Năm 2017 sẽ là năm may mắn của Tổng thống Nga Putin?
Ông Ben Nimmo, chuyên gia quốc phòng, thông tin của Hội đồng Đại Tây Dương nhận định, năm sau có thể còn sáng lạn hơn cho điện Kremlin bởi một loạt cuộc bầu cử sẽ diễn ra ở Pháp, Đức và có thể là Italy, với các ứng viên thân Nga hứa hẹn sẽ lên ngôi.
Ngoài ra, các lệnh cấm vận xuyên Đại Tây Dương ngày càng chịu nhiều áp lực. Chiến dịch lấy lại Aleppo và khôi phục vị thế của Tổng thống Syria Bashar Assad dường như đã thành công. OPEC đã đồng ý cắt giảm sản lượng, thúc đẩy giá dầu, lĩnh vực chủ đạo của nền kinh tế Nga.
Năm 2017 sẽ là năm may mắn của Putin? |
Tuy nhiên, điện Kremlin cũng không nên vui mừng quá sớm, bởi bốn yếu sau có thể khiến tình hình địa chính trị thế giới năm 2017 khó dự đoán.
Mỹ sẽ làm gì?
Nhân tố đầu tiên là Mỹ. Tổng thống đắc cử Donald Trump là một người khó đoán, với chiến thắng bất ngờ của ông, tình hình chính trị Hoa Kỳ càng trở nên khó lường hơn bao giờ hết. Dù đảng Cộng hòa nắm cả Nhà Trắng và Quốc hội nhưng không phải thành viên đảng Cộng hòa nào cũng ủng hộ ông Trump. Chủ nghĩa hoài nghi này càng thể hiện rõ khi đề cập đến Nga với nhiều lời kêu gọi điều tra việc Moscow can thiệp vào bầu cử Tổng thống Mỹ.
Tóm lại, ông Trump có thể là một đồng minh dễ thở của điện Kremlin nhưng nền chính trị Hoa Kỳ phức tạp và rộng lớn hơn rất nhiều. Cán cân quyền lực ở Washington vẫn chưa được quyết định và mối quan hệ với Moscow có thể là một trong điều phức tạp đó.
NATO vẫn tồn tại
Nhân tố tiếp theo là hệ thống các hoạt động và đồng minh quân sự mà Mỹ đã xây dựng ở châu Âu, cả song phương và thông qua NATO. Cũng như việc nước Mỹ lớn hơn Trump và NATO thì lớn hơn Mỹ vậy. Từ khi Nga sáp nhập Crimea, liên minh này bắt đầu có những hành động cụ thể.
Một loạt cuộc tập trận đã được tổ chức xuyên suốt châu Âu, các quốc gia thành viên đã triển khai bốn tiểu đoàn với các nước vùng Baltic và Ba Lan trong chiến dịch được gọi là tăng cường sự hiện diện. Điện Kremlin đã gọi bước đi này là hành động gây hấn.
Cùng lúc đó, Hoa Kỳ đang đưa xe tăng trở lại châu Âu sau ba năm vắng bóng, cũng như khởi động căn cứ phòng vệ tên lửa ở Ronamia và bắt đầu xây dựng một căn cứ khác ở Ba Lan. Điều này khiến Moscow không khỏi tức giận.
Các hoạt động triển khai trên khiến quan hệ Nga – Mỹ càng trở nên căng thẳng, dù cho ai là Tổng thống đi nữa. Dù không thể khẳng định rằng mối quan hệ này không thể đảo chiều được nhưng chắc chắn muốn nó ấm lên sẽ phải tốn một nỗ lực không nhỏ về mặt chính trị, ngoại giao và kinh tế.
Ông Putin và ông Assad bắt tay trong cuộc chiến chống phe nổi dậy ở Aleppo. |
Thời đại của bà Merkel vẫn chưa kết thúc
Nhân tố đáng kể nữa đó là Đức. Thủ tướng Angela Merkel là người thường xuyên chỉ trích ông Putin ở châu Âu và bà tuyên bố sẽ tranh cử Thủ tướng nhiệm kỳ thứ tư vào năm 2017. Bà Merkel từng cảnh báo sự nguy hiểm của việc Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ với tư cách là người đứng đầu lực lượng tình báo nước ngoài của Đức.
Mặc dù bà đang phải chịu nhiều áp lực từ cả hai phía cánh tả và cánh hữu, đặc biệt là về chính sách nhập cư, song cho đến nay vẫn chưa có nhân vật chính trị nào ở Đức có khả năng vượt qua bà. Và như vậy có nghĩa là, cho đến khi bà Merkel vẫn còn ngồi tại Kanzleramt thì vấn đề của Moscow vẫn chưa thể được giải quyết nhanh chóng.
Yếu tố kinh tế
Cuối cùng phải nhắc đến việc nền kinh tế của Nga vẫn còn tồn tại nhiều khoảng tối. Kinh tế Nga đã có dấu hiệu phục hồi như giá dầu tăng và hy vọng dỡ bỏ cấm vận, song vẫn còn tồn tại tình trạng thiếu vốn đầu tư, sự đa dạng hóa hay linh hoạt. Chắc chắn rằng trong năm 2017, những người dân thường Nga vẫn tiếp tục cảm nhận được sự tụt dốc của nền kinh tế trong bối cảnh cấm vận cũng như tình trạng chung của toàn cầu.
Điều đó không có nghĩa là may mắn sẽ không tìm đến với Nga trong năm 2017, song vẫn còn một số “vận đen” mà ông Putin chưa thể giải quyết được ngay tức thì. Năm 2016 khép lại, mở ra một năm mới 2017 khó đoán nhất trong lịch sử cận đại. Và theo nhiều chuyên gia, 2017 có thể sẽ đem lại nhiều may mắn cho ông Putin giống như năm 2016 hay ít nhất cũng sẽ tiếp nối chuỗi ngạc nhiên có lợi cho Moscow.