Mỹ sẽ không "phớt lờ" tranh chấp trên Biển Đông

Trong khi Trung Quốc ngày càng tỏ ra “hung hăng” trên Biển Đông, đặc biệt là hành động “nhăm nhe” chiếm Bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa (Việt Nam), Mỹ vừa gửi một thông điệp rằng nước này sẽ không “ngó lơ” các cuộc tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.

Khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel phục vụ cho quân đội Mỹ ở Đông Nam Á cách đây 40 năm, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng là một người lính ở phía bên kia chiến tuyến.

Hơn 4 thập kỷ sau đó, Thủ tướng Dũng và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sẽ cùng phát biểu tại cuộc họp của các quan chức quốc phòng cấp cao tại Singapore vào cuối tuần này để đảm bảo rằng Mỹ sẽ tiếp tục hiện diện quân sự mạnh mẽ ở khu vực để làm đối trọng với một Trung Quốc ngày càng tỏ ra “hung hăng” hơn.

Mỹ sẽ không
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel (phải) sẽ tới dự sự kiện Đối thoại Shangri-La tại Singapore trong các ngày 31/5-2/6.

Trên chuyến bay tới Singapore, ông Hagel nói với các phóng viên rằng nước Mỹ đang “trên con đường” thúc đẩy mối quan hệ an ninh với châu Á. “Chúng tôi đã thực thi thêm nhiều sáng kiến quan hệ song phương mới với các đối tác của mình”, ông Hagel cho biết.

Ông Hagel phải cân bằng giữa nhiệm vụ phải trấn an các đồng minh của Mỹ đang lo ngại về tham vọng chủ quyền của Trung Quốc với nhiệm vụ phải hợp tác với chính quyền của ông Tập Cận Bình nhằm dừng chương trình hạt nhân của Triều Tiên. Các cuộc tranh chấp tài nguyên hải sản và dầu khí ở vùng biển ngoài khơi Trung Quốc có thể làm gián đoạn các hoạt động giao thương giữa các cường quốc châu Á, khu vực hiện đang là “đầu máy” tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Tháng trước, Tổng thống Mỹ Barack Obama khẳng định mặc dù nước này sẽ cắt giảm ngân sách nhưng điều đó sẽ không ảnh hưởng tới chiến lược lấy châu Á làm “trọng tâm”. Mỹ sẽ chi tiền cho các vũ khí đặt ở Nhật Bản và Hàn Quốc đồng thời thực hiện điều động luân phiên lính thủy đánh bộ tới Australia và củng cố năng lực hải quân của Philippines.

Năng lực của Mỹ ở châu Á bi nghi ngờ

Theo nhà nghiên cứu Termsak Chalermpalanupap của Viện nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore,“mối lo ngại chính của các quốc gia trong khu vực là liệu Mỹ có thể duy trì được sự tái cân bằng” ở châu Á hay không. Ông cho rằng “miễn là Mỹ giúp duy trì vai trò của luật pháp” thì sự tập trung lớn hơn của Mỹ vào khu vực này sẽ được hoan nghênh.

Nhà Trắng cũng nhấn mạnh sẽ hợp tác với Trung Quốc bất kể hai nước bất đồng về mức độ ứng phó với các vụ thử hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên, chương trình vũ khí của Iran và cuộc nội chiến ở Syria. Chính quyền Mỹ cũng liên tục cáo buộc Trung Quốc đã chỉ đạo các vụ tấn công mạng nhằm lấy trộm bí mật quân sự và bí mật thương mại của Mỹ.

Tổng thống Obama “cam kết mạnh mẽ xây dựng một mối quan hệ với sự hợp tác ở cấp cao hơn và sự tin cậy lẫn nhau lớn hơn, đồng thời giải quyết bất kì sự khác biệt hay bất đồng nào giữa hai bên”, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Tom Donilon nói với ông Tập tại Bắc Kinh hôm 27/5.

Ông Hagel cho biết ở Singapore, ông sẽ thảo luận về sự cần thiết phải có các biện pháp an ninh mạng tốt hơn và có kế hoạch hội đàm với các quan chức Trung Quốc ở cấp thấp hơn. Ông không trực tiếp cáo buộc Trung Quốc dùng gián điệp mạng mà chỉ nói rằng: “rất khó chứng minh rằng các vụ tấn công được chỉ đạo bởi một thể chế cụ thể nào nhưng chúng tôi biết chúng bắt nguồn từ đâu”, ông Hagel nói.

Hôm 21/5, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho biết Mỹ không có bằng chứng cụ thể rằng Trung Quốc đứng đằng sau các cuộc tấn công mạng và kêu gọi hai nước duy trì mối quan hệ tốt đẹp. Trong cuộc gặp gỡ diễn ra vào ngày 27/5, ông Tập đã nói với ông Donilon rằng mối quan hệ Mỹ - Trung đang ở “thời điểm quan trọng để tiến tới thành công và mở ra những lĩnh vực mới cho tương lai”.

Ông Hagel cho biết ông đã mời người đồng nhiệm Trung Quốc tới  thăm Washington vào tháng 8 tới.

Thích Kiến Quốc, Phó tổng tham mưu của Quân đội giải phóng nhân dân, sẽ dẫn đầu phải đoàn của Trung Quốc tham gia Đối thoại Shangri-La do Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế ở Singapore chủ trì.

Trung Quốc: Tuyên bố chủ quyền của các nước Đông Nam Á về Biển Đông là “vô lí”?

Theo giáo sư Ni Lexiong, chuyên gia về các vấn đề quân sự và ngoại giao quốc tế của Đại học khoa học chính trị và Luật Thượng Hải, tuyên bố chủ quyền của các nước láng giềng Trung Quốc về Biển Đông là “vô lí” bởi lẽ các nước này muốn tiếp cận nguồn tài nguyên dầu mỏ của vùng biển này.

“Nếu Trung Quốc không lấy lại lãnh thổ của mình thì sức ép trong nước sẽ rất mạnh mẽ”, chuyên gia Ni nói.

Tại diễn đàn ở Singapore, ông Hagel sẽ chứng minh rằng chiến lược lấy châu Á làm “trọng tâm” của Mỹ sẽ được duy trì. Năm nay, Lầu Năm Góc đã cắt giảm khoảng 37 tỷ USD và dự kiến sẽ cắt giảm 500 tỷ USD cho 9 năm tiếp theo – hậu quả của chế độ cắt ngân sách tự động để giảm thâm hụt.

Theo Đại tá James Barker của quân đội Mỹ, vào tháng tới, lần đầu tiên Tư lệnh Thái Bình Dương sẽ tập trận chung với Indonesia và Mỹ cũng sẽ đầu tư lâu dài cho các cuộc tập trận chung với Malaysia.

Mặc dù Mỹ sẽ tăng cường tập trận chung với các nước đồng minh nhưng không phải tất cả các cuộc tập trận đó sẽ “đều có qui mô lớn”.

“Trong một số trường hợp, chúng tôi sẽ phải giảm bớt số binh sĩ tham gia vào các cuộc tập trận”, ông Barker nói.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ có mối liên hệ sâu sắc với châu Á. Cha ông đã từng chiến đấu ở Thái Bnfh Dương trong Chiến tranh thế giới lần II. Là cựu binh đầu tiên trở thành lãnh đạo Lầu Năm Góc, ông Hagel đã từng tham chiến ở Việt Nam vào cuối những năm 1960 và về nước với sự hoài nghi về sức mạnh quân sự của nước Mỹ.

“Có một điều duy nhất mà chúng ta có thể đoán được về chiến tranh là chúng không thể dự đoán trước được”, ông Hagel nói tại Học viện quân sự Mỹ hôm 25/5.

Các cuộc đối đầu vì tài nguyên

Ông Hagel có 3 năm kinh nghiệm làm trong Hội đồng quản trị của Tập đoàn Chevron trước khi làm việc tại Lầu Năm Góc nên có thể kinh nghiệm đó sẽ giúp ông trong việc giải quyết các cuộc tranh chấp trên Biển Đông. Bên cạnh các ngư dân thì các công ty dầu khí cũng đứng ở tuyến đầu của các cuộc đối đầu trên vùng biển này.

Kể từ năm 2010 khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lúc đó ông Robert Gates cảnh báo về nạn hăm dọa trên Biển Đông, Trung Quốc đã cắt cáp tàu khảo sát của Việt Nam, đuổi một tàu khai thác dầu khí gần Philippines và xây giàn khoan nước sâu trên vùng biển này. Năm ngoái, Tập đoàn dầu khí quốc gia ngoài khơi Trung Quốc (CNOOC) đã mời thầu khai thác các lô dầu khí mà Việt Nam đã dành cho các công ty như Tập đoàn Exxon Mobil và OAO Gazprom.

Mỹ sẽ không
Người dân Philippines biểu tình phản đối Trung Quốc trong cuộc đối đầu hải quân về bãi cạn Scarborough hồi tháng 4/2012.

Hồi tháng 3, các tàu hải quân của Trung Quốc đã tới bãi ngầm James ngoài khơi Malaysia ở gần nơi các công ty dầu khí như Royal Dutch Shell Plc (RDSA) và Petroliam Nasional Bhd đang tiến hành khai thác. Tháng trước, Trung Quốc còn cấp phép cho các chuyến du lịch ra Hoàng Sa, quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Thông điệp rõ ràng từ Philippines

Tháng trước, Philippines đã phản đối Trung Quốc khi nước này điều tàu hải quân hộ tống một tàu đánh cá ở bãi cạn mà Manila đang kiểm soát sau khi Philippines để quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough rơi vào tay Trung Quốc hồi năm ngoái. Tuần trước, Tổng thống Philippines Benigno Aquino cam kết sẽ tăng chi tiêu để hiện đại hóa quân sự và cho biết con tàu tuần duyên thứ hai do Mỹ bán lại cho Philippines sẽ cập cảng nước này vào tháng Tám tới.

“Thông điệp của chúng tôi gửi tới thế giới là rất rõ ràng. Cái gì của chúng tôi sẽ luôn là của chúng tôi và chúng tôi có thể tự vệ và chiến đấu chống lại các mối đe dọa”, ông Aquino nói với Hải quân Philippines tại thành phố Cavite. Trong khi đó, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dung cũng tìm cách củng cố năng lực quốc phòng của nước mình. Trong chuyến thăm Nga vừa qua, ông đã gặp gỡ các thủy thủ Việt Nam đang được huấn luyện để vận hành một tàu ngầm lớp Kilo, một trong số 6 chiếc mà Việt Nam định mua từ Nga.

Theo Richard Bush, giám đốc Trung tâm nghiên cứu chính sách Đông Bắc Á của Học viện Brookings ở Washington,kế hoạch gặp gỡ Thủ tướng Việt Nam tại Singapore của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel có thể nhằm gửi một thông điệp tích cực tới khu vực này. Năm 2012, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khi đó Leon Panetta đã tới thăm Việt Nam.

“Ông ấy (Chuck Hagel) đã đúng khi khơi dậy năng lực và sự sẵn lòng của những kẻ thù cũ trong khu vực nhằm tiến tới hòa giải. Các đối thủ cũ của Mỹ ở châu Á cũng nên làm theo như vậy”, ông Richard Bush nói.

Tùng Lâm

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !