Nam thạc sĩ xung phong đi nghĩa vụ để thực hiện ước mơ làm chiến sĩ Công an

Trong hơn 15.000 tân binh thực hiện nghĩa vụ Công an nhân dân năm 2023, nhiều người đã tốt nghiệp đại học, thạc sĩ. Các tân binh cho rằng, đi nghĩa vụ là để hoàn thành ước mơ.

Trong đợt tuyển quân năm 2023, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động tiếp nhận, huấn luyện hơn 15.200 chiến sĩ mới thuộc 61 tỉnh, thành phố trong cả nước (ngoại trừ TP. Hà Nội và TP.HCM). Số chiến sĩ này được giao cho 10 trung đoàn và 2 trung tâm huấn luyện.

Trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ 1, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, tổ chức tiếp nhận hơn 1.500 chiến sĩ. Nhiều người trong số họ đã tốt nghiệp đại học, thạc sĩ.

Các tân binh được huấn luyện võ thuật Công an nhân dân.

 

Tân binh Đỗ Đại Dương đã tốt nghiệp thạc sĩ ngành Khoa học xây dựng.

Tân binh Đỗ Đại Dương (SN 1996, quê tại Lào Cai) trước khi tham gia nghĩa vụ Công an nhân dân, đã tốt nghiệp thạc sĩ ngành Khoa học xây dựng tại Trường Đại học Giao thông vận tải và đã đi làm.

Anh Dương chia sẻ, từ nhỏ đã yêu thích màu áo xanh Công an nhân dân và ước muốn được phục vụ trong ngành lâu dài. 

“Tôi được biết, Bộ Công an có chính sách mới đối với công dân đã tốt nghiệp đại học, nếu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sau 2 năm đi nghĩa vụ và được kết nạp Đảng thì sẽ có cơ hội xét lên chuyên nghiệp. Đồng thời, được học văn bằng hai tại các trường Công an nhân dân để phục vụ trong ngành”, anh Dương cho biết.

Chị Mai Hạnh Tâm là 1 trong số 5 tân binh nữ được huấn luyện tại trung tâm.

Nữ tân binh Mai Hạnh Tâm (SN 1998, quê tại Thái Nguyên) tốt nghiệp Cao đẳng Y tế Thái Nguyên cũng viết đơn tình nguyện tham gia nghĩa vụ. 

Nữ tân binh Tâm chia sẻ, việc làm đơn tình nguyện tham gia nghĩa vụ Công an nhân dân chính là một bước để thực hiện ước mơ, cũng là cơ hội để bản thân có thêm trải nghiệm, rèn luyện ý chí, bản lĩnh.

Các chiến sĩ cảnh sát cơ động tập xếp đội hình giải tán đám đông, bạo loạn...
Tân binh Lê Tuấn Linh (giữa ảnh) đã tốt nghiệp đại học trước khi viết đơn tình nguyện tham gia nghĩa vụ.

Anh Lê Tuấn Linh (SN 1996) cũng đã tốt nghiệp đại học trước khi tham gia nghĩa vụ Công an nhân dân. Với anh, đi nghĩa vụ là để đóng góp một phần công sức nhỏ bé vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 

Đơn vị như gia đình thứ 2

Theo chương trình, các tân binh sẽ trải qua khóa huấn luyện kéo dài 3 tháng, được đào tạo võ thuật, nghiệp vụ điều lệnh, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ, vận chuyển hàng đặc biệt, giải tán đám đông, bạo loạn... 

Nhiều bài tập đòi hỏi các chiến sĩ phải có thể lực tốt.

Tân binh Bùi Tiến Quân (SN 2004, quê tại Hòa Bình) vừa tốt nghiệp bậc học THPT, đây là lần đầu tiên anh xa gia đình, bố mẹ. Những ngày đầu anh thực hiện nghĩa vụ tại đơn vị có nhiều bỡ ngỡ, khó khăn.

“Khi ở nhà nhiều khi bố mẹ vẫn giúp tôi gấp chăn màn, thu dọn quần áo nhưng khi vào đây tôi phải tự thực hiện. Thậm chí, phải làm một cách ngăn nắp, gọn gàng nhất. Tôi cho rằng, từ điều rất nhỏ trong cuộc sống như vậy sẽ rèn luyện cho tôi sự tự giác, trưởng thành hơn”, anh Quân nói. 

Tân binh Bùi Tiến Quân học gấp nội vụ.

 Nữ tân binh Mai Hạnh Tâm chia sẻ, sau 3 tuần huấn luyện, ấn tượng nhất với bản thân là tác phong, kỷ luật, kỷ cương trong đơn vị và tình đồng chí, đồng đội.

“Những ngày đầu khi mới đi huấn luyện, tôi cảm thấy rất nhớ gia đình, bạn bè bởi mình đã quen với cuộc sống hằng ngày khá thoải mái. Đến nay, tôi đã dần làm quen với các đồng chí, đồng đội, tham gia các buổi văn nghệ, ngoại khóa cũng giúp vơi đi cảm giác nhớ gia đình”, nữ tân binh chia sẻ.

Phút giải lao giữa mỗi buổi học khiến các tân binh vô cùng hứng khởi.

Đại tá Phạm Hữu Thinh, Phó Tư lệnh Cảnh sát cơ động cho biết, trong điều kiện quân số đông, để công tác huấn luyện đạt chất lượng cao nhất, ngay từ những ngày đầu đơn vị đã đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, thao trường, bãi tập đến nơi ăn ở, sinh hoạt cho chiến sĩ mới.

Cùng với đó, đơn vị đã chỉ đạo tổ chức xây dựng các chương trình giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao để kịp thời động viên chiến sĩ mới vơi đi nỗi nhớ nhà, an tâm tư tưởng học tập, huấn luyện, coi đây là ngôi nhà thứ 2 của mình. 

"Với việc chuẩn bị chu đáo, toàn diện trên các mặt công tác, chắc chắn rằng sau khi được huấn luyện, các chiến sĩ mới sẽ trở nên bản lĩnh hơn, có ý thức tổ chức kỷ luật nghiêm, có quân phong, quân kỳ, trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ", vị Phó Tư lệnh Cảnh sát cơ động nói.

Đình Hiếu

Khán giả 'xoắn não' vì màn kết hợp mới của Hồng Diễm và Phương Oanh, Thu Quỳnh

Trong phim 'VFC ngoại truyện' sắp phát sóng, khán giả 'xoắn não' vì các nhân vật trong 'Quỳnh búp bê', 'Hương vị tình thân', 'Trạm cứu hộ trái tim' với Hồng Diễm, Phương Oanh, Thu Quỳnh cùng xuất hiện.

Nhận cuộc gọi từ quê, tôi bần thần nhớ ngoại, tiếc những ngày mải mê kiếm tiền

Mỗi lần về quê dịp 30/4, ngoại thường nấu cho mấy đứa cháu món canh cá lóc nấu chua chuẩn vị Nam bộ. Giờ hình ảnh ngoại lui cui trong chái bếp đã thành quá khứ.

Chuyện thoát 'cơn bĩ cực' nhờ được vay 100 triệu đồng của người bán rau

Chị bán rau ở chợ Văn Thánh (TP.HCM) chia sẻ, dù hợp đồng vay 100 triệu là 10 năm, nhưng sau 3-4 tháng đầu tư có thu nhập, chị sẽ cố gắng trả nợ trong 5 năm và xin ra khỏi hộ nghèo, nhường suất cho những người không may mắn khác.

3 con gái lấy chồng xa, mẹ nuôi đàn gà chỉ mong con cháu về nghỉ lễ

Mới sớm, mẹ đã gọi điện hỏi xem dịp lễ này con có về quê ngoại. Chưa kịp trả lời đã thấy mẹ sụt sùi, giọng nghẹn lại, con cũng cứ thế nước mắt tuôn rơi.

Nữ DJ miền Tây mặc áo dài chơi nhạc gây sốt, kể góc khuất "sống về đêm"

DJ Tina Thảo thường được chú ý bởi hình ảnh mặc áo dài, áo bà ba trong những buổi diễn sôi động. Cô gái gốc Cà Mau cho biết đây là cách cô tạo dấu ấn riêng, bất chấp những tranh cãi.

Câu nói xót xa của cô gái sau hành trình thoát khỏi kẻ buôn người

Hầu hết các nạn nhân của mua bán người, sau khi được giải cứu, đều khá ổn về mặt tâm lý trong vòng 1-3 tháng đầu. Nhưng sau khoảng thời gian này, một số vấn đề ở họ bắt đầu nảy sinh.

Nữ tiến sĩ kể chuyện bị quấy rối và cách vượt lên nỗi đau, giúp người cùng cảnh

Bà Hồng bị quấy rối từ rất sớm. Trong hầu hết những tình huống bị quấy rối, chỉ có một mình bà đối diện với kẻ thực hiện hành vi.

Cao Thái Hà tuổi 34 vui sống độc thân, yêu hết mình nhưng thích tự do

Đi qua nhiều thăng trầm, Cao Thái Hà tận hưởng cuộc sống tích cực, lạc quan. Nữ diễn viên thích yêu nhưng không đặt giới hạn tuổi tác cho việc kết hôn.

Cú liều lúc nửa đêm cứu chàng trai Sơn La khỏi 'sào huyệt' của kẻ buôn người

H. được rủ sang Campuchia làm công việc nhẹ nhàng, lương tháng 10-15 triệu đồng. Nhưng chỉ vài ngày sau khi nhận việc, H. nhận ra mình đang ở trong ''sào huyệt'' của những kẻ buôn người.

Sếp nhìn chòng chọc vào người tôi, rồi chê bai ‘giống chân giò quá vậy’

Có những lần sếp nói những câu làm tôi chỉ muốn òa khóc. Sếp nhìn chòng chọc vào người tôi, rồi chê bai “sao giống chân giò quá vậy?”.

Đang cập nhật dữ liệu !