Mỹ quan ngại về sự cố máy bay tuần tra bị Su-35 Nga "áp sát" nguy hiểm
Tiêm kích Su-35 của Nga. Ảnh: RIA. |
Trước đó, hôm 16/4, theo thông cáo của Hạm đội 6 Hải quân Hoa Kỳ, một máy bay chiến đấu Su-35 của Nga đã bay cách 25 feet (khoảng 8 m) phía trước một máy bay trinh sát P-8A Poseidon của Mỹ. Vụ việc xảy ra vào ngày 15/4 trên không phận quốc tế ở Biển Địa Trung Hải.
“Chiếc máy bay P-8A Poseidon của Mỹ khi đang bay trên không phận quốc tế ở khu vực Địa Trung hải, đã bị một máy bay chiến đấu Su-35 bay chặn. Chúng tôi xác định đây là vụ việc không an toàn, bởi vì tiêm kích Su-35 đã bay với tốc độ cao ở tư thế lộn ngược ở khoảng cách 25 feet ngay trước chiếc chiến đấu của Mỹ đang thực hiện nhiệm vụ. Do đó, hành động này nguy cơ gây rủi ro cao cho phi công”, thông báo cho biết.
Hạm đội 6 đã gọi hành động của các phi công Nga là “vô trách nhiệm” và kêu gọi Nga hành xử theo các tiêu chuẩn quốc tế được thiết lập để đảm bảo an toàn và ngăn ngừa sự cố.
Bình luận về vụ việc này Tướng Wolters phát biểu trong một cuộc họp cho biết: “Điều này rõ ràng là rất khó chịu, tôi không thể tưởng tượng được việc này sẽ xảy ra. Tôi đã xem qua video và nhận thấy ý định của phi công Nga. Theo tôi hành động này thể hiện sự không chuyên nghiệp hơn là cố ý. Hiện chúng tôi đang tiếp tục điều tra và làm rõ vụ việc”.
Cũng theo ông Wolters, hành động này của phi công Nga đã bắt đầu nổ ra cuộc tranh luận với chính quyền Nga để làm rõ sự không hài lòng của chúng tôi với sự kiện này.
Ngoài ra, thông cáo Hạm đội 6 khẳng định chiếc máy bay của Mỹ đã hành động theo đúng luật pháp quốc tế và “không khiêu khích các máy bay của Nga”.
Về phía mình, Bộ Quốc phòng Nga chưa đưa ra bình luận gì về những tuyên bố này. Trước đây, Nga đã nhiều lần tuyên bố rằng tất cả các chuyến bay của Lực lượng Không quân Vũ trụ Nga (VKS) đã và đang được thực hiện theo các quy tắc quốc tế về việc sử dụng không phận trên vùng biển trung lập và không vi phạm biên giới các quốc gia khác.
Su-35 được phát triển từ tiêm kích chiếm ưu thế trên không Su-27 (NATO định danh: Flanker), vốn được thiết kế nhằm đối đầu với tiêm kích chủ lực F-15 Eagle của Mỹ. Su-35 được trang bị động cơ đẩy véc tơ 3 chiều Saturn AL-41F1S, có lực đẩy đến 14,5 tấn. Do lực đẩy tương đối mạnh, cùng với thiết kế tổng thể tuyệt vời của Su-35, giúp phi công có thể bay theo kiểu “lá vàng rơi” hay “rắn hổ mang”, hoặc vòng lượn cực hẹp; tạo ưu thế trong chiến đấu quần vòng cũng như khả năng cơ động tránh tên lửa.