Mỹ không nên tới châu Á “kiếm chác”

Trong lúc Mỹ khẳng định sẽ thực thi chiến lược “Trục châu Á” và coi đây là khu vực quan trọng của chính sách ngoại giao nước này, tờ Jakarta Post (Indonesia) nhận định rằng sự hiện diện của Mỹ ở khu vực là cần thiết nhưng châu Á – Thái Bình Dương không phải là nơi cho người Mỹ “kiếm chác”.

Đó là vào năm 1957. Chiếc máy bay chở hai đặc vụ CIA James D. Haase và Tony Poe vừa mới hạ cánh xuống một Hồ Singkarak ở Tây Sumatra thực hiện nhiệm vụ trợ giúp một nhóm nổi dậy có vũ trang chống lại chính quyền Jakarta.

Nhưng hai đặc vụ này bắt đầu hoảng hốt vì không thấy nhóm nổi dậy và vũ khí nào như lời hứa của đầu mối Indonesia. Nhiều năm sau đó, khi nhắc lại câu chuyện này, đặc vụ Poe bình luận đầy cay đắng: “Chúng ta tới đó làm cái quái gì chứ?”

Theo Jakarta Post, mỗi khi xem xét về sự can thiệp của Mỹ ở châu Á, dư luận nên nhớ tới câu hỏi trên của Poe.

Mỹ không nên tới châu Á “kiếm chác” - ảnh 1
Năm 2011, chính quyền Obama tuyên bố thực thi chiến lược “Trục châu Á”.

Trong quá khứ, câu trả lời cho câu hỏi của Poe có vẻ rất rõ ràng.

Ở Triều Tiên năm 1950, quân đội Mỹ có mặt để ngăn chặn sự xâm lấn của chủ nghĩa cộng sản. Từ năm 1954, ở Việt Nam quân đội Mỹ cũng có mục tiêu tương tự và sau đó một cuộc chiến tranh toàn diện nổ ra với kết quả cuối cùng quân Mỹ bị đánh bại vào năm 1973.

Về kế hoạch can thiệp vào Indonesia của Mỹ năm 1957, Tổng thống Mỹ Dwight Eisenhower khi đó đặt mục tiêu chia cắt Java và Sumatra để ngăn chặn Đảng Cộng sản Indonesia mở rộng tầm ảnh hưởng của mình. Tuy nhiên, lịch sử cho thấy kế hoạch này của Mỹ đã thất bại.

Với những chứng cứ lịch sử như vậy, có thể hiểu tại sao nhiều quốc gia châu Á tỏ ra nghi ngờ ý đồ của Mỹ khi Tổng thống Barack Obama thông báo năm 2011 rằng Mỹ sẽ quay trở lại khu vực, thực thi chiến lược “Trục châu Á”.  

Chính quyền Obama hết tuyên bố tái điều chuyển lực lượng quân sự từ vùng Đại Tây Dương sang khu vực Indo – Thái Bình Dương lại khẳng định sẽ tăng cường hợp tác an ninh với các đồng minh và đối tác truyền thống. Nhưng dù cho Mỹ dùng những lí lẽ gì đi nữa, dư luận đều hiểu rằng chiến lược “Trục châu Á” của chính quyền Obama có mục tiêu trước tiên và trên hết là nhằm kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Chưa đầy 2 năm sau khi tuyên bố chiến lược “Trục châu Á”, không chỉ có chính sách về châu Á mà toàn bộ chính sách ngoại giao của chính quyền Mỹ đều gặp trục trặc. Vừa qua, vai trò của Tổng thống Nga Vladimir Putin trở nên nổi bật trong cuộc khủng hoảng Syria và Tổng thống Obama cùng Tổng thống Iran đã có cuộc hội đàm 15 phút qua điện thoại hết sức thân thiện. Những diễn biến mới này cho thấy chính sách ngoại giao của Mỹ đang đi theo một khung hành động mới.   

Tuần trước, tờ Diễn đàn Người đưa tin quốc tế (International Herald Tribune) có 2 bài báo chỉ trích học thuyết của Obama và đặt câu hỏi phải chăng Hoa Kỳ đã mất đi “câu thần chú” đầy quyền lực nhờ vào vị thế siêu cường duy nhất trên thế giới của nước này.

Trên tờ Thời báo New York (New York Times), tác giả David E. Sanger cho rằng Tổng thống Obama đang vật lộn với câu hỏi liệu nước Mỹ có còn muốn đóng tiếp vai trò “người cảnh sát” của thế giới nữa hay không. Trong cuốn sách “Đập vỡ chiếc khuôn tạo dựng chính sách ngoại giao của Mỹ”, cựu Phó chủ tịch CIA Graham Fuller hoan nghênh cái mà ông mô tả là con đường xây dựng chính sách ngoại giao Mỹ theo tư tưởng mới, tiến bộ.

Tổng thống Obama đã âm thầm gác chiến lược “Trục châu Á” sang một bên. Trong bài phát biểu của mình trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vào tuần trước, ông tuyên bố từ giờ đến hết nhiệm kỳ vào năm 2016, ông sẽ tập trung vào các giải pháp ngoại giao cho chương trình vũ khí hạt nhân của Iran và tìm kiếm hòa bình cho Israel và Palestine.

Thông điệp từ bài phát biểu của ông Obama tại Liên Hợp Quốc là chính quyền Mỹ đang thực thi chính sách ngoại giao ôn hòa. Dù các nhà bình luận có nói gì đi nữa, điều đó cũng cho thấy những hạn chế về tầm ảnh hưởng của Mỹ trên toàn cầu.

Mỹ không nên tới châu Á “kiếm chác” - ảnh 2
Tại Hội nghị thượng đỉnh APEC vừa qua, Tổng thống Mỹ Barack Obama không có mặt và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tận dụng cơ hội để quảng bá về nước này.

Fuller đã đúng khi cho rằng những nền tảng cho chính sách ngoại giao của Washington trong các thập kỷ trước đang bị vỡ vụn dần. Trước đây, nước Mỹ từng “ung dung” hưởng thụ những ưu đãi từ vị thế siêu cường của mình như sự ngoại lệ, quyền hành động đơn phương, vị thế “người cảnh sát toàn cầu”, nhà rao giảng đạo đức, vị thế thống trị toàn cầu và kiến trúc sư của trật tự thế giới.

Trong khi cán cân quyền lực thế giới đang thay đổi nhanh chóng thì các nhà làm chính sách ngoại giao của Mỹ vẫn giữ nguyên tâm thế của kẻ chiến thắng mà họ có được từ sau Chiến tranh lạnh. Nga và Trung Quốc đang trỗi dậy, mặc dù không mạnh bằng Mỹ, nhưng họ vẫn mong muốn có một vai trò lớn hơn trong việc xây dựng trật tự thế giới mới.  

Những khó khăn trong nước buộc Washington phải chấp nhận thực tế này và Tổng thống Obama không thể tiến hành thêm một cuộc chiến tranh tốn kém và vô nghĩa nào nữa. Ông Obama đã không chỉ một lần thừa nhận điều này khi khẳng định rằng chính các vấn đề trong nước mới là quan trọng nhất đối với người Mỹ chứ không phải tình hình Iraq hay Afghanistan.

Cuộc suy thoái kinh tế năm 2008 đã “rút cạn sức lực” của quân đội Mỹ. Và tình trạng chính phủ Mỹ đóng cửa trong tháng này cũng khiến vấn đề càng nghiêm trọng hơn.

Trong bối cảnh tình hình nước Mỹ thay đổi và Tổng thống Obama cũng dành những ưu tiên mới trong chính sách ngoại giao, nước Mỹ sẽ cần phải có chính sách châu Á mới. Chính sách đó sẽ phải tính đến các lợi ích an ninh chiến lược của Mỹ, của các đồng minh và bạn bè trong khu vực nhưng cũng phải là chính sách đặt các giải pháp ngoại giao lên hàng đầu chứ không phải các giải pháp quân sự.  

Ai cũng hiểu “vấn đề Trung Quốc” nhưng đối với mọi quốc gia trong khu vực châu Á, Trung Quốc cũng là đối tác thương mại lớn nhất. Trong lúc các quốc gia khác đang điều chỉnh chính sách ngoại giao của mình sao cho phù hợp với thực tế này thì Hoa Kỳ cũng nên làm như vậy.

Khi xây dựng chính sách châu Á của  mình, Hoa Kỳ nên sáng tạo hơn, sử dụng nhiều quyền lực mềm hơn quyền lực cứng để có thể giành được tình cảm và sự tin tưởng của các bạn bè ở châu Á.

Có hơn 1001 lí do tại sao Hoa Kỳ có thể và phải là một phần của Thế kỷ châu Á và mặc dù sự hiện diện của Hạm đội 7 và lính thủy đánh bộ Mỹ vẫn là điều cần thiết nhưng đây không phải là khu vực để người Mỹ tới “kiếm chác”.

Tùng Lâm

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !