Năm nước châu Âu kéo dài lệnh trừng phạt chống Nga
![]() |
Năm nước châu Âu kéo dài lệnh trừng phạt chống Nga |
Tuyên bố này được công bố trên trang web của Hội đồng Châu Âu.
Theo hãng tin Ria Novosti, ngày 15/9 vừa qua, Hội đồng EU đã thông qua quyết định kéo dài các biện pháp trừng phạt đối với 146 cá nhân (gồm các công dân Nga và các đại diện của phe ly khai Lugansk, Donetsk) và 37 pháp nhân (các công ty, tổ chức) của Nga đến tháng 3/2017 vì cáo buộc có vai trò trong cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine; phá hại chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ Ukraine.
Tuyên bố cũng cho biết năm nước trên đã lần lượt tham gia vào việc kéo dài lệnh trừng phạt Nga, và Hội đồng châu Âu rất hoan nghênh quyết định này. Thông báo cho hay: "Các nước này sẽ đảm bảo thực thi quyết định của Hội đồng bằng các chính sách quốc gia riêng của họ".
Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng, biện pháp trừng phạt chống Nga liên quan tới tình hình ở Ukraine và Syria sẽ không giúp giải quyết các vấn đề cụ thể.
Moscow cũng lưu ý rằng, đây chỉ là một chính sách ngăn chặn Nga cũng như kìm hãm sự phát triển của Nga.
Lần đầu tiên EU áp trừng phạt chống Nga vào tháng 3/2014, do cáo buộc liên quan đến khủng hoảng Ukraine. Tháng 3/2015, EU tiếp tục gia hạn trừng phạt chống Nga đến ngày 15/9..
Ngày 24/10, Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier cho biết ông phản đối việc gia tăng các lệnh trừng phạt chống Nga của Liên minh châu Âu (EU) do tình hình Aleppo của Syria hiện nay bởi các lệnh trừng phạt này sẽ gây bất lợi đến việc đàm phán giải quyết vấn đề Syria.
Trả lời phỏng vấn của kênh truyền hình ARD, ông Steinmeier nêu rõ: "Tôi sợ rằng việc dùng lại các giải pháp trừng phạt mà chúng ta đã áp dụng trong các cuộc xung đột trước đây (xung đột Ukraine) sẽ không giúp ngăn chặn một thảm họa nhân đạo trong trường hợp của Syria, bởi vì các lệnh trừng phạt đã cản trở khả năng mở ra một hành lang nhân đạo. Thậm chí, ngược lại, chúng có thể khép lại cánh cửa cho các cơ hội đàm phán mà chúng ta đang rất cần".
Trước đó, Hội nghị Thượng đỉnh EU tổ chức tại Brussels từ 21-22/10 đã ra tuyên bố, theo đó các nhà lãnh đạo châu Âu cho biết sẵn sàng xem xét mọi khả năng đáp trả chính sách của Nga tại Syria. Tuy nhiên, EU tránh sử dụng thuật ngữ "trừng phạt". Trong khi đó, Thủ tướng Đức Angela Merkel phát biểu sau hội nghị rằng bà muốn xem xét cách diễn đạt cứng rắn hơn của tuyên bố, với khả năng mở rộng các giải pháp chống Nga có giới hạn.