Nếu Hà Nội cứ chôn rác kiểu này, rồi sẽ không còn đất mà chôn

Để giải quyết dứt điểm tình trạng dân phản đối do ô nhiễm môi trường thì trong tương lai “phải có thay đổi lớn”. Nếu cứ chôn tất cả rác thải như thế này thì chẳng bao lâu, Hà Nội không còn đất mà chôn.

 

{keywords}
Dân chặn xe vào bãi rác Nam Sơn: Cách nào giải quyết dứt điểm?

Chia sẻ với PV, GS.TS Đặng Kim Chi – Phó chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam khẳng định, xét về mặt kỹ thuật chôn lấp thì bãi rác Nam Sơn hiện nay là bãi chôn lấp rất hợp vệ sinh, có hệ thống thu gom nước rác đưa về hồ, xong từ hồ nước rác được xử lý sau đó mới đưa ra suối.

“Bãi rác Nam Sơn tính đến thời điểm này là hợp vệ sinh chứ không phải bãi rác chôn lấp tuỳ tiện.

Nhưng lịch sử trước kia đã có những giai đoạn chôn lấp tuỳ tiện. Vấn đề ô nhiễm của khu vực bãi rác là không tránh khỏi, đó là vấn đề mùi, khí, nước rác…”, GS.TS Đặng Kim Chi thông tin.

Đây cũng chính là lý do mà trong quy chuẩn của bãi rác đã quy định rõ khoảng cách bãi rác với khu dân cư phải được cách xa 500m. “Những hộ dân sống trong khu vực 500m nhất định chịu ảnh hưởng của bãi rác, nhất là một bãi rác lớn như bãi rác Nam Sơn” GS.TS Đặng Kim Chi nói.

Hơn nữa với 80% rác của Hà Nội đưa lên Nam Sơn, nên bắt buộc người dân sống trong khu vực 500m phải di dời. Việc dân chặn xe rác xuất phát từ chuyện đền bù, giữa hai bên (cơ quan nhà nước và dân) chưa tìm được tiếng nói chung.

“Tình trạng này xảy ra ở nhiều khu vực bãi chôn lấp rác chứ không phải chỉ riêng của Hà Nội mà ở các tỉnh, khu đô thị lớn nơi mà bãi chôn lấp rác lớn”, GS.TS Đặng Kim Chi khẳng định.

Vấn đề đặt ra ở đây là câu chuyện quản lý. Chuyện xung đột đến hẹn lại lên, dân chặn đường không cho xe rác vào khu xử lý, theo GS.TS Đặng Kim Chi “không phải chỉ xảy ra ở Hà Nội” mà “Hải Phòng cũng có, rồi như bãi rác An Phước ở TP.HCM cũng vậy”. Và có tâm lý không ai muốn bãi rác ở địa phương mình. Đấy là vấn đề xã hội.

Điều này xuất phát từ thực tế, GS Kim Chi cho biết, hiện nay rác thải sinh hoạt ở các khu đô thị nói riêng và cả nước nói chung chưa phân loại. Trong khi đó thêm một đội quân nhặt rác ở các bãi rác. Họ đi nhặt lại những loại rác có thể tái chế được mà chúng ta chưa phân loại ngay từ ban đầu. Do đó sẽ tạo nên khu vực hỗn loạn. Điều này cũng ảnh hưởng đến chất lượng môi trường của rác, cũng như xung quanh.

"Tôi từng chứng kiến 8-9h mọi người tập hợp, rủ nhau đi…có danh sách, ghi tên bao nhiêu người vào lúc 9h, bao nhiêu người ra lúc 4h. Và tôi tin hiện tượng này vẫn còn. Vì chúng ta không phân loại, khi đem ra chôn thì vẫn có loại rác tái sử dụng được. Thậm chí có đội quân thu mua ngay tại chỗ cách cổng bãi rác không xa”, GS Kim Chi cho hay.

Trở lại với câu chuyện tồn tại của bãi rác Nam Sơn, GS Kim Chi cho rằng đây là bãi rác rất lớn của Thủ đô nên để giải quyết dứt điểm tình trạng dân phản đối do ô nhiễm môi trường thì trong tương lai “phải có thay đổi lớn”.

“Bằng cách nào đó phải đổi mới mọi mặt, áp dụng công nghệ xử lý rác để được xử lý triệt để, nếu phải chôn lấp thì lượng rác rất ít. Nếu không cứ chôn tất cả như thế này thì chẳng bao lâu, không còn đất mà chôn. Hiện nay nhiều nơi đã không còn đất để chôn lấp rác.

Theo tôi cần phải nhanh chóng áp dụng công nghệ để giảm thiểu khối lượng rác cần phải chôn lấp, giảm thiểu nhu cầu đất để chôn lấp rác”, GS Trịnh Kim Chi kiến nghị.

