Mỹ lập căn cứ ở Australia để bao vây Trung Quốc?
Mỹ lập căn cứ ở Australia để bao vây Trung Quốc?
“Bắc Kinh đang đi quá giới hạn, Hoa Kỳ cần hành động”
Gây hấn khắp nơi, Trung Quốc đang tự cô lập mình
Tàu Mỹ xuất hiện ngày càng nhiều tại khu vực châu Á Thái Bình Dương (Ảnh: AFP) |
Ông Tôn Triết, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu quan hệ Trung-Mỹ tại Đại học Thanh Hoa cho biết: “Tất nhiên điều này sẽ phá hỏng bầu không khí quan hệ giữa 2 nước. Tại Trung Quốc, điều này được hiểu là một động thái nhằm bao vây Trung Quốc”.
Nhưng các nhà phân tích Trung Quốc cho biết, Úc có thể có được lợi ích về kinh tế, còn Mỹ sẽ bị hạn chế bởi các vấn đề ngân sách của mình.
Các nhà phân tích Trung Quốc xem xét các vấn đề chiến lược khu vực thông qua việc quan sát nhà lãnh đạo Mỹ “tái cân bằng” hoặc thay đổi “trục” chiến lược tại châu Á.
Nhiều nhà phân tích quân sự và dân sự đưa ra cảnh báo cho các quốc gia, bao gồm Philippines, Việt Nam, Nhật sẽ lôi kéo Mỹ vào cuộc tranh chấp với Trung Quốc.
Trong lần “trở lại châu Á” này của Mỹ, vai trò của Úc là câu hỏi hàng đầu của các nhà lãnh đạo Trung Quốc, khiến họ đến thăm Úc trong năm nay.
Biên tâp viên của tạp chí Naval and Merchant Ships thì cho biết, sau khi cân nhắc vấn đề chống lại việc xuất khẩu tài nguyên mà Úc đã từng gặp phải thì có thể Úc xem xét lại vấn đề ở Perth. Trung Quốc sẽ cắt giảm thương mại với Úc nếu Úc tham gia cùng Mỹ “can thiệp” vào những tranh chấp tại biển Đông
Trung Quốc công bố thăm dò dầu khí gây tranh cãi tại biển Đông
Bắc Kinh thì tuyên bố chủ quyền tại hầu như tất cả biển Đông, nơi được đánh giá có trữ lượng dầu khí lớn. Với một quốc gia có nhu cầu khổng lồ về năng lượng như Trung Quốc, nước này có thể sẽ sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để đạt được mục đích của mình tại vùng biển này.
Đầu tiên là tấn công ngoại giao, tiếp đến là quân sự.
Đồng minh thân cận của Trung Quốc tại Đông Nam Á là Campuchia đã cố gắng không đưa biển Đông vào chương trình nghị sự của ASEAN.
Về quân sự, Trung Quốc đã phê duyệt thành lập một đơn vị đồn trú quân sự, nằm ở “thành phố Tam Sa” tại quần đảo Hoàng Sa.
Hiện tại, Trung Quốc đang mở cuộc tấn công thứ ba – gọi thầu các lô dầu khí tại vùng biển của Việt Nam.
Tập đoàn Dầu khí ngoài khơi Trung Quốc (China National Offshore Oil Corp-CNOOC) hồi tháng 6 đã mời thầu các công ty nước ngoài đến vùng biển của Việt Nam thăm dò khai thác dầu khí.
Theo báo cáo của BP, vùng biển Đông có trữ lượng từ 28 tỉ đến 213 tỉ thùng dầu, và 3.790 tỉ mét khối khí.
Gần đây, Trung Quốc đã đưa giàn khoan nước sâu đến gần Hồng Kông, và có khả năng giàn khoan này đang di chuyển xuống phía Nam, đến những vùng biển sâu hơn tại biển Đông.
Tuy nhiên, các nhà phân tích tin rằng Bắc Kinh muốn tránh một cuộc xung đột, đặc biệt là nếu việc này làm tăng khả năng can thiệp của Mỹ vào cuộc tranh chấp tại biển Đông.
Hòa Phong
(Tổng hợp)