Nga bán tàu ngầm Lada cho TQ: Sức mạnh của đồng tiền?

Chỉ khoảng một tuần sau khi chính thức nhậm chức Chủ tịch Trung Quốc, ông Tập Cận Bình đã đi Nga và mang về một món quà bất ngờ: Hợp đồng mua 4 chiếc tàu ngầm lớp Lada và 24 tiêm kích đa năng SU-35 – những thứ mà trước kia Trung Quốc đã nhiều lần “năn nỉ” Nga nhưng không thành.
Nga bán tàu ngầm Lada cho TQ: Sức mạnh của đồng tiền? - ảnh 1

Dư luận quốc tế lập tức được chia thành 2 phe. Phía lạc quan thì cho rằng đây là “bước tiến lịch sử” trong quan hệ Nga – Trung, mở đường cho việc 2 bên cùng hợp tác, nghiên cứu và sản xuất trang bị quân sự. Bên bi quan thì “thở dài” và nói, bản hợp đồng đó là minh chứng rõ nhất cho cái gọi là “Sức mạnh của đồng tiền” và “Nước Nga thời kỳ suy yếu” bởi chỉ có nguồn tài chính của Trung Quốc từ bản hợp đồng này, Nga mới có đủ tiềm lực để tiếp tục dự án và tiếp tục theo đuổi các kế hoạch khác của ngành công nghiệp quốc phòng.

“Ông có chân giò, bà thò chai rượu”

Với Trung Quốc, gần như tất cả đều nhất trí rằng đó là thương vụ “một vốn bốn lời”. Ngoài ý nghĩa về mặt quân sự, nguyên nhân chính trị và kinh tế cũng hết sức quan trọng vì bản hợp đồng này sẽ giúp ngành công nghiệp quân sự Trung Quốc không rơi vào tình trạng dư thừa sản xuất, từ đó kéo sập nền kinh tế nước này.

Trong nhiều thập kỷ qua, dù đã liên tục đầu tư tài chính mạnh mẽ nhưng lỗ hổng về trang thiết bị quân sự hiện đại của Trung Quốc vẫn còn rất nhiều. Một phần vì Trung Quốc không có những công nghệ hiện đại so với các cường quốc khác như Nga, Mỹ, Anh, Pháp, Nhật… một phần là năng lực sản xuất  trong nước của họ không kịp cho quân đội sử dụng. Nếu Trung Quốc đầu tư mở rộng số lượng các nhà máy sản xuất quốc phòng thì khi nhu cầu bão hòa, các nhà máy này sẽ lâm  vào tình trạng dư thừa sản xuất. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến Liên Xô suy sập do vậy, việc biến Nga thành công xưởng sản xuất trang thiết bị vũ khí của Trung Quốc trong khi Trung Quốc vẫn nắm trong tay công nghệ then chốt được cho là sự lựa chọn thông minh.

Với thế hệ tàu ngầm lớp Lada, thị trường trong nước của nó đã gặp khó khăn do sự phản đối của Tư lệnh Hải quân Nga. Hướng đi ra thị trường quốc tế cũng bế tắc. Xuất phát từ nhân tố địa chính trị, ban đầu Nga không muốn bán tàu ngầm lớp Lada cho Trung Quốc vì sợ sẽ có ngày “gậy ông đập lưng ông”.

Khách hàng tiềm năng mà Nga muốn hướng tới là Ấn Độ nhưng quốc gia đông dân thứ 2 thế giới này lại không mấy hào hứng với Lada vì nó chỉ là tàu ngầm cỡ nhỏ và vừa, không có năng lực hoạt động đường dài, trên các vùng biển xa và không đáp ứng được nhu cầu chiến lược của Ấn Độ. Thêm vào đó, tàu ngầm lớp Lada có giá khá đắt cũng là nguyên nhân quan trọng khiến Ấn Độ rút lui khỏi bàn thương thảo. Vào năm 1997, tàu ngầm lớp Lada có giá 300 triệu USD, còn giờ đây, nếu tính thêm yếu tố lạm phát, giá vật liệu gia tăng thì mỗi chiếc tàu ngầm này có giá trên 700 triệu USD.

Nga bán tàu ngầm Lada cho TQ: Sức mạnh của đồng tiền? - ảnh 2
Phiên bản xuất khẩu của tàu ngầm lớp Lada có tên là Amur. Ảnh một chiếc tàu ngầm Amur 1.650 tấn.

Công nghệ không hoàn thiện cũng là nguyên nhân khiến tàu ngầm lớp Lada gặp khó khăn khi tiêu thụ. Muốn cải tiến thì phải có tiền, trong khi đó, tiền lại là “tử huyệt” của ngành công nghiệp quân sự Nga. Ở hướng khác, tiền “không phải là vấn đề với Trung Quốc” và nước này còn có những công nghệ nhất định. Vì vậy, việc Nga đi theo con đường mở cửa về công nghệ quân sự, bắt tay cùng Trung Quốc phát triển là bước đi hợp lý.

Trong lĩnh vực tên lửa đạn đạo và ngư lôi phóng từ tàu ngầm, Trung Quốc đã có kinh nghiệm hợp tác với Pháp và Italia. Tàu ngầm lớp Lada muốn tiến ra thị trường thế giới, vũ khí của nó cũng phải phù hợp với tiêu chuẩn thế giới. Ở khía cạnh này, Nga cần tới kinh nghiệm hợp tác với phương Tây của Trung Quốc.

Vì sao Trung Quốc mơ ước tàu ngầm Lada?

Phiên bản xuất khẩu của tàu ngầm lớp Lada được gọi là lớp Amur. Giống như tàu ngầm lớp Kilo, tàu lớp Lada cũng chạy bằng động cơ diezel – điện. Thiết kế của nó được cho là đã hoàn thành trước khi Liên Xô sụp đổ nhưng mãi đến năm 2010, chiếc tàu đầu tiên mang tên “St. Peterburg” mới được bàn giao cho Hải quân Nga chạy thử. Với hơn 20 năm nghiên cứu, phát triển, công nghệ của tàu ngầm Lada có những ưu điểm.

Thứ nhất, nó được thiết kế theo kiểu “modul hóa” hoặc “series hóa”, tức là có thể căn cứ vào yêu cầu mà lắp ráp thành tàu ngầm với các tải trọng khác nhau như 550 tấn, 750 tấn, 950 tấn, 1.450 tấn, 1.650 tấn và 1.850 tấn. Trong đó, các mẫu tàu từ 1.650 tấn trở lên có thể lắp thêm khoang chứ tên lửa phóng theo chiều thẳng đứng và hệ thống cung cấp động lực trên tàu không phụ thuộc vào không khí bên ngoài (AIP). Nhưng nói chung, tất cả các tàu ngầm Lada có kết cấu về cơ bản là giống nhau, nguyên lý thao tác cũng tương tự nên rất thuận tiện cho quân nhân trong hiệp đồng tác chiến.

Thứ hai, đây là mẫu tàu được áp dụng công nghệ vỏ một lớp, giúp giảm độ giãn nước so với các tàu ngầm cùng dung lượng. Đây là nhân tố giúp tàu ngầm trở nên nhỏ hơn, linh hoạt hơn và đặc biệt là tác chiến ở vùng biển nông hoặc tác chiến gần bờ biển.

Nga bán tàu ngầm Lada cho TQ: Sức mạnh của đồng tiền? - ảnh 3
Đồ họa phác thảo phòng điều khiển của một tàu ngầm lớp Lada

Thứ ba, tàu ngầm lớp Lada áp dụng hệ thống thông tin và quản lý tác chiến hợp nhất hóa, số liệu về chỉ huy, tác chiến, và vận hành trang bị được trao đổi và chia sẻ trong toàn bộ con tàu. Kho dữ liệu “modul hóa” trên tàu đảm bảo cho các thao tác được tự động hóa, do đó tiết kiệm nhân lực được 50%. Với tàu tải trọng 1.650 tấn, chỉ cần 35 thủy thủ.

Thứ tư, việc trang bị hệ thống AIP giúp tàu ngầm lớp Lada giảm tiếng ồn, nâng cao khả năng hoạt động liên tục dưới nước, từ đó tăng cường hiệu quả tác chiến. Nếu xét về khả năng tàng hình dưới nước trước các thiết bị cảm âm, tàu ngầm lớp Lada thậm chí còn vượt trội hơn cả tàu ngầm lớp Kilo vốn đã nổi tiếng với biệt danh “Hố đen”.

Thứ năm, tàu ngầm lớp Lada được trang bị hệ thống phóng theo chiều thẳng đứng khiến cho việc điều khiển vũ khí được đa dạng và linh hoạt hơn. Bên cạnh đó, hệ thống này còn có thể được sử dụng để thả người nhái hoặc trang bị để thực hiện các chiến dịch tác chiến đặc biệt.

Thứ sáu, Nga đã thiết kế và trang bị cho tàu ngầm lớp Lada cảm biến thủy âm loại kéo rê ở phía đuôi (towed aray sonar) rất hiện đại, giúp tăng khả năng cũng như cự ly phát hiện kẻ địch. Thiết bị này rất đắt, không được lắp đặt ở tàu ngầm Kilo và thường chỉ được dùng trên tàu ngầm hạt nhân hoặc tàu chống ngầm cỡ lớn.
Lương Minh

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !