Năng lực săn ngầm của Hải quân Malaysia mạnh đến đâu?

Ngay từ những năm 1990, Hải quân Malaysia đã bắt đầu điều chỉnh và tích cực hoàn thiện chiến lược “phòng vệ tiền duyên”, chú trọng đến việc phát triển cân bằng vũ khí và trang bị (VKTB), nhằm xây dựng một lực lượng hải quân hiện đại dẫn đầu về VKTB

trong khu vực Đông Nam Á. 

Bài viết giới thiệu về năng lực tác chiến chống ngầm của Hải quân Malaysia, cụ thể trên các phương diện sau: hệ thống VKTB chống ngầm ở trong biên chế và các đặc điểm của nó; các căn cứ chống ngầm và tình hình bố trí triển khai VKTB chống ngầm tại đó; dựa trên tình hình đầu tư mua mới VKTB cho thấy xu hướng phát triển VKTB chống ngầm của Hải quân Malaysia. 

Hệ thống vũ khí trang bị chống ngầm của Hải quân Malaysia

Năng lực săn ngầm của Hải quân Malaysia mạnh đến đâu? - ảnh 1
Năng lực săn ngầm của Hải quân Malaysia mạnh đến đâu? - ảnh 2

Tàu ngầm lớp Scorpene của Hải quân Malaysia

Do nằm trong khu vực biển rộng lớn, phù hợp với các hoạt động của tàu ngầm, nên Hải quân Malaysia vô cùng coi trọng công tác xây dựng năng lực chống ngầm bao gồm cả phương thức lấy ngầm trị ngầm. Hệ thống trang bị chống ngầm của Hải quân Malaysia chủ yếu, gồm 2 chiếc tàu ngầm động cơ thông thường lớp Scorpene, 6 tàu hộ tống lớp Kedah, 2 tàu hộ tống lớp Lekiu, 2 tàu hộ tống lớp Kasturi và 4 tàu hộ tống lớp Admiral, các máy bay trực thăng chống ngầm Super Lynx. Đặc điểm của các hệ thống trang bị này là: Tính năng tàu ngầm tiên tiến, có sẵn khả năng tác chiến dưới nước nhất định

Năng lực săn ngầm của Hải quân Malaysia mạnh đến đâu? - ảnh 3

Tàu hộ tống lớp Katsuri

Năng lực săn ngầm của Hải quân Malaysia mạnh đến đâu? - ảnh 4

Tàu hộ tống lớp Kedah


Năng lực tác chiến chống ngầm của Hải quân Malaysia được tăng lên kể từ khi đưa vào trang bị 2 tàu ngầm lớp Scorpene năm 2009. Vùng biển khu vực Đông Nam Á rộng lớn, tàu ngầm có thể thực hiện rất nhiều các nhiệm vụ như phong tỏa trên biển, tấn công tàu thuyền mặt nước, trinh sát, rải lôi, cứu trợ cứu nạn và tác chiến đặc nhiệm, đặc biệt là phương thức lấy ngầm để trị ngầm đã trở thành một trong những thủ đoạn quan trọng trong tác chiến chống ngầm hiện đại. 

Khác với  phương pháp làm truyền thống của các quốc gia khu vực Đông Nam Á khác là nhập mua tàu ngầm đã qua sử dụng, Malaysia đã lựa chọn việc trực tiếp nhập mua tàu ngầm động cơ thông thường lớp Scorpene có trình độ công nghệ ở vào hàng tiên tiến thế giới hiện nay, căn cứ tàu ngầm đặt tại căn cứ hải quân Kota Kinabalu.

Thiết kế tàu ngầm động cơ thông thường lớp Scorpene đã kết hợp được một phần khái niệm của tàu ngầm động cơ thông thường của Tây Ban Nha và tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo lớp Triumph của Pháp, chú trọng đến thiết kế có tiếng ồn nhỏ, giảm thấp đặc trưng tín hiệu, trình độ tự động hóa cao, tính năng tổng thể tiên tiến, lượng đạn dự trữ nhiều, khả năng tấn công tương đối mạnh. Tuy nhiên, do số lượng tàu tương đối ít nên khả năng phát huy vai trò chống ngầm còn hạn chế.

Số lượng tàu mặt nước tương đối nhiều, nhưng năng lực chống ngầm không cao

Tàu mặt nước chống ngầm của Hải quân Malaysia gồm có 14 tàu hộ tống thuộc 4 lớp khác nhau, trong đó số tàu  lượng giãn nước nghìn tấn có tàu lớp Kedah, lớp Lekiu và lớp Kasturi, tất cả đều được thiết kế sàn đỗ cho máy bay trực thăng hạng trung, máy bay trực thăng chống ngầm Super Lynx. Trong số tàu chiến đấu mặt nước kể trên, loại có tính năng tiên tiến nhất là tàu lớp Kedah. Tàu lớp Lekiu là loại có trọng tải lớn nhất đang có trong biên chế của Hải quân Malaixia hiện nay, tuy nhiên, tính năng của sôna, rađa hạn chế, khả năng thăm dò, chống ngầm không cao. Tàu lớp Kasturi đang tiến hành cải tiến để tăng niên hạn sử dụng, sau khi hoàn thành cũng sẽ có được khả năng chống ngầm nhất định, chủ yếu dùng để bổ sung cho lớp tàu Kedah.

Năng lực săn ngầm của Hải quân Malaysia mạnh đến đâu? - ảnh 5

Tàu hộ tống lớp Lekiuhiện là loại có trọng tải lớn nhất đang có trong biên chế của Hải quân Malaixia

Năng lực săn ngầm của Hải quân Malaysia mạnh đến đâu? - ảnh 6

Số lượng máy bay trực thăng chống ngầm ít, nhưng tính năng tiên tiến

Các trang bị có khả năng tác chiến chống ngầm của Hải quân Malaysia còn bao gồm 6 chiếc máy bay trực thăng chống ngầm Super Lynx. Super Lynx có khả năng tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết, có thể thực hiện các nhiệm vụ khác nhau như chống ngầm, chống tàu, thăm dò, cứu viện và trinh sát trên biển, còn có thể phối hợp sử dụng với các loại tàu cỡ nhỏ, là loại máy bay trực thăng chống ngầm tính năng tiên tiến, linh hoạt.

Năng lực săn ngầm của Hải quân Malaysia mạnh đến đâu? - ảnh 7

Trực thăng săn ngầmSuper Lynx của Malaysia

Tóm lại, hệ thống VKTB chống ngầm của Hải quân Malaysia dù vẫn chưa hoàn thiện, trình độ năng lực tác chiến chống ngầm tổng thể không cao, nhưng với tốc độ phát triển nhanh chóng của chúng, vẫn là điều đáng được quan tâm.

Xu thế phát triển trang bị chống ngầm của Hải quân Malaysia

Hải quân Malaysia cho rằng, sau khi bước vào thời đại thông tin, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ mới, các hành động tác chiến trên biển đang phải đối mặt với những thách thức lớn hơn, bắt buộc phải thực hiện sự chuyển đổi tương ứng. Để thực hiện được mục tiêu xây dựng chuyển đổi, Hải quân Malaysia đã tăng cường đầu tư lớn hơn nữa, tận dụng sự phát triển khoa học, công nghệ, đẩy nhanh công tác xây dựng khả năng chống ngầm, ngoài việc tiếp tục nhập mua tàu mặt nước đa năng tiên tiến từ nước ngoài, còn đang cân nhắc việc nhập mua máy bay trực thăng chống ngầm tiên tiến, thì năng lực tác chiến chống ngầm của Hải quân Malaixia sẽ được nâng cao toàn diện hơn nữa.

Tăng cường hơn nữa công tác nhập khẩu và đóng tàu mặt nước

Hải quân Malaysia đang thực hiện hạng mục tàu tuần tra thế hệ thứ 2 - tàu chiến đấu ven bờ (SGPV- LCS) của họ. Hải quân Malaysia sẽ thiết kế đóng 6 tàu chiến đấu ven bờ trên cơ sở tàu hộ tống hạng nhẹ lớp Gowind của Pháp. Hạng mục này do Tập đoàn công nghiệp nặng Boustead của Malaysia hợp tác với Tập đoàn đóng tàu DCNS của Pháp, 6 chiếc tàu đều được đóng trên lãnh thổ Malaysia đồng thời thực hiện sửa đổi theo yêu cầu cụ thể của Hải quân Malaysia. Theo kế hoạch, chiếc tàu đầu tiên sẽ được bàn giao vào năm 2019, lượng giãn nước đủ tải 2.750 tấn, dài 107 m, rộng 14,2 m, tốc độ chạy 28 km/h, khả năng duy trì hành trình liên tục là 5.000 hải lí và chở theo 106 thuỷ thủ.

