NATO vội "thức giấc" trước khí thế của Nga

Sau nhiều năm nguôi ngoai mối lo sợ bị tấn công, giờ đây, các quốc gia thành viên NATO lại nhộn nhịp đưa ra kế hoạch quân sự và tăng cường sức mạnh để đối phó với cái mà họ gọi là mối đe dọa từ Nga.

Mối lo ngại này được thể hiện rõ qua cuộc tập trận quân sự gần đây tại các nước thành viên NATO ở Đông Âu, nằm ngay sát biên giới Nga. 

"Nếu Nga nhận thấy cơ hội rộng mở, họ sẽ nắm ngay thời cơ. Chúng tôi cần chắc chắn không để xảy ra những tính toán sai lầm", tờ New York Times dẫn lời Tư lệnh quân đội Estonia Trung tướng Riho Terras. Estonia cũng vừa mới tổ chức một cuộc tập trận huy động 13.000 quân nhân nước này tham gia. 

NATO vội

NATO tăng cường tập trận với các quốc gia thành viên nhằm đối phó với sức mạnh của Nga.

Sau nhiều năm cắt giảm chi tiêu quốc phòng và vắng bóng trong những sứ mệnh ngoài biên giới của các nước thành viên, NATO đã cho hồi sinh các kế hoạch mà lâu nay giới tướng lĩnh quân sự và chính trị thờ ơ. 

Trong tuần này, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter đang thực hiện chuyến thăm tới một số quốc gia thành viên NATO trước khi tham dự cuộc họp với Bộ trưởng Quốc phòng các nước tại Brussels để thảo luận về phương hướng đối phó trước các mối đe dọa từ Nga. Cuộc họp này diễn ra trong 2 ngày từ 24 – 25/6. 

Hôm 23/6 tại thành phố Tallinn của Estonia, Bộ trưởng Carter đã xác nhận Mỹ sẽ lần đầu tiên đưa xe tăng và nhiều thiết bị quân sự khác tới các nước vùng Baltics và Đông Âu. Tuyên bố của Mỹ được xem như động thái phản ứng sau khi Tổng thống Vladimir V. Putin khẳng định Nga đang tăng cường kho vũ khí hạt nhân chiến lược. 

Trước cáo buộc Moscow can thiệp vào cuộc chiến tại miền đông Ukraine và quyết định sáp nhập bán đảo Crimea vào Liên bang Nga hồi tháng 3/2014, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg mới đây khẳng định: "Các lực lượng NATO đang củng cố sức mạnh với quy mô lớn nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh". 

Trong đó, NATO chú trọng tăng cường huấn luyện và tập trận với các nước mới gia nhập liên minh nằm ở Đông Âu, ngay sát biên giới Nga cũng như triển khai tuần tra trên không và trên biển thường xuyên từ khu vực biển Baltic cho tới Biển Đen nhằm đối phó với việc Nga đẩy mạnh tuần tra ở những khu vực này. 

Ngoài ra, hồi tháng Hai, NATO còn thông báo liên minh này sẽ cho thành lập 6 căn cứ chỉ huy mới nằm ngay tại lãnh thổ các quốc gia thành viên ở Đông Âu và cho ra đời lực lượng phản ứng nhanh gồm 5.000 quân. 

Tuy nhiên, một cuộc điều tra gần đây cho thấy người dân tại một số quốc gia thành viên NATO không sẵn lòng bảo vệ đồng minh trong khối nếu không may một quốc gia bị tấn công. 

Gấp rút tăng cường lực lượng

Căng thẳng quan hệ giữa NATO và Nga xảy ra đúng thời điểm Mỹ cắt giảm mạnh sự hiện diện quân sự ở châu Âu từ mức 400.000 binh sĩ trong giai đoạn đỉnh điểm Chiến tranh Lạnh, nay chỉ còn 64.000 quân nhân. 

NATO vội

Quân độiLithuania tham gia cuộc tập trận "Saber Strike".

Theo cựu quan chức Lầu Năm Góc David Ochmanek, chính "nền hòa bình" kéo dài suốt hơn 20 năm qua đã khiến các thành viên NATO chủ quan và cắt giảm mạnh chi tiêu quốc phòng. Đây cũng là thách thức lớn đối với giới lãnh đạo NATO khi yêu cầu các quốc gia thành viên tăng chi tiêu quân sự lên mức 2% GDP. 

Ngay cả trước sự kiện Nga sáp nhập bán đảo Crimea hồi tháng 3/2014, NATO đã có thái độ "cẩn trọng" trước mọi động thái của Moscow. 

"NATO đã cắt giảm chi tiêu quân sự suốt một thời gian dài đặc biệt là các nước thành viên phương Tây. Trái lại, Nga lại cho tăng đều khoản chi tiêu quốc phòng để hiện đại hóa sức mạnh quân sự, tăng cường tập trận và tăng khả năng chiến đấu. Và giờ Moscow còn tăng cường kho vũ khí hạt nhân. Tình hình hiện đang rất bất ổn", Tổng thư ký NATO Stoltenberg  phát biểu trong một cuộc phỏng vấn tại Washington hồi tháng Năm. 

Về phần mình, giới chức Mỹ cho rằng chính các cuộc tập trận của Nga là động lực để NATO tăng cường diễn tập với các nước vùng Baltic nhằm chuyển tới Moscow thông điệp về sự đoàn kết mạnh mẽ của liên minh này. 

Điển hình, hơn 6.000 binh sĩ tới từ 14 quốc gia thành viên NATO đã cùng tham gia cuộc tập trận mang tên "Saber Strike" diễn ra ở vùng Baltic và Ba Lan, vừa mới kết thúc hôm 19/6. Số lượng quân nhân tham gia cuộc tập trận này đã tăng gấp 3 lần so với cuộc diễn tập cách đây 2 năm, thời điểm Nga chưa sáp nhập Crimea. 

Đối với quân đội Mỹ, lực lượng đã dành hơn 20 năm tham chiến tại các chiến trường như ở Iraq và Afghanistan, mối quan hệ căng thẳng với Nga được xem là cơ hội giúp binh sĩ trẻ tuổi, những người được sinh ra sau thời Liên Xô cũ sụp đổ, có cơ hội học hỏi kỹ năng mới và ôn lại lịch sử chiến đấu.   

Tuy nhiên, theo cựu quan chức Lầu Năm Góc Ochmanek, điều đáng lo ngại nhất hiện nay là việc "các quốc gia thành viên NATO ở vùng Baltic dường như không có khả năng tự bảo vệ mình trước các cuộc tấn công từ Nga". 

Giới chức NATO thì cho rằng thay vì tổ chức tấn công trên mặt đất, quân đội Nga sẽ  tiến hành tấn công mạng và hệ thống thông tin, hai lĩnh vực quan trọng trong mô hình "chiến tranh lai" đã được Tổng Tham mưu trưởng quân đội Nga, Tướng Valery V. Gerasimov nêu trong phiên công bố chiến lược quân sự mới của nước này hồi năm 2013. 

Theo phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Lithuania, mối đe dọa trên là hoàn toàn có thật khi mà hồi tháng này, một nhóm tin tặc ẩn danh đã tấn công website của quân đội Lithuanian và cho đăng những thông tin sai lệch về cuộc tập trận của NATO tại vùng Baltics và Ba Lan. Tin tặc đã đăng thông tin cho rằng cuộc diễn tập của NATO là bước chuẩn bị cho khả năng sáp nhập Kaliningrad, một phần lãnh thổ của Nga nằm giữa Lithuania và Ba Lan. 

NATO vội

Quan hệ căng thẳng giữa Nga và NATO xảy ra đúng thời điểm Mỹ rút dần quân khỏi châu Âu.

Về phần mình, các tướng quân sự và giới chính trị vùng Baltic nhấn mạnh họ đang cải thiện và mở rộng khả năng chiến đấu của các đơn vị quân sự và lực lượng an ninh. 

Tuy nhiên, các nước Baltic đã trải qua một thời gian dài yên bình và không còn coi Nga là kẻ thù. Ngoài ra, khi các nước vùng Baltic gia nhập NATO hơn 10 năm về trước, họ cũng được khuyến khích phát triển những kỹ năng chuyên dụng như rà phá bom mìn để tham gia các sứ mệnh bên ngoài châu Âu như tại Afghanistan, thay vì tăng cường năng lực bảo vệ chủ quyền.  

Trong khi đó, với số lượng quân nhân khoảng 5.000 – 10.000 người, các nước Baltic vẫn cảm thấy không yên tâm dù họ là thành viên của NATO. Bởi họ không có xe tăng, không có lực lượng không quân mà chỉ có các tàu tuần tra và tàu quét thủy lôi hoạt động gần bờ. 

Theo New York Times, Estonian đã cho thành lập một "liên minh quốc phòng" với số lượng thành viên lên tới 30.000 người bao gồm nông dân, thợ mộc, luật sư và nhiều ngành nghề khác. Họ tham gia các khóa huấn luyện trong vòng một tháng và được chính phủ trang bị vũ khí. Nếu không may xảy ra chiến tranh, những người này sẽ được triệu tập để chiến đấu dưới sự chỉ huy của các binh lính chuyên nghiệp. 

Trong một cuộc phỏng vấn, Bộ trưởng Quốc phòng Lithuania Juozas Olekas cũng cho biết chính phủ nước này đã phối hợp với các ban ngành để phát triển một kế hoạch phòng thủ toàn diện. Ngoài ra, quân đội Lithuania sẽ sớm nhận thêm khoảng 3.000 tân binh. 

Còn tại Latvia, Bộ trưởng Quốc phòng Raimonds Vejonis, người sẽ trở thành Tổng thống nước này vào tháng Bảy tới nhấn mạnh: "Chúng tôi sẽ đoàn kết bởi nếu không đoàn kết, NATO sẽ bị hủy diệt". 

Nội dung được thực hiện dựa trên tham khảo nguồn tin từ tờ The New York Times. Đây là một nhật báo trực thuộc Công ty New York Times, được phong tặng tên hiệu "Bà tóc bạc" ("Gray Lady") và được xem là tờ báo danh giá (newspaper of record) và quan trọng nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.

MINH THU (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !