Nga bắt tay xây dựng lò phản ứng điện hạt nhân thứ hai cho Iran
Hai viên đá tượng trưng cho lễ khởi công xây dựng nhà máy điện hạt nhân Bushehr. Ảnh: RIA |
Việc xây dựng các lò phản ứng hạt nhân Bushehr được coi là dự án lớn nhất của Nga - Iran. Trước đó, tháng 11/2014, Nga và Iran đã ký hợp đồng xây dựng các lò phản ứng thứ hai và thứ ba của nhà máy điện hạt nhân Bushehr (dự án Bushehr-2) trên cơ sở chìa khóa trao tay. Lễ ra mắt dự án Bushehr-2 diễn ra vào ngày 10/9/2016. Các lò phản ứng của dự án VVER-1000 của Nga, đáp ứng các yêu cầu an toàn cao nhất, sẽ hoạt động ở các khối số 2 và 3. Tổng công suất của hai lò phản ứng mới là 2,1 nghìn MW. Việc thực hiện dự án Bushehr-2 dự kiến sẽ mất 10 năm.
Khối năng lượng đầu tiên của nhà máy điện hạt nhân Bushehr với lò phản ứng VVER-1000 đã được kết nối với hệ thống điện quốc gia Iran vào tháng 9/2011. Vào tháng 4/2016, khối này cuối cùng đã được chuyển sang Iran hoạt động, đây là sự hoàn thành chính thức của dự án xây dựng. Đồng thời, Tập đoàn Năng lượng Nguyên tử Nhà nước Rosatom sẽ tiếp tục phục vụ khối và cung cấp cho nó nhiên liệu hạt nhân.
Trong quá trình hoạt động, lò phản ứng số 1 của nhà máy điện hạt nhân Bushehr đã cung cấp vài chục tỷ kilowatt giờ điện cho hệ thống năng lượng của Iran và cho phép Iran ngăn chặn việc thải ra hàng chục triệu tấn khí nhà kính.
Bushehr là nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở Trung Đông đã được bắt đầu xây dựng vào năm 1974 với các công ty Đức. Năm 1980, chính phủ Đức đã tham gia các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran sau Cách mạng Hồi giáo 1979, và việc xây dựng đã bị dừng lại.
Tháng 8/1992, chính phủ của Nga - Iran đã ký một thỏa thuận về việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân và vào tháng 01/1995, một hợp đồng đã được ký kết để hoàn thành việc xây dựng cho nhà máy.