Nam sinh lớp 5 tả cơn mưa sống động như văn mẫu khiến ai nấy trầm trồ

Dù mới 10 tuổi nhưng khả năng tưởng tượng và làm văn của bé Nguyễn Bảo Minh đã khiến nhiều người phải trầm trồ!

Tập làm văn là môn học thú vị, kích thích trí tưởng tượng của các em học sinh qua các chủ đề phong phú. Những bài văn miêu tả con vật, cây cối, sự vật xung quanh của các em học sinh luôn phản ánh cuộc sống muôn màu muôn vẻ, thậm chí có những góc nhìn mới lạ, hấp dẫn. 

Mới đây, một phụ huynh đã chia sẻ lên mạng xã hội bài tập làm văn tả cơn mưa của con trai mình và nhận được nhiều lời khen của dân mạng.

Theo đó, bài văn được cậu bé viết nắn nót trên giấy ô li. Từng câu văn miêu tả cơn mưa vô cùng sống động, thể hiện óc quan sát và trí tưởng tượng bay bổng của nam sinh lớp 5.

Bài văn tả cơn mưa của nam sinh lớp 5

Nội dung bài văn của cậu bé 10 tuổi như sau:

 “Một ngày mùa hạ gì mà nóng bức hơn bao ngày khác, thời tiết nóng nực đến khó chịu. Tôi cầu mong một cơn mưa ghé ngang qua để xoa dịu đi những sự ngột ngạt mà hè đang gieo rắc. Và như thấu hiểu được lòng người, trời đang chói chang bỗng dưng tắt nắng. Mưa đã kề bên!

Từ phía chân trời những đam mấy ùn ùn lặc lè xuất hiện, cuộn trên mình chiếc áo giáp đen như nghìn năm vẫn thế. Một lưỡi gươm sét sáng lòa rạch chằng chịt trên bầu trời. Sấm nổ ùm oàng như một hiệu lệnh, mây đen tràn ra tua tủa, rầm rộ khắp bầu trời, gió giật liên hồi, bụi bốc tung cao mù mịt. Và rồi, sau một tiếng ầm lớn từ trời cao vọng xuống, cơn mưa rào đổ sầm sập về mặt đất. Những giọt nước thi nhau nhảy ào ào xuống như những đứa trẻ tinh nghịch vậy, nhiều đến nỗi khiến trời chỉ chìm trong màn mưa trắng xóa.

Mưa rơi lộp độp trên những tàu lá chuối, rầm rập xuống mái nhà, lách tách vào cửa kính, rào rào xuống mặt đường, lăn len lỏi lên lá sen thơm phức, rồi nghịch đến nỗi òng ọc xuống ống cống. Thi thoảng có vang lên vài âm thanh còi xe, tiếng người í ới gọi nhau, nhưng rồi cũng nhanh chìm dần trong tiếng mưa dữ dội. Trên cành cây nâu sẫm, có những chú chim co ro trong các hốc cây, tránh đi dòng nước mát lạnh. Nhưng đặc biệt thay, chỉ có những hàng cây là sung sướng, xòe hết ra các tán lá mới mà vẫy vùng trong biển mưa. 

Một lát sau, vài tiếng sấm đì đùng vang lên, rồi cơn mưa đột ngột dừng lại. Nhanh đến mức mấy chú gà còn chưa kịp đến nơi, cái đầu ướt nghệt ra một bên đến phì cười. Sau cơn mưa, cây cối, đường phố sạch bong, không khí trở nên mát mẻ hơn bao giờ hết. Bầu trời trong xanh như không có một đám mây đen xì nào đó vậy. Và từ các ngả đường, dòng người lại ra đông đúc, tấp nập. Chỉ là ai cũng đều phơi phới và vui vẻ hơn rất nhiều. Tất cả là do cơn mưa trước đó mà thôi”. 

Đọc qua bài văn tả cơn mưa này, ai nấy đều dành lời khen cho khả năng hành văn mạch lạc, ngôn từ phong phú của tác giả. Quang cảnh cơn mưa và những sự vật, sự việc liên quan đều được em học sinh viết ra chi tiết. Đặc biệt, bài văn còn dùng các biện pháp tu từ như so sánh, nhân hóa... rất thuần thục.

Theo tìm hiểu, chủ nhân của bài văn này là bé Nguyễn Bảo Minh (tên ở nhà là Kul), học sinh lớp 5, Trường tiểu học Vinschool Green Bay (Hà Nội). 

Cậu bé Nguyễn Bảo Minh

Chia sẻ với Infonet, chị Vũ Thanh Dung - mẹ của Bảo Minh cho biết, cậu bé viết bài văn này trong khoảng 1 tiếng. Từ nhỏ, Bảo Minh đã rất thích được nghe và đọc thơ. Trong học tập, cậu bé thích học tiếng Anh và các môn văn hóa xã hội. Khả năng viết văn bằng tiếng Anh và tiếng Việt của Bảo Minh đều đồng đều như nhau.

Bảo Minh từng sáng tác rất nhiều bài thơ. Ở trường, những bài văn của con cũng vinh dự khi được nhà trường chọn làm bài văn mẫu. Chỉ cần có ý tưởng, con sẽ sáng tác và diễn đạt rất nhanh. Mình nghĩ, con làm thơ, viết văn càng nhiều thì ngôn ngữ của con càng phát triển nhanh, và tuổi thơ của con càng giàu kỷ niệm, năng lực quan sát cuộc sống của con càng thêm phát triển tích cực”, mẹ Bảo Minh chia sẻ.

Bạch Dương

Ảnh: NVCC

Từ nghe tiếng Anh bập bõm, nam sinh bứt phá lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge

Những ngày đầu học tại ngôi trường mới, Đăng gặp khó khăn vì vốn tiếng Anh ít ỏi, không thể theo kịp các bài học trên lớp. Tự động viên và đặt ra mục tiêu để cố gắng, Đăng dần cải thiện thành tích, bứt phá và lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge.

‘Kẻ trộm lương thiện’ trong trí nhớ của người thầy 75 tuổi

Với thầy Khang, dạy học, dạy kiến thức là điều bắt buộc, nhưng điều quan trọng hơn chính là dạy cách làm người, dạy cách sống, cách đối nhân xử thế.

Cô giáo 'làm mới' những đứa trẻ ngỗ ngược, lầm lỡ

Bằng tâm huyết và trách nhiệm, Đại úy Lê Thị Hồng Lụa, giáo viên Trường Giáo dưỡng số 2 (Bộ Công an) đã giúp nhiều trẻ vị thành niên ngỗ ngược, lầm lỡ thay đổi nhận thức, sống hướng thiện.

Trao tặng 230 xe lăn, hơn 600 suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó

Trong khuôn khổ CSR Day lần thứ 2, Ban tổ chức đã trao tặng 230 xe lăn cho người khuyết tật và 630 suất học bổng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập.

Nữ giáo sư trẻ nhất ngành y quê Thái Bình, học đại học nổi tiếng trong nước

Chị Trịnh Thị Diệu Thường là tân giáo sư trẻ nhất ngành y năm 2024, hiện làm việc tại Bộ Y tế. Chị quê ở Thái Bình, được đào tạo hoàn toàn trong nước.

Con đứng nhất lớp, học thêm tốn gấp 10 lần học chính, mẹ vẫn lo bị tụt phía sau

Khi thấy những đứa trẻ học thêm tối ngày, nhiều người chỉ trích bố mẹ đặt quá nhiều áp lực mà không biết chúng tôi đang vừa phải gồng gánh kiếm tiền nuôi dạy, vừa 'cân' sức khỏe tinh thần, thể chất và lối vào tương lai của con.

'Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm'

Nhiều ý kiến cho rằng nên có quy định hiệu trưởng sẽ phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm. Việc này cũng cần được áp dụng cho tất cả các trường học trên toàn quốc.

Cô giáo xin mua laptop không được giảng dạy đến hết năm học

Cô giáo xin mua laptop ở Trường Tiểu học Chương Dương, quận 1, TPHCM không được đứng lớp giảng dạy từ nay đến hết năm học 2024-2025.

'Nhìn thầy cô từ chối miễn học phí cho con, nhân viên trường học càng tủi’

"Trong trường học đâu chỉ có nhà giáo, chúng tôi - nhân viên văn thư, kế toán... cũng cống hiến, có khi một lúc phải kiêm vài nhiệm vụ, lương bèo bọt, không phụ cấp, nhưng lại bị 'quên' trong đề xuất miễn học phí của Bộ GD-ĐT", một độc giả bày tỏ.

Học sinh nhiều năng lực, có khát vọng nhưng thiếu định hướng

Theo PGĐ Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương Đỗ Duy Hưng, nhiều học sinh có năng lực và khát vọng nhưng thiếu định hướng dẫn đến lựa chọn sai nghề nghiệp, gây lãng phí.

Đang cập nhật dữ liệu !