chiến đối phương có thể dễ dàng tránh né. Tuy nhiên, thủy lôi Shkval có tốc độ gấp 3 lần so với các ngư lôi thường. Điều này đồng nghĩa thời gian để tàu địch có thể đổi hướng tránh ngư lôi ít hơn 3 lần và Shkval có thể bắn trúng mục tiêu dễ dàng.
Sở dĩ Shkval có thể đạt được tốc độ cao như vậy là nhờ động cơ chạy băng nhiên liệu rắn của mình. Ngoài ra, khác với các loại ngư lôi khác, Shkval có thiết kế đặc biệt để quanh ngư lôi xảy ra hiện tượng sủi bong bóng, tạo ra một vùng chân không và giảm sức cản sau khi được phóng đi.
Ban đầu, Shkval được thiết kế để đáp trả sự phát triển của hệ thống phòng không trên biển của Mỹ. Khi đó, máy bay của Liên Xô không thể đối đầu trực diện trước lực lượng Hải quân Mỹ hùng hậu, và vì vậy ngư lôi được coi là giải pháp để họ bù đắp cho điểm yếu trên.
Tàu ngầm lớp Yasen của Nga cũng đang được trang bị ngư lôi Shkval. |
Mặc dù đã được đưa vào sử dụng gần 40 năm, một số thông số kỹ thuật của ngư lôi Shkval đến nay vẫn được giữ rất kín. Phần lớn những nỗ lực của nước ngoài nhằm sao chép Shkval đều không đạt được kết quả như họ mong muốn. Vào năm 2005, Hải quân Đức công bố một loại tên lửa hoạt động dưới lòng biển có những thông số gần giống Shkval, song tốc độ của nó vẫn không thể sánh với ngư lôi Nga.
Thế nhưng, ngư lôi Shkval cũng có một số nhược điểm đáng chú ý. Tầm bắn của nó tương đối ngắn và khả năng hoạt động ở độ sâu lớn còn hạn chế. Ngoài ra, nó phát ra tiếng ồn do được phóng đi với tốc độ cao, khiến đối phương dễ nhận ra. Cuối cùng, nó không được lắp đặt các thiết bị dẫn đường.
Rất có thể các nhà thiết kế sẽ xem xét đến những yếu điểm này khi phát triển ngư lôi Khishchnik, và với sự phát triển công nghệ quân sự hiện tại, việc khắc phục những vấn đề như trên là hoàn toàn có thể.