Nam sinh ngủ quên được CSGT chở đi thi là tác giả “cây ATM gạo học đường” của Lào Cai

Phát hiện nam sinh không có mặt tại điểm thi tốt nghiệp THPT 2020, cán bộ CSGT đã cùng tình nguyện viên đến nhà phá cửa, gọi nam sinh ngủ quên thức dậy, dùng xe chuyên dụng hộ tống đến điểm thi

Vừa qua, trên mạng xã hội Facebook chia sẻ hình ảnh kèm theo thông tin một nam sinh ở phường Duyên Hải, TP.Lào Cai (Lào Cai) ngủ dậy muộn được cán bộ CSGT đến tận nhà phá cửa, gọi dậy, dùng xe chuyên dụng đưa đến điểm thi tốt nghiệp THPT.

Cụ thể, theo thông tin đăng tải, một nam sinh ngủ quên không đi thi, khi cán bộ CSGT và tình nguyện viên đến nơi đón, dù đập cửa nhiều lần nhưng vẫn không gọi được nam sinh này thức dậy.

Sau đó, người anh của nam sinh nhận được thông báo và phải chạy xe gần 10km về nhà cùng người dân, cán bộ CSGT cắt tấm tôn mới gọi được nam sinh này dậy.

Hình ảnh cũng ghi lại cảnh nam sinh chưa kịp mặc quần áo chỉnh tề đã được chiến sĩ CSGT và tình nguyện viên đưa đến điểm thi. Lúc này, người anh của nam sinh đã kịp đưa cho nam sinh này túi đựng dụng cụ cũng như quần áo dài để đến trường thay cho chỉnh tề.

{keywords}
Nam sinh ngủ quên được CSGT đưa đi thi (ảnh mạng xã hội)

Cộng đồng mạng "không thể nhịn cười" khi thấy nam sinh này dù ngủ muộn giờ thi nhưng không hề tỏ vẻ lo lắng, ngược lại, cậu còn quay lại giơ tay chào mọi người.

Bên cạnh đó, nhiều người cũng cho rằng, nam sinh may mắn khi nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của chiến sĩ CSGT và tình nguyện viên. Nhiều người cũng dành lời khen cho cán bộ CSGT và tình nguyện viên kịp chở nam sinh đến điểm thi.

Liên quan đến sự việc, cô Phạm Thị Tuyết Thanh - Hiệu trưởng Trường THPT số 1 – TP. Lào Cai cho biết, nam sinh L.H.Q. , lớp 12D1 (học sinh ngủ quên) là một học trò ngoan, có nhiều thành tích học tập nổi bật.

Q. từng được biết đến với những giải nhất, giải nhì kỳ thi Khoa học Kỹ thuật cấp tỉnh.

Hồi đầu năm 2020, Q. cũng ghi dấu ấn khi là người sáng chế ra “cây ATM gạo học đường” đầu tiên của Lào Cai để phát cho người nghèo, sau đó là máy sát khuẩn toàn thân tự động đặt tại cổng trường học.

{keywords}
Nam sinh ngủ quên L.H.Q là tác giả “cây ATM gạo học đường” của Lào Cai (ảnh VOV)

Cô Thanh cho hay, Q. nhà ở Thanh Sơn, Phú Thọ, hết năm lớp 10 mới chuyển lên Lào Cai học, ở nhờ nhà bác. Q. luôn là học sinh ngoan, ý thức tốt, thành tích luôn vượt trội.

Thời gian vừa rồi bận ôn thi nhưng Q. vẫn dành thời gian dạy các em khóa dưới học lập trình, nghiên cứu khoa học kỹ thuật…

Sáng 10/8, khi nhà trường rà soát thí sinh phát hiện ra thiếu Q. nên mới liên lạc với bác của em thì tình huống trớ trêu là hôm nay bác lại khai trương cửa hàng cách nhà 10 cây số. Lúc gọi, bác của Q. nói đang rất bận không thể về được, chỉ có thể nhờ hàng xóm.

“Vì thời gian gấp gáp, nhà trường phải tính rất nhanh phương án, lường trước cả tình huống xấu nhất là phải phá cửa, vì điện thoại của Q. không hiểu sao lại không thể liên lạc được. Sau khi thống nhất, nhà trường mới tìm đến lực lượng công an và thanh niên tình nguyện ở vòng ngoài nhờ trợ giúp”, cô Thanh kể.

Ngoài ra, cô Thanh cũng cho biết, khi vào trường, Q. vẫn mặc nguyên quần áo ở nhà, sau khi để Q. mặc quần dài vào, trường cũng bố trí nhanh sữa, bánh mì để Q. vừa chạy lên vừa ăn vì sợ em vội đi quá tụt huyết áp. Rất may khi em vừa ngồi vào phòng thi thì trống phát đề, vẫn đảm bảo về mặt thời gian theo quy chế thi.

Hoàng Thanh

Cô giáo xin mua laptop: Chỉ những phụ huynh có ăn học mới thích tôi

Liên quan vụ cô giáo xin mua laptop, trong cuộc họp với lãnh đạo Trường Tiểu học Chương Dương, cô Trương Phương Hạnh lớn tiếng nói chỉ những phụ huynh hiểu chuyện, có ăn học mới thích cô.

Cô giáo xin phụ huynh mua laptop: Tôi bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền

Cô Trương Phương Hạnh, giáo viên Trường Tiểu học Chương Dương cho rằng, cô bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền mua laptop, còn nếu nhận của phụ huynh thì mọi chuyện đã không xảy ra.

Hàng nghìn sinh viên bị 'giam' bằng tốt nghiệp do vướng chuẩn đầu ra tiếng Anh

Chuẩn đầu ra ngoại ngữ (chủ yếu tiếng Anh) khiến hàng nghìn sinh viên chậm nhận bằng tốt nghiệp mỗi năm. Có sinh viên chậm 1-2 tháng nhưng cũng có sinh viên sau khi xét tốt nghiệp nhiều năm mới được nhận bằng.

‘Giáo viên dạy tiếng Anh lắp bắp khi giao tiếp với người nước ngoài’

Tôi đã từng chứng kiến một giáo viên dạy môn tiếng Anh THPT trong dịp giao lưu với đồng nghiệp Mỹ đã lắp bắp rồi lặng như tờ. Điều đáng nói đây không phải là trường hợp cá biệt.

Bỏ ngành Y để thi lại, 9X giành học bổng toàn phần châu Âu

Từng đỗ vào ngành Y đa khoa của Trường ĐH Y Dược TPHCM nhưng khi vào học, Khang không cảm thấy phù hợp. Nam sinh quyết định thi lại, sau đó từng bước chinh phục ước mơ của bản thân.

7 năm, thầy giáo về hưu may trăm bộ áo dài tặng các nữ sinh nghèo

Suốt 7 năm qua, 3 thầy cô giáo ở Quảng Ngãi đã may hàng trăm bộ áo dài, tặng cho các nữ sinh nghèo để các em không phải lo lắng vì không có đồng phục mặc đến lớp.

Vượt các nam sinh, cô gái xinh xắn trở thành thủ khoa ngành công nghệ kỹ thuật

Không chỉ vượt qua các nam sinh để trở thành thủ khoa tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu, Dư Thị Kiều Trinh còn được vinh danh là sinh viên tiêu biểu của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội năm 2024.

Không đi học thêm, con tôi 'lĩnh đủ'

Từ chối học thêm hè, con tôi gặp khó khăn khi vào năm học mới. Cô hay hỏi những câu khó, thậm chí ngày nào cũng gọi con lên bảng làm bài tập, không làm được là cô bắt chép phạt khiến con lo sợ, ám ảnh.

'Học sinh phải đi học thêm có thu được kết quả tương xứng?'

Theo PGS.TS Chu Cẩm Thơ, rất khó để kiểm soát, đảm bảo những học sinh tham gia học thêm sẽ thu hoạch được chất lượng như mong muốn.

Làm gì để giáo viên dạy thêm đàng hoàng?

Giáo viên có thể dạy thêm ngoài nhà trường nhưng cần quy định về cơ sở vật chất, số tiết, nội dung giảng dạy, sức khỏe người dạy và học...

Đang cập nhật dữ liệu !