Mỹ sẽ không đồn trú lâu dài ở Philippines

Các quan chức Philippines đảm bảo rằng sự tăng cường hiện diện của quân đội Hoa Kỳ ở trong nước chỉ có ý nghĩa giúp Manila hiện đại hóa năng lực quân sự chứ không trở thành hoạt động đồn trú lâu dài tại nước này.

Trưởng nhóm đàm phán Philippines, ông Carlos Sorreta cho biết, vào thứ Tư (14/8) tới đây, các quan chức Manila và Washington sẽ mở các cuộc đàm phán để bàn về một thỏa thuận tăng cường sự hiện diện của quân đội Mỹ tại Philippines.

Hàng trăm lính Mỹ đã đóng quân tại Philippines kể từ sau các biến động ở miền nam nước này trong năm 2001, với mục đích chính là để huấn luyện chống khủng bố cho quân đội. Thỏa thuận mới giữa 2 quốc gia dự kiến sẽ làm tăng con số binh lính Mỹ và các thiết bị quân sự khác.

Tại một cuộc họp báo, Ngoại trưởng Albert del Rosario và Bộ trưởng Quốc phòng Voltaire Gazmin của Philippines cho biết họ sẽ tham gia vào quá trình đàm phán với Mỹ. Họ không đề cập đến Trung Quốc một cách trực tiếp nhưng đã nhiều lần nhấn mạnh các vấn đề đã xảy ra trong quá khứ và sự cần thiết phải nâng cấp quân đội để bảo vệ lãnh hải của họ ở Biển Đông, nơi mà Bắc Kinh tuyên bố "chủ quyền" hầu như toàn bộ.

Mỹ sẽ không đồn trú lâu dài ở Philippines - ảnh 1
Tàu ngầm USS Olympia của Mỹ neo đậu ở cảng Subic, Philippines

“Các nước trong cần phải hiểu rằng sự kiên định của chúng tôi là vì hòa bình”, Ngoại trưởng Del Rosario nói, “Nhưng chúng tôi sẵn sàng khai thác mọi nguồn lực, kêu gọi tất cả các liên minh, làm những gì cần thiết để bảo vệ đất nước và an toàn cho người dân của chúng tôi”.

Bộ trưởng Quốc phòng Gazmin cho biết sự tăng cường hiện diện của Mỹ sẽ không lâu dài và sẽ tuân thủ hiến pháp Philippines ( hiến pháp nước này cấm quân đội nước ngoài đồn trú). Hoạt động này cũng nhằm tăng thêm nguồn lực và đào tạo để ứng phó với thiên tai ở quốc gia thường xuyên bị tàn phá bởi bão và động đất.

Sự hiện diện của quân đội nước ngoài là một vấn đề nhạy cảm ở Philippines. Thượng viện Philippines đã bỏ phiếu vào năm 1991 để đóng cửa các căn cứ lớn của Mỹ tại Subic và Clark, gần Manila. Vào năm 1999, quốc hội nước này phê chuẩn một hiệp ước với Mỹ cho phép các hoạt động đồn trú tạm thời của lực lượng Mỹ, mở đường cho hàng trăm lính Mỹ thực hiện các cuộc tập trận chung với quân đội Philippines. Mỹ cũng đào tạo quân đội Philippines trong các cuộc chiến chống các phiến quân có liên kết với tổ chức khủng bố al-Qaeda ở phía nam.

Căng thẳng lãnh thổ âm ỉ ở Biển Đông đã khiến Philippines chuyển trọng tâm bảo vệ biên giới sang bảo vệ lãnh hải. Năm ngoái, Trung Quốc đã nắm quyền kiểm soát bãi cạn Scaborough ở phía tây bắc Philippines, nơi mà Manila khẳng định nó nằm trong giới hạn 200 hải lý (vùng đặc quyền kinh tế). Trung Quốc cũng đã yêu cầu Philippines rút khỏi khu vực phía nam, gần Đá Vành Khăn, nơi quân đội Trung Quốc chiếm đóng vào năm 1995 bất chấp các cuộc biểu tình phản đối mạnh mẽ ở Manila.

Mỹ cho biết nước này không tham gia vào các tranh chấp nhưng đã ủng hộ cách tiếp cận của Philippines khi tìm kiếm trọng tài của Liên Hiệp Quốc và một thỏa thuận khu vực rộng lớn hơn. Trung Quốc đã chỉ trích Philippines làm leo thang tranh chấp và cảnh báo sẽ chống lại bất kỳ sự can thiệp nào của bên ngoài. Một số nước láng giềng của Trung Quốc đã được cảnh báo về sự quyết đoán gần đây của Bắc Kinh trong tuyên bố chủ quyền một khu vực rộng lớn ở Biển Đông.

Mong muốn của Manila để củng cố quốc phòng đối ngoại và an ninh đã khớp với chính sách “Trục châu Á” của Washington sau nhiều năm tham chiến ở Trung Đông. Mỹ đã mở rộng và tăng cường các mối quan hệ liên minh chặt chẽ hơn về cả kinh tế lẫn quân sự với các nước có hoàn cảnh giống Philippines, một phần là do sự đối trọng với những ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc.

Việc tái thiết các lực lượng Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương cũng liên quan đến hoạt động triển khai 2.500 thủy quân lục chiến Mỹ ở miền bắc Australia và các căn cứ đồn trú của tàu chiến Mỹ ở Singapore.

Ông Gazmin đã khẳng định rằng Mỹ sẽ chỉ được phép có mặt tại các căn cứ quân đội Philippines hiện có. Hai bên sẽ phải thương lượng về thời gian của mọi thỏa thuận thêm quân, máy bay, tàu và các thiết bị quân sự khác của Mỹ. 

Phan Sương

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !