Nát tay, hoại tử vì máy ép mía
Bệnh nhân bị tổn thương nặng ở tay do máy ép nước mía |
Theo bệnh nhân kể lại, bệnh nhân bị máy ép mía nghiến vào bàn tay trái do bất cẩn khi sử dụng đến khám để được tư vấn điều trị. Bệnh nhân đã điều trị tại y tế cơ sở nhưng tình trạng bệnh ngày càng nghiêm trọng, không có dấu hiệu thuyên giảm.
Sau khi bệnh nhân được bác sỹ Ngô Hữu Hùng - Chuyên khoa Ngoại BV Hùng Vương khám, sát trùng vết thương, tư vấn cụ thể về tình trạng của bàn tay bác sỹ đã tư vấn để gia đình quyết định đưa bệnh nhân đến Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 để tiếp tục điều trị.
Qua trường hợp của bệnh nhân cho thấy, những tai nạn lao động thường do chủ quan, không trang bị đồ bảo hộ khi sử dụng các loại máy thường để lại hậu quả rất nghiêm trọng. Chính vì vậy, cần trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cũng như kiến thức khi sử dụng các loại máy khác nhau là cần thiết.
Các nguyên nhân gây tai nạn do máy ép nước mía thường do lau chùi, vệ sinh máy móc mà không để ý rằng nguồn điện chưa tắt để tay bị máy cuốn vào trong.
Cứ cố đẩy mía vào trong khi lại không tập trung trong quá trình ép. Do đứng gần hệ thống ép rồi không may bị vướng vào.
Trẻ em hiếu động, nghịch ngợm thò tay vào mà không biết.
Những tai nạn máy éo nước mía siêu sạch xảy ra gây tổn thương nặng nề đặc biệt nhiều nhất là ở bàn tay và cánh tay. Tất cả là do sự bất cẩn trong lao động.
Những thao tác sau đây luôn luôn phải nhớ để áp dụng khi tai nạn máy ép mía xảy ra:
Phải ngắt ngay nguồn điện.
Nhanh chóng gọi người xung quanh tới giúp đỡ.
Không vội vàng rút tay kẹt trong máy ra.
Dùng một vật nhỏ gì đó cho vào giữa trục ép => đóng mạnh ngược chiều cho 2 trục ép đè lên nhau => 2 trục ép tách xa nhau thì đưa bàn tay ra nhẹ nhàng tránh tổn thương nặng hơn. Nhanh chóng tháo trục quay, chứ không để yên như thế rồi quay ngược lấy tay ra.
Cầm máu và ngay lập tức đưa tới cơ sở y tế gần nhất.