Năm 2015: Lại thêm một năm “sóng gió”?
Gần như toàn bộ các cuộc xung đột lớn, bao gồm cuộc chiến chống lại phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS), thế giằng co giữa phương Tây và Nga về vấn đề Ukraine và nỗ lực đẩy lùi dịch Ebola sẽ còn tiếp diễn. Ngoài ra, những vấn đề mới có thể sẽ bất ngờ nảy sinh.
“Thông thường, khi một năm biến động như thế này kết thúc, người ta thường cho răng mọi việc sẽ lắng xuống”, ông John Bassett, cựu quan chức cấp cao của cục tình báo Anh GCHQ, nay là cộng tác viên với Đại học Oxford (Anh), cho biết. “Thế nhưng tất cả những vấn đề của năm nay đều chưa được giải quyết và những nguyên nhân chủ đạo vẫn chưa biến mất”,
Nguyên nhân của những vấn đề này có rất nhiều, bao gồm sự dịch chuyển cán cân sức mạnh kinh tế khỏi phương Tây, các công nghệ mới, những cuộc cạnh tranh trong khu vực và sự bất bình khi khoảng cách giàu-nghèo tăng lên.
Sức ép đối với Tổng thống Vladimir Putin đang tăng lên khi Nga đang phải hứng chịu cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng. |
Vào tháng 6, một báo cáo của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Hòa bình (IEP) cho thấy tỉ lệ hòa bình thế giới đã liên tục giảm trong vòng 7 năm, ngược với xu hướng cải thiện đã diễn ra trong nhiều thập kỷ.
Tổ chức này cũng cho biết, tỉ lệ tử vong do phiến quân tấn công vào tháng 11 năm nay đã tăng lên thành 60%, con số cao nhất từ trước tới giờ, chủ yếu tại Iraq, Syria, Afghanistan, Pakistan và Nigeria, vào thời điểm khả năng đáp trả quân sự của phương Tây đã bị giới hạn bởi Washington và các đồng minh châu Âu cắt giảm ngân sách quốc phòng.
Bài toán Nga
Trong lúc các chính trị gia phương Tây hi vọng khủng hoảng kinh tế ở Nga sẽ cản trở được Tổng thống Vladimir Putin, có người đã lo rằng ông sẽ trở nên khó đoán hơn.
“Khủng hoảng kinh tế chưa chắc có thể khiến Nga mềm dẻo hơn”, ông Christopher Harmer, một cựu phi công thuộc Hải quân Mỹ, nay là thành viên cấp cao của Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW).
Các quan chức NATO nói rằng, khối quân sự sẽ coi bất kỳ hành động gây hấn nào, cho dù bí mật hay không, tại các nước thành viên của khối nằm ở vùng Baltic là hành động khơi mào chiến tranh.
Trung Quốc cũng đang xây dựng hệ thống quân đội lớn mạnh. Nước này khẳng định gần như toàn bộ Biển Đông vốn giàu tài nguyên dầu mỏ và khí đốt. Brunei, Malaysia, Philippines, Việt Nam và Đài Loan cũng khẳng định của quyền của riêng mỗi nước trên Biển Đông.
Cuộc tranh chấp trên Biển Đông vẫn chưa có hồi kết. |
Tại biển Hoa Đông, một dãy đảo nhỏ đươc cả Trung Quốc và Nhật Bản coi là địa phận của mình đã làm quan hệ ngoại giao giữa hai nước rạn nứt nghiêm trọng.
Một số quan chức và các nhà phân tích nói rằng việc phương Tây huy động nguồn lực vào một cuộc xung đột ở một nơi trên thế giới có thể khiến kẻ địch tiềm tàng xuất hiện ở nơi khác, ví dụ là hoạt động gần đây của Triều Tiên.
Washington đã buộc tội Bình Nhưỡng tiến hành cuộc tấn công mạng vào Sony Pictures và nhắm vào một bộ phim kể về vụ ám sát không có thật của nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Triều Tiên đã phủ nhận cáo buộc này.
“Vụ xâm nhập mạng đối với Sony đã nhấn mạnh sự mềm yếu của phương Tây trước những nguy cơ tấn công qua mạng ngày một tăng lên”, ông Alastair Newton, chuyên gia phân tích chính trị cấp cao thuộc công ty Nomura (Nhật) cho biết.
Cơn bão Trung Đông
Địch thủ của Washington đã dần trở nên quen thuộc hơn với “chiến tranh tham vọng”, bao gồm những chiến lược dễ phủ nhận hoặc sử dụng những lực lượng bên ngoài, ví du như việc phương Tây cho rằng Nga triển khai binh lính đặc nhiệm và vũ khí bằng các đoàn xe vào Ukraine.
Israel sẽ không chỉ dừng lại ở những chiến dịch ngầm nhằm hạn chế chương trình vũ khí hạt nhân của Iran. Cho đến khi Iran đồng ý thỏa thuận giảm sản xuất hạt nhân, một số nhà phân tích tin rằng chính phủ Israel có thể tiến hành tấn công quân sự để cản trở chương trình.
“Nếu Iran vẫn tiếp tục không ký vào thỏa thuận, nó có thể châm ngòi một sự kiện như vậy”, ông Nigel Inkster, cựu phó Cục trường Cục Tình báo Bí mật Anh (MI6) và giờ là trưởng khoa nguy cơ quốc tế tại Viện Quốc tế Nghiên cứu Chiến lược ở London, cho biết.
Ông còn cho rằng sự kiện này còn phụ thuộc vào khả năng giành chiến thắng bầu cử của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu vào tháng 3 năm sau và sách lược của chính phủ Israel sau đó.
Phần lớn thế giới đã đoàn kết để chống lại một nguy cơ cụ thể. Việc đẩy lùi phiến quân IS ở Iraq và Syria là ưu tiên hàng đầu của các nước phương Tây, các nước phát triển ở vùng Vinh và Thổ Nhĩ Kỳ, Nga và Trung Quốc. Tuy nhiên, về Tổng thống Syria Bashar al-Assad, giữa các nước vẫn chưa có một thống nhất chung.
Phiến quân IS vẫn là một trong những mối đe dọa hàng đầu của thế giới vào thời điểm hiện tại. |
Ngay lúc này, một số lo ngại các chiến dịch chống IS ban đầu nhằm bảo vệ một nhóm dân tộc thiểu số ở phía Bắc Iraq sẽ trở thành “sứ mạng kéo dài” trong thời điểm bầu cử Tổng thống Mỹ sẽ diễn ra.
Hơn 1.000 thành viên của Trung đoàn Lính dù 82 sẽ được triển khai tới Iraq vào năm mới nhằm giúp huấn luyện quân đội Iraq.
Những tháng đầu tiên của năm 2015 sẽ là trọng điểm trong cuộc chiến chống Ebola. Một cuộc triển khai quân đội Mỹ để xây dựng các trung tâm chưa bệnh ở Liberia đã góp phần giảm bớt những ca nhiễm mới, tuy nhiên virus vẫn tiếp tục lây lan ở Sierra Leone và Guinea.
“Thực tế, số lượng thách thức hiện nay lớn hơn một cách bất thường”, bà Kathleen Hicks, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chuyên về Chính sách từ năm 2012 -2013 và giờ đây làm việc cho Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, nhận xét.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ tờ Business Insider, một trang tin công nghệ lớn của Mỹ. Business Insider nổi tiếng bởi các bài viết tổng hợp từ nhiều nguồn tin với các chủ đề nổi trội liên quan đến công nghệ, chính trị, quân sự…