Gowind là loại tàu hộ tống hạng nhẹ có thiết kế mới nhất của Tập đoàn DCNS Pháp, đã tiếp thu kinh nghiệm chế tạo của hạng mục tàu hộ tống đa nhiệm (FREMM) của châu Âu, hệ thống quản lí tác chiến “hệ thống tình báo chiến thuật kiểu tăng cường cho tàu” (SETIS), rađa MK 2 và sôna mảng kéo thụ động của Hãng Thales có tính năng tiên tiến, có thể chở theo một máy bay trực thăng hạng trung, đồng thời sẽ được trang bị ngư lôi chống ngầm, có thể đối phó với các mối đe dọa trên không, mặt nước và dưới nước, là một loại tàu chiến mặt nước hạng nhẹ tính năng cao, sau khi đưa vào sử dụng sẽ tăng cường hơn nữa khả năng chống ngầm mặt nước cho Hải quân Malaysia.

Tăng cường xây dựng năng lực chống ngầm trên không

Hải quân Malaysia đang cân nhắc nhập mua 6 máy bay trực thăng chống ngầm, trong đó có máy bay trực thăng AW 101 - sản phẩm hợp tác nghiên cứu phát triển của Công ti Agusta Italia và Công ti Westland của Anh, máy bay trực thăng NH90 của Công ti NHI và máy bay trực thăng MH-60R của Công ti Sikorsky. Quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra vào năm 2015. AW 101 là máy bay trực thăng hạng trung, dài 22,81 m, cao 6,65 m, tầm hoạt động 1.389 km, trần bay thực tế 4.575 m, tốc độ bay tối đa 309 km/h, có thể mang theo vũ khí như 2 tên lửa chống tàu, 4 quả ngư lôi. Thân máy bay chủ yếu là kết cấu hợp kim nhôm Lithium, đã sử dụng thiết kế chống cháy nổ khi máy bay rơi.

NH90 là máy bay trực thăng đa nhiệm hạng trung, do 5 nước gồm Anh, Pháp, Đức, Ý và Hà Lan liên doanh chế tạo năm 1985, ngày 30/6/2000, bắt đầu đưa vào sản xuất hàng loạt. Để đáp ứng các nhu cầu khác nhau, khi thiết kế NH90, đã xác định hai phiên bản, phiên bản dành cho hải quân và phiên bản vận tải chiến thuật. Phiên bản dùng cho hải quân có thể cất hạ cánh trên tàu hộ tống, có thể độc lập thực hiện mọi nhiệm vụ như chống ngầm, chống tàu, tác chiến trên không, tiếp tế, tìm kiếm cứu nạn và vận chuyển binh lính, cũng có thể hiệp đồng tác chiến với tàu sân bay. Máy bay trực thăng NH90 dài 19,4 m, tốc độ bay tối đa 310 km/h, trần bay thực tế 6.000 m, tầm hoạt động tối đa 1.100 km.

Năng lực săn ngầm của Hải quân Malaysia mạnh đến đâu? - ảnh 8

Trực thăng NH90

MH-60R được cải tiến trên cơ sở máy bay trực thăng SH-60R có trong trang bị của Hải quân Mĩ, dùng để thay thế cho SH-60B và SH-60F, đảm nhận nhiệm vụ tác chiến chủ yếu là chống ngầm và chống tàu, cũng có thể dùng để tìm kiếm cứu nạn và vận tải. Môđun rađa APS-147 lắp trên máy bay trực thăng này có rađa khẩu độ mở tổng hợp, thiết bị thăm dò âm thanh, kính tiềm vọng, với đặc điểm thăm dò mục tiêu nhỏ, có thể tự động phát hiện và bắt bám 255 mục tiêu, có khả năng tìm kiếm tầm gần và tầm xa cực mạnh. Khả năng chống ngầm của các loại máy bay trực thăng nói trên là rất ưu việt, sau khi mua thành công sẽ nâng cao đáng kể khả năng chống ngầm từ trên không, từ đó thúc đẩy được sự phát triển toàn diện về khả năng chống ngầm của Hải quân Malaysia.

Theo Báo Hải quân Việt Nam

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !