"Nếu dịch tả lợn châu Phi lan vào miền Nam thì thật là thảm họa"

Đêm 11/3, Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM đã đi kiểm tra việc thực hiện giết mổ heo tại lò mổ Xuyên Á (Củ Chi) và Xuân Thới Thượng (Hóc Môn) cũng như việc cung ứng thịt heo tại các chợ đầu mối Hóc Môn, Bình Điền nhằm ngăn chặn dịch tả heo châu Phi.

Giết mổ theo dây chuyền bán công nghiệp tại cơ sở giết mổ Xuyên Á

Chỉ nhận heo đã có kiểm dịch

Tại cơ sở giết mổ Xuyên Á (Củ Chi), mỗi đêm giết mổ khoảng 1.300 – 1.500 con heo. Ông Đặng Ngọc Hiệp, đại diện cơ sở giết mổ cho biết, trước tình hình dịch tả heo châu Phi lan rộng, cơ sở đã cam kết chỉ nhận heo đã qua thú y kiểm dịch và cấm nhập heo qua các trạm trung chuyển để tránh trường hợp trà trộn heo từ bên ngoài khu vực vào.

Ông Huỳnh Tấn Phát, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y TP.HCM cho biết, bình quân mỗi ngày cơ sở giết mổ Xuyên Á (Củ Chi) giết mổ khoảng 1.500 con heo. Tuy nhiên thời gian qua, sức mua thị trường có giảm nhất định, đêm nay cơ sở nhập vào khoảng 900 con heo.

Về quy trình, tất cả heo đều phải có giấy chứng nhận kiểm dịch, xe vận chuyển có niêm phong của chi cục thú y các tỉnh. Vùng heo nhập vào cơ sở chủ yếu ở miền đông Nam Bộ như Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Thuận và một số ít của Bình Phước, Tiền Giang, Bến Tre…

Từ 15/2 đến nay, các cơ sở giết mổ của thành phố đã nhận được “lệnh” không tiếp nhận nguồn heo từ các tỉnh phía Bắc. Lực lượng thú y luôn túc trực 24/24h, sau khi kiểm tra giấy tờ sẽ kiểm tra lâm sàng từng xe một, heo mệt phải bắt ra riêng cách ly để giết mổ riêng.

Thành phố có yêu cầu tất cả các heo giết mổ trong đêm đều phải đưa về lò mổ trước 9h tối để heo có thời gian nghỉ ngơi đến khoảng 12h, 12h30 mới bắt đầu giết mổ.

Trong quá trình giết mổ, cán bộ thú y có trách nhiệm kiểm tra toàn bộ thân thịt, đầu lòng, các mạch bạch huyết để phát hiện dấu hiệu bệnh truyền nhiễm, dấu hiệu của tiêm chích trong quá trình nuôi, áp xe… để có biện pháp xử lý nhằm phát hiện tất cả các con heo có dấu hiệu bệnh tật trước khi đưa vào các chợ đầu mối.

Cơ quan chức năng lo ngại không kiểm soát được lò mổ lậu, heo bệnh nhập lậu

Tung lực lượng kiểm soát, chốt chặn ngăn dịch tả lợn châu Phi 

Theo bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM, đa số ở các tỉnh thành phía Nam có lượng heo tự cung tự cấp, trong đó TP.HCM là nơi tiêu thụ heo lớn nhất.

Tuy nhiên, trước thực trạng dịch tả heo châu Phi đang lan tràn tại các tỉnh phía Bắc, bà Lan nhận định, tình trạng có thể xảy ra là heo từ phía Bắc di chuyển vào trong Nam để đưa vào các vựa heo ở các tỉnh như Tiền Giang, Vĩnh Long, Long An… và đưa ngược trở lại thành phố. Vì thế nguy cơ về lây nhiễm bệnh, đặc biệt bệnh cho đàn heo còn sống là rất lớn.

Bà Lan nhấn mạnh, về mặt an toàn thực phẩm, có thể khẳng định dịch tả heo châu Phi không lây lan qua người. Những con heo còn sống có lỡ mang mầm bệnh thì cũng không gây bệnh trực tiếp cho người.

Nhưng nguy hiểm nhất là nó làm lây lan mầm bệnh này vào các điểm nuôi heo. Đặc biệt đối với các hộ nuôi heo nhỏ lẻ thì nguy cơ thiệt hại rất lớn vì gần như 100% heo mắc bệnh đều chết. Vì vậy, thành phố phải tăng cường công tác kiểm soát.

Nếu so sánh với các địa phương khác, TP.HCM là một trong những nơi có chính sách giết mổ tập trung triệt để nhất. Hiện nay toàn thành phố có 12 điểm giết mổ tập trung, trong đó có 1 điểm giết mổ gia cầm và 11 điểm giết mổ heo.

Đối với các điểm giết mổ tập trung, việc kiểm soát dịch bệnh cũng dễ dàng và thuận tiện hơn so với việc xé lẻ ra hàng ngàn điểm giết mổ đơn lẻ.

Từ các điểm giết mổ này, các quy trình được xây dựng tương đối chặt chẽ, bảo đảm vệ sinh, từ đóng dấu thú y, giấy tờ kiểm dịch đến đeo vòng truy xuất nguồn gốc.

Bà Lan cho biết: “Trong thời gian tới chắc chắn TP sẽ còn siết chặt hơn nữa những điểm giết mổ khi các điểm này phải hiện đại hóa theo dây chuyền theo nghị quyết của UBND TP. Nhưng một mình TP.HCM không đủ, vì đi kèm với điều kiện siết chặt thì giá cả cũng phải tương xứng.

Chưa kể, các loại heo bệnh, không đủ tiêu chuẩn sẽ né TP.HCM để tìm các tỉnh thành khác kiểm soát lỏng lẻo hơn, sau đó lại quay trở về thành phố. Vì thế thành phố cần kiểm soát chặt các chợ đầu mối. Tôi đặc biệt lo ngại tình trạng giết mổ lậu hoặc những heo tuồn về thành phố không theo đường chính thống qua các chợ đầu mối mà bày bán bên lề đường, bên ngoài chợ, rất khó kiểm soát”.

Không phải đợi đến có dịch bệnh mới kiểm soát, nguyên tắc là không có con heo bệnh nào có thể vào chợ đầu mối để phát tán ra thị trường. Thời gian qua, Ban Quản lý ATTP TP liên tục bắt được hàng tấn thịt heo có biểu hiện lở mồm long móng, tai xanh hoặc ôi thiu, kém chất lượng định trà trộn vào các chợ đầu mối.

Cụ thể, sáng sớm ngày 8/3, lực lượng chức năng đã bắt được 1.107kg heo không đạt tiêu chuẩn, xử phạt 43 triệu và tịch thu tiêu hủy tại chỗ.

TP.HCM đã có đề xuất với Trung ương, trước mắt để giảm lây nhiễm từ vùng này sang vùng khác, cần có những lệnh cấm chính thức về việc vận chuyển heo từ Bắc vào Nam. Hiện nay giá thịt heo tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam cao hơn phía Bắc khá nhiều nên việc heo từ các địa phương khác dồn về là theo quy luật giá cả thị trường.

Bà Lan lo ngại: “Hiện TP.HCM vẫn giữ được “trận địa” không có heo mắc dịch tả châu Phi nhưng giữ được đến bao giờ? Đặc biệt đối với việc len lỏi giết mổ lậu mỗi nơi một vài con, với đặc thù sử dụng nguồn nước ở các tỉnh miền Tây (cho heo ăn, tắm rửa, xả thải trên cùng một con kênh, rạch, ao hồ…), nếu dịch bệnh này thâm nhập vào miền Nam thì thực sự là một thảm họa”.

Hiện nay TP.HCM đã gia tăng các điểm chốt chặn, các cửa ngõ vào thành phố, đồng thời để nâng cao ý thức của người dân, nhất là các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ không lén lút nhập heo không rõ nguồn gốc. Ngoài ra, cần có chế độ đền bù thỏa đáng cho người dân nếu xảy ra heo chết vì dịch bệnh.

Bạch Dương
Từ khóa: dịch tả heo châu phi dịch tả heo dịch bệnh cơ sở giết mổ tập trung chợ đầu mối hóc môn chợ đầu mối bình điền ban quản lý an toàn thực phẩm heo bệnh lở mồm long móng tai xanh kiểm soát dịch bệnh truy xuất nguồn gốc

VietinBank đón tân sinh viên với chiến dịch Pack2School

Từ ngày 25/8/2023, chiến dịch “Pack2School: Chọn hành trang, sẵn sàng tựu trường” của VietinBank đã lan tỏa khắp các trường học, mang tới nhiều ưu đãi hấp dẫn cho các bạn HSSV.

Những giải pháp quản trị tài chính dễ dàng cho doanh nghiệp

Kể từ ngày 1/9/2023, VietinBank triển khai Chương trình “Trải nghiệm tiện ích - Yêu thích dài lâu” cùng các ưu đãi hỗ trợ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Cách doanh nghiệp sữa tiếp cận bài toán xuất khẩu ‘xanh’

Để không bị loại khỏi “cuộc chơi” bởi các tiêu chuẩn ngày càng cao do các thị trường nhập khẩu đặt ra, các doanh nghiệp Việt cần thay đổi tư duy, cách làm, quan tâm hơn tới “tính xanh” của chuỗi cung ứng để đáp ứng các yêu cầu khắt khe của thị trường

Vinamilk đứng thứ 5 trong top 10 thương hiệu sữa bền vững nhất toàn cầu

Brand Finance vừa công bố Vinamilk đứng thứ 5 trong Top 10 “Thương hiệu sữa có tính bền vững cao nhất toàn cầu 2023”. Đặc biệt, điểm nhận thức về tính bền vững của Vinamilk đạt cao nhất trong bảng xếp hạng.

Bí quyết giúp Vinamilk duy trì sức hấp dẫn trên thị trường tuyển dụng

Nhiều năm liên tiếp đạt danh hiệu Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam, Vinamilk tiếp tục được vinh danh là Nơi làm việc tốt nhất châu Á năm 2023. Điều gì giúp doanh nghiệp 47 năm tuổi duy trì sức hút với người lao động qua nhiều thế hệ, đặc biệt là Gen Z?

Agribank dành gần 2 tỷ đồng tặng tân sinh viên 2023

Agribank triển khai chương trình khuyến mại “Agribank đồng hành cùng tân sinh viên năm 2023” với tổng giá trị giải thưởng lên đến 1,833 tỷ đồng.

Agribank dành hơn 60.000 tỷ đồng ưu đãi lãi suất

Với mong muốn hỗ trợ ngày càng nhiều khách hàng hàng tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, đồng thời thực hiện chủ trương của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Agribank dành hơn 60.000 tỷ đồng triển khai đồng bộ nhiều chương trình tín dụng ưu đãi.

Agribank duy trì vị trí Top 10 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam

Agribank đứng vị trí thứ 6 trong Top 10 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm 2023, theo Brand Finance.

Agribank dành 10.000 tỷ đồng ưu đãi lãi suất cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Nhằm tiếp tục đồng hành và phát triển cùng doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) trong hoạt động sản xuất kinh doanh, Agribank dành 10.000 tỷ đồng triển khai chương trình tín dụng ưu đãi đối với khách hàng SME với lãi suất hấp dẫn.

SHB ‘may đo’ giải pháp tài chính cho các đơn vị hành chính sự nghiệp

Các giải pháp của SHB hướng tới tối ưu hiệu quả quản lý dòng tiền, giảm gánh nặng nguồn lực vận hành, góp phần thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số tại khối các đơn vị hành chính sự nghiệp.