NATO, Mỹ chuẩn bị chia cắt Belarus, chiếm Minsk, "nhằm thẳng" Moscow?
Theo kế hoạch, tháng 4/2020, NATO sẽ tiến hành cuộc diễn tập DEFENDER-Europe 20 có quy mô chưa từng có. Sư đoàn kỵ binh số 1 của Mỹ sẽ được điều động từ Fort Hood, Texas sang châu Âu. Sư đoàn kỵ binh số 1 là một trong 6 sư đoàn hạng nặng của Lục quân Mỹ, được trang bị xe tăng Abrams và xe bộ binh Bradley.
Ngoài ra, từ tháng 2-7/2020, Quân đội NATO, Mỹ và nhiều loại vũ khí hiện đại khác sẽ “ngang dọc” tại Đại Tây Dương, do cùng với diễn tập DEFENDER-Europe 20, NATO, Mỹ còn tổ chức 5 cuộc tập trận quân sự khác, gồm: Diễn tập liên hợp tinh thần XI, diễn tập động thái tiền phong 2020, diễn tập liên hợp chiến đấu chi viện 2020, diễn tập mã tấu tấn công và diên tập phản ứng nhanh.
NATO và Mỹ chuẩn bị tập trận chung có quy mô lớn nhất trong 10 năm trở lại đây ở khu vực Đông Âu. Nguồn: Sohu |
Belarus lo lắng
Mục tiêu của NATO là nhằm triển khai Quân đội Mỹ ở Đông Âu và tổ chức phối hợp tấn công. Những cuộc tập trận này diễn ra ở khu vực biên giới giữa Nga và Belarus, đây là lần đầu tiên NATO và Mỹ điều động số lượng binh lực khổng lồ ở khu vực biên giới này.
Tại Hội nghị thượng đỉnh CIS ở Turkmenistan (tháng 10/2019), các thành viên tham dự đều cho rằng tình hình tại khu vực Đông Âu thời gian tới sẽ đặc biệt căng thẳng. Phát biểu tại Hội nghị, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko bày tỏ quan ngại đối với việc NATO tăng cường hiện diện quân sự ở khu vực này trong những năm gần đây.
Ông nói: “Tôi không biết NATO đang có kế hoach gì, cứ qua vài tháng thì tổ chức diễn tập quy mô lớn ở biên giới của chúng tôi đồng thời điều động nhiều quân như vậy. Từ trước đến nay không có động thái như vậy. Đây là quốc gia Baltic. Điều này không bình thường. Điều này không thể lý giải được. Do vậy, Nga và Belarus sẽ không thể không nghĩ đến các biện pháp tự bảo vệ mình trong thời gian tới. Bởi vì NATO điều động 30.000 quân, đây là con số rất lớn”.
Tổng thống Belarus đã bày tỏ lo lắng khi hàng chục nghìn quân NATO và Mỹ tập trung ở biên giới Nga - Belarus. Nguồn: Sohu |
Trong thời gian 5 tháng ngắn ngủi tiếp theo, các xe quân dụng của NATO sẽ xuất hiện dày đặc trên nhiều tuyến đường cao tốc ở Đông Âu, xe tăng Abrams và xe bọc thép Bradley của Mỹ cũng sẽ xuất hiện tại khu vực này trong thời gian tới. Khoảng 90 chuyến tàu quân sự đồng thời khởi hành từ Bremerhaven và Niedersachsen ở Đức, thành phố Antwerpen và căn cứ Không quân Mỹ ở Bỉ. Lực lượng này sẽ chia thành 2 hướng hành quân, một hướng đế khu vực biên giới giữa miền tây Ba Lan và Belarus; một hướng đến khu vưc giáp với Kaliningrad của Nga.
Lữ đoàn cơ giới bọc thép số 12, Lữ đoàn kỵ binh số 9 và Lữ đoàn không vận số 6 ở Kaliningrad của Nga sẽ đối mặt Sư đoàn kỵ binh số 1 “người sắt” với 20.000 quân của Mỹ, ngoài ra còn có lực lượng Quân đội của Ba Lan, Đức , Pháp, Hà Lan, Bỉ và một số quốc gia vùng Baltic, tổng cộng 37.000 quân đến tham gia cuộc diễn tập quân sự khổng lồ của NATO. Quy mô điều động binh lần này của Mỹ và NATO giống như chuẩn bị “động thủ” với Belarus. Mục đích giống như sau khi chia cắt Nam Tư trước đây, tiêu diệt Belarus, sau đó binh lực đã trực chỉ tới Nga, Moscow đã không thể tự bảo vệ.
90 chuyến tàu quân sự mang theo nhiều phương tiện quân sự của Mỹ, NATO đang ngày đêm hành trình đến biên giới Nga – Belarus và khu vực Kaliningrad. Nguồn: Sohu |
Minsk và Moscow vẫn không thành một chiến tuyến
Nga và Belarus mặc dù có một hệ thống phòng thủ chung, nhưng do 2 nước có mâu thuẫn, không thống nhất, trên thực tế hệ thống này được mỗi bên riêng rẽ chỉ huy.
Ngày 30/11/1994, tại Hội nghị cấp Bộ trưởng Quốc phòng liên quan đến hệ thống phòng thủ chung, 2 bên lần đầu tiên đạt được sự nhất trí về tính thiết yếu của một hệ thống phòng không chung. 4 năm sau, Quân đội Nga và Belarus tiến hành diễn tập liên hợp phòng không. Sau đó, Nga dường như còn cung cấp cho Belarus hệ thống phòng không hiện đại với giá ưu đãi. Năm 2005 và 2006, đã ký 2 hợp đồng S-300. Phương thức thanh toán 2 hợp đồng này là “hàng đổi hàng”.
Ngày 2/4/1997, 2 bên ký kết điều ước liên hợp phòng không chống tên lửa, theo đó 2 bên xây dựng lực lượng liên hợp phòng thủ chung, ngày 27/6/2000 chính thức được phê chuẩn thành lập. Điều này dẫn đến 1 vấn đề quan trọng: nếu như chiến tranh xảy ra, ai có quyền điều động cao nhất?
Nga và Belarus vẫn chưa có một hệ thống phòng không chung. Nguồn: Sohu |
Đa số lãnh đạo các quốc gia Đông Âu ngày đó cho rằng, tất cả các quyền chỉ huy nên do Trung tâm chỉ huy tác chiến bộ đội hàng không vũ trụ Nga nắm giữ. Tuy nhiên thực tế lại không như vậy, Tổng thống Belarus đã bày tỏ sự bất mãn khi tập trung toàn bộ quyền chỉ huy vào Nga. Do vậy trải qua thời gian dài, 2 nước đã tiến hành nhiều cuộc thương thảo, nhưng bất kỳ mệnh lệnh phóng nào hay hệ thống phòng không nào đều chỉ do từng quốc gia tự mình đưa ra. Đương nhiên, điều này làm mất đi khả năng đe dọa thực tế của hệ thống liên hợp phòng không, nhưng ngoài điều này, quân đội không có sự lựa chọn.
Tổng thống Belarus và Nga sẽ có hành động gì?
Gần đây có nhiều chứng cứ cho thấy, phương Tây và Nga đang ngày càng gia tăng sự xung đột, và Belarus – quốc gia ở vị trí trung lập đang bị cả 2 bên gia tăng sức ép mạnh mẽ. NATO thậm chí từng nói với Belarus: “Chỉ cần Belarus đừng can thiệp vào tình hình thì Belarus thậm chí có thể chơi trò chơi đồng minh Nga yêu thích của Belarus. Bạn biết là ai làm rồi đó”.
Nếu như Belarus tiếp tục giữ vị trí trung lập và không kết minh, Belarus sẽ phù hợp với lợi ích của NATO, nhưng như vậy Belarus cũng sẽ không liên quan đến các đồng minh quân sự của Nga. Thực tế địa chính trị khu vực Đông Âu cho thấy, Belarus có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, rất giống với vị trí của Nam Tư, là tiền đồn của Nga khi NATO muốn đánh chiếm Moscow.
Sự rạn nứt giữa Tito và Stalin đã cho phép phương Tây tiêu diệt thành công Nam Tư, một cường quốc khu vực trước đây ở thời kỳ chiến tranh lạnh. Trong vấn đề ở biển Baltic, quan hệ giữa Belarus và Nga cũng đang dần giống với “sự chia rẽ Tito – Stalin”. Với sự căng thẳng ngày càng tăng giữa Minsk và Moscow, liệu Tổng thống Lukashenko sẽ trở thành một Tito khác?
Belarus có vị trí chiến lược khi kết nối Nga với Kaliningrad –“ tiền đồn giữa lòng NATO” của Nga. Nguồn: Sohu |
Một vấn đề quan trọng nữa đối với Nga là, Belarus không có căn cứ không quân hay hệ thống phòng không Nga và Nga hoàn toàn bị “hở sườn” trên không khu vực này. Trước khi khoảng trống này được lấp đầy, nếu NATO có thể tiến hành bất kỳ cuộc tấn công nào, Nga sẽ vẫn dễ bị tổn thương và sẽ khó bảo vệ Moscow do Minsk chỉ cách Moscow 600 km. Nga thiếu căn cứ không quân ở Belarus chắc chắn sẽ tạo ra nhiều khó khăn cho các kế hoạch phòng không của Nga. Trong khi đó, theo các điều khoản của thỏa thuận, Belarus không cho phép máy bay Nga ở lại quá 24 giờ.
Belarus ngày càng quan trọng trong sườn biển Baltic của NATO. Giới chuyên gia quân sự khu vực này cho rằng, Tổng thống Lukashenko phải sẵn sàng sát cánh cùng Nga để đối phó những mối đe dọa đang ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, quan hệ không mấy “cơm lành canh ngọt” của 2 quốc gia này đang trở thành yếu điểm “chết người” để phương Tây lợi dụng và chia rẽ. Các cuộc tập trận lớn nhất của NATO trong thời gian tới có sức đe dọa đăc biệt lớn, trong khi đó, Nga và Belarus chưa bao giờ chung một chiến tuyến trong một phần tư thế kỷ. Đất nước Nam Tư từ lâu đã biến mất trên bản đồ thế giới. Liệu Belarus có trở thành Nam Tư tiếp theo?