Rác được thu gom phải được phân loại, được xử lý (nhựa, thuỷ tinh, cao su…), loại nào đem đốt, loại nào đem chôn. Loại rác không thể làm gì được thì mới phải chôn. Rác được đốt cũng giảm thiểu rất nhiều khối lượng (đốt 1 tấn rác thì còn độ 100 kg tro, xỉ  để đem chôn).

Như vậy, diện tích đất dùng để chôn lấp đã giảm thiểu đáng kể khi áp dụng các biện pháp khác, công nghệ khác tận dụng thu hồi, tái chế, tái sử dụng.  

Đối với giải pháp trước mắt, GS.TS Đặng Kim Chi cho rằng “hôm nay, tháng sau, hay năm sau bãi Nam Sơn vẫn còn đấy, vẫn là nơi chôn lấp chính của Hà Nội thì các vị phải giải quyết đảm bảo khoảng cách vệ sinh an toàn của bãi rác. Nghĩa là xung quanh bãi rác 500m không để dân cư ở, thì chắc chắn dân cư sẽ không kêu ô nhiễm”, GS.TS Đặng Kim Chi nhấn mạnh.

N. Huyền 

Người dân Nam Sơn dỡ lều bạt, cho xe vào bãi rác

Người dân Nam Sơn dỡ lều bạt, cho xe vào bãi rác

Theo ghi nhận của PV, chiều 17/7 người dân 2 xã Hồng Kỳ và Nam Sơn (huyện Sóc Sơn) bắt đầu dỡ lều bạt, thu dọn các vật dụng và rời khỏi điểm chốt chặn Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn.

Khách nước ngoài 'đổ' về làng Vòng thưởng thức đặc sản nức tiếng mùa thu Hà Nội

Với những ai có tình yêu với mùa thu Hà Nội thì không thể không nhớ đến cốm làng Vòng - một món ăn, đặc sản nổi tiếng của Hà Nội, nhất là với khách du lịch nước ngoài.

Giới trẻ trải nghiệm ‘siêu xanh, siêu xinh’ cùng Vinamilk

Với hơn 11.000 vỏ hộp sữa đổi trong 2 ngày hội Việt Nam Xanh, khách hàng nhận lại gần 600 phần quà xanh, 200 chậu cây và 30 vé đi tham quan trang trại được Vinamilk trao tặng.

Cán bộ, công chức đóng BHXH 15 năm nghỉ hưu trước tuổi sẽ giữ nguyên lương hưu

Cán bộ, công chức không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm, đóng BHXH đủ 15 năm trở lên, nếu tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi sẽ không bị trừ tỷ lệ lương hưu và được hưởng nhiều trợ cấp khác.

45 tuổi đóng BHXH về già vẫn có lương hưu?

Lao động tự do hơn 40 tuổi nếu tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện thì đến tuổi nghỉ hưu vẫn đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng.

Hàng ngàn quà tặng hấp dẫn chờ đón khách hàng SHB dịp sinh nhật 31 tuổi

Sổ tiết kiệm 310 triệu đồng, bộ cốc thương hiệu, ô cầm tay, áo mưa, hàng trăm ngàn voucher giảm giá cùng những lời cảm ơn dễ thương, thú vị là những hoạt động đặc biệt tri ân khách hàng của SHB nhân dịp kỷ niệm 31 năm thành lập.

Bất động sản Thủ đô - cuộc chuyển dịch sóng đầu tư từ tây sang đông bắc

Phía tây Hà Nội với vị thế trung tâm kinh tế - hành chính mới luôn giữ vị trí “quán quân” về nguồn cung và giao dịch trên thị trường bất động sản. Những năm gần đây, “cán cân” thị trường lại nghiêng về phía đông thành phố.

Quy định mới về chế độ thai sản cho nam giới khi vợ sinh con

Từ năm 2025, chế độ thai sản dành cho lao động nam khi vợ sinh con sẽ có những thay đổi.

Về ra mắt, chàng trai Thanh Hoá nói một câu khiến bố vợ tương lai bật khóc

Lời nói chân thành của người con rể tương lai khiến bố vợ xúc động ngay trong lần đầu gặp mặt.

Thắt lòng cảnh đưa tang trên dòng nước lũ ở Lệ Thủy

Mưa lũ khiến hơn 3.000 nhà dân ở huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) chìm trong biển nước. Hình ảnh người vợ lắp giàn giáo kê quan tài cho chồng, hàng xóm chèo thuyền vượt lũ đưa người quá cố đi mai táng khiến nhiều người thắt lòng.

Cải thiện dinh dưỡng học đường để nâng cao tầm vóc người Việt

Nhiều chuyên gia cho rằng dinh dưỡng học đường không chỉ là chìa khóa nâng cao sức khỏe học sinh, mà còn là nền móng vững chắc cho một xã hội khỏe mạnh và phát triển bền vững.

Đang cập nhật dữ liệu !