Mỹ đóng cửa hơn 1.000 trường công lập
Trường tiểu học Davis nằm tại vùng nghèo nhất của miền nam Washington chỉ có 178 học sinh học tập trong một tòa nhà 69 tuổi có thể chứa đến 450 học sinh. Cách đó 3 dặm, quỹ KIPP với số tiền 30 triệu USD đã xây dựng một trường học mới và tiếp nhận 1.050 học sinh bao gồm trẻ sơ sinh và các lứa tuổi lớn hơn. Danh sách chờ đợi để được vào trường này còn khoảng gần 2.000 học sinh.
Nhiều học sinh được hưởng quyền lợi từ các trường công ở quận Davis đang bắt đầu chuyển qua học các trường học được xây dựng từ quỹ KIPP, một tổ chức phi lợi nhuận của Mỹ. Sự thay đổi này đã tăng danh sách các trường sắp đóng cửa ở địa phương này lên đến 20 trường.
Cuộc biểu tình ở Chicago, Mỹ phản đối kế hoạch đóng cửa các trường phổ thông công lập tại đây. |
Việc đóng cửa các trường học không hiệu quả khá đáng buồn, nhưng nó thực sự có ích cho quận Davis có thể “cải thiện chất lượng dịch vụ mà họ đưa đến cho các học sinh”, Hiệu trưởng một trường học ở Davis, ông Kaya Henderson cho biết trong một buổi gặp gỡ với phụ huynh, giáo viên và học sinh có nguyện vọng giữ lại trường học.
Tình cảnh này đang diễn ra khắp nơi ở trên nước Mỹ như Tucson, Ariz, Chicago hay Philadelphia, nơi mà hệ thống trường phổ thông nằm trong kế hoạch đóng cửa các trường có hoạt động yếu kém. Đó là do sự tác động bởi quyết định cắt giảm các trường phổ thông công lập của chính quyền ông Obama và sự cạnh tranh từ các trường công lập có đóng góp học phí được chạy bởi các nhóm, quỹ độc lập tại Mỹ.
Theo số liệu thống kê mà tờ Wall Street Journal tổng hợp từ Trung tâm quốc gia thống kê giáo dục của Mỹ cho biết, có 1.069 trường phổ thông công lập đã bị đóng cửa trong suốt năm học 2010 – 2011 khiến 280.000 học sinh bị ảnh hưởng.
Con số này đã tăng hơn 717 trường học bị đóng cửa đã gây ảnh hưởng cho 193.000 học sinh so với năm 2000-2001, ngoại trừ các trường dành cho học sinh đặc biệt.
Thậm chí các trường tư thục cũng không hẳn là ngoại lệ trong kế hoạch nâng cao chất lượng giáo dục lần này ở Mỹ. Đã có 128 trường tư thục bị đóng cửa, nhiều hơn con số 44 trường của năm 2000-2001.
Trong tuần qua, Hiệp hội quốc gia các trường tư thục, một tổ chức phi lợi nhuận đại diện cho chính phủ và một số đơn vị khác đã đưa ra một số điều lệ mới cho các trường dạng này, kêu gọi đóng cửa hàng trăm trường học có đóng phí hoạt động nghèo nàn và dưới mức tiêu chuẩn quốc gia trong việc phát triển học sinh. Tổ chức này cho biết có ít nhất 900 trên 6.000 trường học tư thục được nhận các khoản tài trợ cá nhân đã tham gia các vòng kiểm tra tại khu vực, chiếm 15% số lượng trường phổ thông tư thục trên toàn nước Mỹ.
“Chúng ta không tiến hành việc này để tạo ra các trường học tồi tệ hơn”, ông Greg Richmond, chủ tịch hiệp hội cho biết, “chúng ta muốn tạo ra các trường phổ thông tư thục phát triển hơn và mạnh mẽ hơn trong đào tạo giáo dục”.
