Nga “bỏ rơi” Sip, châu Âu lên kế hoạch B
![]() |
Người dân Sip (Cyprus) biểu tình phản đối điều kiện để nhận cứu trợ của EU. |
Lời từ chối của Nga đã khiến Cộng hòa Síp ngày càng bị cô lập trong khi thời hạn phải tìm ra hàng tỷ euro theo yêu cầu của Liên minh châu Âu để nhận được gói cứu trợ 10 tỷ euro cứu trợ tài chính đang đến gần.
Nếu không có được khoản tiền này, Ngân hàng Trung ương châu Âu cho biết sẽ cắt giảm quỹ cứu trợ khẩn cho các ngân hàng bên bờ phá sản của Síp, khiến nước này trở thành nền tiền tệ đơn độc nhất châu Âu.
“Các cuộc đàm phán đã kết thúc đúng với sự liên quan của Nga”, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov nói với các phóng viên 2 ngày sau cuộc đàm phán khủng hoảng với người đồng cấp Síp của mình, Michael Sarris.
Sau khi bị phủ quyết một cách giận dữ về đề xuất đánh thuế tiền gửi tiết kiệm để đổi lấy gói cứu trợ của EU, các quan chức cao cấp Síp đã tìm đến Kremlin để đàm phán lại về một điều khoản vay mượn tài chính – điều có lợi hơn và đề nghị các nhà đầu tư Nga cắt giảm chi phí ngân hàng và dự trữ khí đốt cho Síp.
Các nhà tài phiệt Nga có hàng tỷ euro cổ phần trong ngành ngân hàng khổng lồ và hiện đang bị tê liệt của Sip. Tuy nhiên, ông Siluanov cho biết các nhà đầu tư Nga không quan tâm đến khí đốt của Síp và các cuộc đàm phán đã kết thúc mà không có kết quả.
Các nhà lập pháp của Síp đang chuẩn bị các biện pháp tranh luận với đề nghị của chính phủ để tìm kiếm ít nhất số tiền 5,8 tỷ euro cần thiết để dành được các gói cứu trợ của EU. Các đề nghị đó bao gồm một “quỹ đoàn kết” bán đi một số tài sản nhà nước, bao gồm: các khoản thu từ dầu khí trong tương lai, quỹ lương hưu quốc hữu hóa, tiến đến một đợt phát hành trái phiếu khẩn cấp mà JP Morgan miêu tả là “bán cháy quốc gia”
![]() |
Síp cũng buộc phải xem xét một dự luật tái cơ cấu ngân hàng cho vay lớn thứ 2 đất nước, Ngân hàng Trung ương Síp, chia thành tài sản tốt và xấu. Họ sẽ kêu gọi một chính phủ quyền lực để áp đặt các biện pháp kiểm soát vốn để ngăn chặn dòng lũ rút tiền khi các ngân hàng mở cửa trở lại vào thứ Ba sau khi buộc phải đóng cửa kéo dài trong 1 tuần qua.
Hiện nay, Síp và các thành viên trong khối đồng tiền chung euro phát triển ngày càng không khả quan. “Tôi vẫn tin rằng chúng tôi sẽ giải quyết được vấn đề, tuy nhiên, Síp đang chơi với lửa”, Volker Kauder, nhà lãnh đạo bảo thủ hàng đầu của Đức - Thủ tướng Angela Merkel, nói trên đài truyền hình ARD.
Bà Merkel nói với các nhà lập pháp việc quốc hữu hóa các quỹ hưu trí là không thể chấp nhận được như là một cách để tạo lỗ hỗng trong tài chính và cố dành các gói cứu trợ, nguồn tin từ quốc hội Đức cho biết. Họ trích dẫn lời bà thủ tướng nói rằng tính bền vững nợ và tái cơ cấu ngân hàng sẽ phải là cốt lõi của bất kỳ thỏa thuận nào – điều mà bà gọi là “sự tín nhiệm”.
Các quan chức eurozone thừa nhận trong một cuộc họp kín hôm thứ Tư rằng họ đang ở trong “một mớ hỗn độn” và thảo luận các biện pháp áp đặt và kiểm soát vốn để ngăn cách các khu vực nguy hiểm như Síp có thể lây lan sang quốc gia khác.
Những nguy cơ hiện nay của Síp có thể dẫn đến việc EU bị tổn thương và buộc các quốc gia phải từ bỏ đồng tiền chung. “Nếu khu vực tài chính sụp đổ, sau đó họ sẽ phải đối mặt với sự giảm giá đồng tiền đáng kể. Và nếu xảy ra điều đó, họ sẽ không còn cách nào khác ngoài việc trở lại với đồng tiền riêng của mình”, một quan chức EU cho biết.
Hệ thống ngân hàng của Cộng hòa Síp bị tê liệt bởi có quá nhiều liên quan đến Hy Lạp, trung tâm của cuộc khủng hoảng nợ đang xảy ra trong eurozone. Người dân nước này đã xếp hàng dài ở các máy ATM hôm thứ Năm tuần trước để rút tiền, biểu tình chống luật đánh thuế tiền gửi và phản đối tin đồng Ngân hàng Trung ương Síp sẽ bị đóng cửa và sa thải nhân viên của mình.