Mỹ "khoe" có thể dễ dàng đánh chặn “sát thủ tàu sân bay” DF-21D Trung Quốc
Năm 1967, Liên Xô viện trợ tên lửa P-15 Termit gắn trên các tàu tên lửa lớp Komar cho Ai Cập để sử dụng để chống lại Israel. Ngay từ đợt tấn công đầu tiên, 2 tàu Komar của Ai Cập (mỗi chiếc có lượng choán nước 67 tấn) đã tấn công nhanh và đánh chìm khu trục hạm Eilat (choán nước 2.500 tấn) của Israel với ba quả trúng mục tiêu. Đây là một mốc quan trọng của chiến tranh hải quân hiện đại, lần đầu tiên các tên lửa chống hạm chứng minh được tiềm năng của chúng. Với tên lửa chống hạm, các tàu có kích thước rất nhỏ vẫn có thể đánh chìm những tàu chiến lớn gấp hàng chục lần, từ cự ly hàng trăm km.
Liên Xô là quốc gia đầu tiên phát triển thành công tên lửa chống hạm. Nguồn: Sohu |
Sau đó, các thế hệ tên lửa chống hạm tiếp theo không ngừng được chế tạo, do các tên lửa chống hạm có quỹ đạo bay thấp với tốc độ cận âm hay siêu âm, được dẫn đường và phát hiện mục tiêu bằng hệ thống kết hợp giữa hệ dẫn quán tính với radar/ hồng ngoại/ quang hình, nên các hệ thống phòng không ban đầu rất khó để phòng ngự trước tên lửa này.
Trung Quốc cũng không nằm ngoài xu hướng này, từ cuối thập kỷ 60 Bắc Kinh bắt đầu dự án nghiên cứu chế tạo tên lửa chống tàu DF-21, tuy nhiên phải đến năm 2006 Trung Quốc mới chế tạo thành công tên lửa DF-21C, đây là bản cải tiến của DF-21. Tên lửa DF-21C có thiết kế tương tự với tên lửa Pershing II của Mỹ, sau này căn cứ theo nhu cầu tác chiến chống tàu sân bay, Trung Quốc nâng cấp DF-21C thành phiên bản mới DF-21D.
Nguyên lý tấn công của tên lửa DF-21D trên thực tế chính là sử dụng nguyên lý tấn công của tên lửa Pershing II do Mỹ chế tạo. Đầu đạn nguyên bản của tên lửa này không được trang bị khả năng theo dõi mục tiêu, khả năng chủ động khống chế bay, do đó khả năng tấn công chính xác của tên lửa này tương đối thấp, quỹ đạo bay cũng không linh hoạt, do vậy về tổng thể mà nói, nó tương đối dễ đánh chặn.
DF-21D của Trung Quốc liệu có thể tiêu diệt được tàu sân bay như quảng bá của nước này không? Nguồn: Sohu |
Một điều đáng chú ý nữa đó là, DF-21D sử dụng phương pháp dẫn hướng hồng ngoại, để tránh việc nhiệt độ cao tỏa ra ngoài qua cửa sổ quang học của hệ thống quang học hồng ngoại thì bản thân đầu đạn đã hạn chế rất nhiều về thể tích, hình thức làm mát, do vậy tốc độ của DF-21D trong giai đoạn cuối chỉ có thể từng bước giảm đi. Điều này cũng có nghĩa là trừ khi thiết kế khống chế tốc độ giai đoạn cuối đạt được đột phá lớn thì DF-21D mới có thể trở nên khó đánh chặn hơn DF-21C và Pershing II.
Mặc dù các tên lửa chống hạm của Trung Quốc không ngừng được xem xét mở rộng góc tấn công để nó trở nên khó bị đánh chặn hơn, tuy nhiên, với tốc độ chậm thì các hệ thống phòng không trên tàu hoàn toàn có thời gian tính toán góc tấn công của các tên lửa này sau đó tiến hanh đánh chặn. Mỹ là quốc gia đi đầu trong kỹ thuật chống tên lửa, ngay từ những năm 1970 Mỹ đã tiến hành nghiên cứu hệ thống đánh chặn tên lửa để đối phó các tên lửa chống hạm của Liên Xô.
Hệ thống chiến đấu Aegis của Mỹ hoàn toàn có khả năng tiêu diệt DF-21D. Nguồn: Sohu |
Năm 1987, Mỹ lần đầu tiên đưa hệ thống chiến đấu Aegis lên tuần dương hạm Ticonderago để chiến đấu và nó ngày càng phát huy ưu thế đánh chặn mạnh mẽ. Các tên lửa chống hạm đã hoàn toàn bị hệ thống này vô hiệu hóa, thậm chí là tên lửa DF-21D của Trung Quốc hiện nay. Tuy nhiên, các hệ thống đánh chặn mạnh nhất của Mỹ lại là các hệ thống bố trí trên đất liền.
Theo tiết lộ của quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ, các hệ thống phòng không mặt đất của Mỹ từ lâu đã được trang bị khả năng đánh chặn tên lửa DF-21C, Pershing II, thậm chí còn sớm hơn hàng chục năm khi mà Trung Quốc bắt đầu thử nghiệm DF-21D.