Nhiều ý kiến cho rằng việc đóng cửa các trường học yếu kém là một sự phát triển tự nhiên trong môi trường cạnh tranh với nhiều trường học hiện nay, một số người cho rằng cần phải tạo ra một nguồn lực cạnh tranh công bằng giữa các trường. Trong khí đó, nhiều phụ huynh cảm thấy lo lắng rằng việc này sẽ khiến con em họ phải đi học xa hơn hay học hành yếu kém hơn mặc dù họ biết trường mà con em mình đang học không còn phát triển và thiếu sự đầu tư.
“Trừ khi họ tạo ra một nơi tốt hơn cho con cái chúng tôi, ngoài ra thì chúng tôi không thấy có lý do gì để phải đóng cửa”, Tubrook Livingston, Hội trưởng hội phụ huynh của trường tiểu học Davis cho biết.
Tin đồn sẽ đóng cửa khoảng hơn 100 trường học ở Chicago đã tạo ra một cuộc đình công của các giáo viên kéo dài trong hai tuần hồi tháng Chín và châm ngòi cho các cuộc biểu tình phản đối trên toàn thành phố này. Các quan chức thành phố đã phải vận động các nhà lập pháp vào tuần trước cho phép kéo dài việc xác định các trường sẽ phải đóng cửa. Các nhà lập pháp Mỹ đã chấp nhận việc kéo dài này và thống đốc các bang đã ký quyết định vào hôm thứ Sáu vừa qua. Các lãnh đạo của các trường học nói rằng họ sẽ thực hiện một lệnh cấm trong vòng 5 năm kể từ khi điều luật đóng cửa các trường học yếu kém được thực hiện vào năm tới.
Với nền kinh tế suy thoái hiện nay, cộng với việc phải giảm chi tiêu công, việc đóng cửa các trường học hoạt động yếu kém ở Mỹ là điều đương nhiên phải làm.
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Phó Tổng thống Joe Bidden tới thăm một trường mầm non ở Chicago trong chiến dịch vận động tranh cử của mình hồi tháng Chín. Ông và cộng sự đã đem lại một lời hứa đảm bảo các chế độ an sinh giáo dục tới người dân của mình. Tuy nhiên cho đến nay, suy thoái kinh tế không cho phép ông làm đúng lời hứa của mình. |
Các trường học tại Davis đã phải đầu tư khá tốn kém trong việc duy trì hoạt động. Trường tiểu học Davis đã phải chi khoảng 13.224 USD/ năm cho một học sinh, 32% trong số đó là trả lương cho giáo viên, phần còn lại là trợ cấp các khoản như trợ lý giảng, văn phòng điều hành và chăm sóc trường học. Trường tiểu học Langdon cạnh đó, với số lượng học sinh gấp đôi đã phải chi 9.900 USD/năm cho một học sinh, với 55% là chi cho lương giáo viên. “Chúng tôi biết rằng trường này là quá nhỏ và chi phí được chi ra không hiệu quả cho một trường nhỏ như vậy, nhưng chúng tôi có một điều tự hào là học sinh của chúng tôi đang đạt được những tiến bộ lớn”, hiểu trưởng trường tiểu học Davis, ông Riddlesprigger Maisha cho biết.
Từ năm 2009, các học sinh ở quận Davis tham gia một cuộc thử nghiệm trong việc đọc cho thấy khả năng đọc thành thào đã tăng lên gấp đôi ở mức 34% số học sinh, còn trình độ toán học tăng lên từ 22% lên 35% số học sinh. Ở trường tư thục KIPP gần đó, có 59% số học sinh tham gia thử nghiệm thành thao trong việc đọc và 75% thành thạo toán học các cấp độ.
Nichole Young, một phụ huynh sống trong khu vực các trường Davis sẽ gửi đứa con trai 4 tuổi của cô tới trường KIPP. “Tôi không có gì phàn nàn về trường Davis. Nhưng chúng tôi đã đến thăm KIPP và quan sát lũ trẻ ở trong lớp học. Chúng có vẻ rất vui vẻ học tập và nó đã thuyết phục được tôi đưa con tới trường này”.